Kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ - Đề tài Bé nghe kể chuyện cái mồm

I Yêu cầu:

- Hiểu nội dung câu chuyện, biết các nhân vật trong câu chuyện và tính cách của từng nhân vật.

- Khả năng chú ý và thể hiện cảm xúc, biết thể hiện ngữ giọng của từng nhân vật.

- GD cháu biết bảo vệ và giữ gìn, vệ sinh răng miệng.

II Chuẩn bị: Rối vẹt các nhân vật trong chuyện, tranh chuyện .

III Tổ chức hoạt động:

HĐ 1: Bé nghe kể chuyện

- Ổn định: Mẹ yêu không nào?

- Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về một bộ phận tren6 cơ thể giữ vai trò rất quan trọng trong sự sống của chúng ta, cô mời các bạn cùng nghe xem diễn biến câu chuyện Cái Mồm như thế nào nhé.

- Cô kể lần 1 + Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa.

- Nêu nội dung câu chuyện:

- Cô kể lần 2: Diễn rối vẹt. Kết hợp giải thích từ khó:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ - Đề tài Bé nghe kể chuyện cái mồm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Khám phá các bộ phận trên cơ thể. I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết từng bộ phận trên cơ thể, biết chức năng của từng bộ phận. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Biết quan tâm đến sức khỏe, bảo vệ cơ thể của mình. II/ Chuẩn bị: - Cô: Một số hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể. + Băng nhạc: bài “ Ồ sao bé không lắc, cái mũi” - Trẻ: Một số hình ảnh Cề từng bộ phận trên cơ thể III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Trò chuyện - Ổn định: Mở nhạc cho trẻ hát VĐ theo bài “ Cái mũi ”. Trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc - Trò chuyện: + Cho cháu thời gian để khám phá các bộ phận trên cơ thể trẻ + Gợi ý cho cháu kể tên các bộ phận kết hợp cô cho cháu gắn hình ảnh các bộ phận đó vào cơ thể. + Cho cháu xác dịnh lại bộ phận đó nằm ở vị trí nào trện cơ thể.? 2/ Hoạt động 2: Đàm thoại về Chức năng và cách bảo vệ cơ thể + Gợi hỏi trẻ: Đôi mắt để làm gì? Để bảo vệ đôi mắt ta phải làm gì? + Tương tự cho cháu nêu chức năng của mũi, miệng, tay chân . + Gd trẻ phảigiữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể để tránh các bệnh. 3/ Hoạt động 3: Luyện tập Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Cô chuẩn bị các bộ phận cơ thể rời và hình bạn trai bạn gái rỗng . Cháu gắn các chi tiết lên thật nhanh và đúng vị trí. 4/Hoạt động 4: Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát vận động bài “ Ồ sao bé không lắc” * Hoạt động nối tiếp: - HĐG: Trang trí gương mặt, vẽ chân dung bạn trai bạn gái. * Đánh giá: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Bé nghe kể chuyện CÁI MỒM I Yêu cầu: - Hiểu nội dung câu chuyện, biết các nhân vật trong câu chuyện và tính cách của từng nhân vật. - Khả năng chú ý và thể hiện cảm xúc, biết thể hiện ngữ giọng của từng nhân vật. - GD cháu biết bảo vệ và giữ gìn, vệ sinh răng miệng. II Chuẩn bị: Rối vẹt các nhân vật trong chuyện, tranh chuyện…. III Tổ chức hoạt động: HĐ 1: Bé nghe kể chuyện - Ổn định: Mẹ yêu không nào? - Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về một bộ phận tren6 cơ thể giữ vai trò rất quan trọng trong sự sống của chúng ta, cô mời các bạn cùng nghe xem diễn biến câu chuyện Cái Mồm như thế nào nhé. - Cô kể lần 1 + Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa. - Nêu nội dung câu chuyện: - Cô kể lần 2: Diễn rối vẹt. Kết hợp giải thích từ khó: HĐ 2 Đàm thoại: - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - => GD: - Kết thúc câu chuyện như thế nào? - Trong câu chuyên con thích nhân vật nào? Các con có thích chơi đóng kịch không? HĐ 3: Luyện tập Cho trẻ về nhóm và vẽ cái mồm với nhiều trạng thái: Cười, buồn, khóc, la, … Kết thúc: Nhận xét tiết học Hoạt động nối tiếp: Góc thư viện: Đưa tranh chuyện vào góc TV Góc TH: vẽ cái miệng. * Đánh giá: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ,ngày 7 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Âm nhạc - Dạy VĐ: Tôi bị ốm - Nghe hát: Thằng Tí sún - TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. I Yêu cầu: - Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu, rõ lời. Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung. - Biết thể hiện tình cảm qua bài hát, vận động sáng tạo và nhịp nhàng theo nhạc. - Biết Bảo vệ cơ thể để phòng tránh bệnh . II Chuẩn bị: 2 bức tranh: + Cháu bị đau đầu, đau bụng Dĩa nhạc, nhạc cụ các loại. III Tổ chức hoạt động: HĐ 1: Dạy hát: Tôi bị ốm Ổn định: Tc Đôi mắt. Cô cho trẻ xem tranh, gợi hỏi trẻ : + Trong tranh có những ai? + Tại sao các bạn bị bệnh? Giới thiệu: Bài hát Tôi bị ốm mà cô sắp dạy cho các con sau đây cũng thể hiện các chứng bệnh mà các con thường thấy.. -Cô cho trẻ nghe lần 1, minh họa Nội dung: bạn nhỏ trong bài hát cảm nhận về những cơn đau trên cơ thể và bạn đã xác dịnh được những triệu chứng đó là cơ thể bạn bị ốm rồi. Cô hát lần 2: Giải thích từ Ốm: Bệnh Cô mời cả lớp cùng hát theo cô 2 lần Gọi nhóm, cá nhân hát cô quan sát sửa sai cho cháu. HĐ 2: Nghe hát: Thằng Tí sán Giới thiệu tên bài hát + tác giả. Cô hát lần 1+ Minh họa Cô hát lần 2: gõ phách Đàm thoại: + Trong bài hát nói về nội dung gì? + tại sao bạn bị sáng rang? + Những loại thực phẩm nào tốt cho răng. GD cháu biết chăm sóc răng miệng. Cho cháu nghe máy và cảm nhận giai điệu bài hát HĐ 3: TC Nghe tiếng hát tìm đồ vật: Cô giới thiệu tên trò chơi.Nêu luật chơi và cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Kết thúc: Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp: Góc âm nhạc: biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật bạn * Đánh giá : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm ,ngày 8 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Tạo hình TRANG TRÍ GƯƠNG MẶT BẠN I. Yêu cầu : - Cháu biết rõ vị trí các chi tiết trên gương mặt (mắt, mũi, miệng…) - Biết sữ dụng các kỹ năng vẽ tô màu không lem ra ngoài. - Giáo dục cháu biết bảo quản và giữ gìn sản phẩm II. Chuẩn bị: - Hai tranh mẫu ( tranh 1 gương mặt hoàn chỉnh, tranh 2 gương mặt còn thiếu các chi tiết…). - Viết màu, giấy A4. - Băng nhạc: Bài “cái mũi ” III. Tiến hành: ● HĐ1: Ổn định, quan sát và đàm thoại về gương mặt: - Ổn định: Trò chơi “Con thỏ”. - Hôm qua bạn thỏ trắng có ghé thăm lớp mình và tặng cho lớp ta một bước tranh, các bạn có muốn xem bước tranh đó vẽ gì không nào? - Cô cho trẻ xem tranh 1 và hỏi: Bước tranh vẽ gì? (trẻ tự nêu) - Cho trẻ kết bạn khám phá các chi tiết trên gương mặt. Hỏi trẻ gương mặt trong tranh có các chi tiết gì? Có giống các chit tiết trên gương mặt của con không?Vị trí của mắt, mũi miệng, chân mày… -Cô đưa tranh 2 : Và hỏi trẻ :Trong tranh có gì? - Vậy đã hoàn chỉnh chưa? Các bạn thử nghĩ xem còn thiếu gì nè? (chân mày, mắt, miệng) - Cô giới thiệu hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn “Trang trí gương mặt bạn”. ● HĐ2: Vẽ mẫu: - Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại kỹ năng, trước tiên các bạn sẽ vẽ gì trước nè? Đầu tiên là chân mày, vậy để vẽ được chân mày chúng ta dùng kỹ năng gì để vẽ? Vậy còn mắt và miệng thì sao? - Cô vừa làm mẫu vừa gợi trẻ nêu kỹ năng. Cô cho trẻ mô phỏng lại các kỹ năng đó. - Sau khi vẽ xong gương mặt hoàn chỉnh các bạn sẽ làm gì? (tô màu) - Cô hỏi kỹ năng tô màu (tô từ ngoài vào trong) ● HĐ3: Cháu thực hiện: - Cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ thực hiện. - Khuyến khích động viên cháu vẽ ngồi ngay ngắn đúng tư thế. - Cô gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, tô nền… - Báo 5 phút hết giờ để trẻ hoàn tất sản phẩm. - Nhắc nhở vệ sinh. ● HĐ 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Gợi hỏi tên đề tài. - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn… - Bạn thấy sản phẩm nào đẹp? Vì sao đẹp? - Con thích sản phẩm của bạn nào? Tại sao? * Nhận xét – kết thúc ●HĐTT: Vào góc nghệ thuật vẽ chân dung bạn thân. Lưu ý:……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………...……….……………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Tạo hình VẼ CÁC CHI TIẾT CÒN THIẾU TRÊN TRANG PHỤC CỦA BÉ I. Yêu cầu : - Cháu biết rõ vị trí các chi tiết trên trang phục (tay áo, nơ, bâu áo, túi áo…) - Biết sữ dụng các kỹ năng vẽ tô màu không lem ra ngoài. - Giáo dục cháu biết bảo quản và giữ gìn sản phẩm II. Chuẩn bị: - Hai tranh mẫu (1 tranh trang phục đã hoàn chỉnh, 1 tranh còn thiếu các chi tiết…). - Viết màu, giấy A4. - Băng nhạc: Bài “Con cò bé bé” III. Tiến hành: ● HĐ1: Ổn định, quan sát và đàm thoại về trang phục: - Ổn định: Trò chơi “Đồng hồ”. - Thường ngày khi đến trường các bạn mặc trang phục gì? (đồng phục) Đồng phục của trường có màu gì? (trẻ tự nêu) - Bạn trai mặc gì? (áo thun, quần sọc) Vậy còn bạn gái thì sao? (váy đầm). - Bây giờ cô có một bức tranh, các bạn có muốn xem đó là tranh gì không? - Trời tối - trời sáng. - Cô đưc tranh 1: Các bạn nhìn xem đây là tranh gì? (trẻ tự nêu). - Đây là trang phục của bạn gái có màu gì? Trên trang phục có gì? (nơ, hoa…). - Bây giờ cô có một bức tranh khác, cũng là trang phục của bạn gái, các bạn nhìn xem có gì khác không? (cô đưa tranh 2). - Các bạn phát hiện ra được điều gì chưa? (còn thiếu tay áo, nơ, bâu áo…). - Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vẽ các chi tiết còn thiếu trên trang phục của bé nha! ● HĐ2: Vẽ mẫu: - Cô gợi ý cho trẻ: Trước tiên các bạn sẽ vẽ gì trước nè? (tay áo). - Tay áo sẽ dùng kỹ năng 2 nét cong – 1 nét ngang để thành tay áo. - Các bạn thấy còn thiếu gì? Đã hoàn chỉnh chưa? (thiếu nơ, bâu áo). - Vậy chúng ta sẽ vẽ thêm nơ vào chỗ còn trống nha! - Còn bâu áo chúng ta dùng kỹ năng vẽ nét cong để thành bâu áo. Bây giờ trang phục của bé đã hoàn chỉnh chưa? Vậy còn thiếu gì nữa không? (tơ màu). - Cô hỏi kỹ năng tô màu? (tô từ ngoài vào trong). ● HĐ3: Cháu thực hiện: - Cô bao quát lớp, hướng dẫn trẻ thực hiện. - Khuyến khích động viên cháu vẽ ngồi ngay ngắn đúng tư thế. - Cô gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, tô nền… - Báo 5 phút hết giờ để trẻ hoàn tất sản phẩm. - Nhắc nhở vệ sinh. ● HĐ 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Gợi hỏi tên đề tài. - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn… Bạn thấy sản phẩm nào đẹp? Vì sao đẹp? - Con thích sản phẩm của bạn nào? Tại sao? * Nhận xét – kết thúc ●HĐTT: Vào góc nghệ thuật vẽ trang phục tặng bạn Lưu ý:……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………...……….…………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VĐCB: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG TRÒ CHƠI: ĐÔI BẠN I. Yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng kỹ năng, biết phối hợp chân và mắt, đi không trợt chân ra ngoài, mắt nhìn thẳng phía trước. - Phát triển cơ chân, mắt linh hoạt, tự tin, khéo léo… - Trẻ biết chú ý lắng nghe hiệu lệnh của cô. II. Chuẩn bị: Hai ghế thể dục, sân sạch thoáng, cờ (đỏ, xanh, vàng). III. Tiến hành: ● HĐ1: Khởi động: Hát vổ tay đi vòng tròn kế hợp các kiểu đi : mũi chân , đi bình thường , đi băng gót chân, đi binh thường ,đi bình thường, giậm chân, chạy chậm ,chạy nhanh…. → Đọc thơ: bạn mới –chuyển đổi hình thành 2 hàng ngang ● HĐ2: Trọng động: a. BTPTC: - Tay : Hai tay đưa ra trước -lên cao ( 2 lần – 4 nhịp) - Chân : Ngồi xổm đứng lên, ngồi xuống liên tục. (3 lần _ 4nhịp) - Bụng lườn: Đứng quay thân sang hai bên. - Bật: Tại chỗ. b. VĐCB: Cô giới thiệu tên vận động hôm nay sẽ học là vân động: “Đi trên ghế băng”. - Cô làm mẫu một lần: Không giải thích. - Cô làm mẫu lần hai kết hợp giải thích: tư thế chuẩn bị hai tay chống hông, khi nghe hiệu lệnh thì bước tiến về trước, mắt nhìn thẳng. Lưu ý mắt phải nhìn thẳng đi không trợt ra ngoài… - Thực hiện lần 1: Gọi lần lượt hai trẻ lên vận động đến hết lớp, chú ý sửa sai kịp thời. - Gọi trẻ khá vận động lại. - Hỏi lại tên vận động vừa thực hiện. - Thực hiện lần 2: Đi trên ghế băng thi đua xem tổ nào về nhà nhanh nhất c. Trò chơi vận động: “Đôi bạn” - Cô giới thiệu tên trò chơi: Đôi bạn. - Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một lá cờ, khi nghe tiếng vỗ tay của cô, trẻ chạy khắp sân chơi, tay giơ cao lá cờ trên đầu. Khi nghe hiệu lệnh “Tìm đúng bạn mình nào”. Những trẻ có màu cờ giống nhau sẽ chạy lại nắm tay nhau. - Tổ chức cho trẻ chơi 5 – 6 lần (Nhận xét sau mỗi lần chơi). ● HĐ3: Hồi tĩnh: Cô và cháu đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. * Nhận xét – Kết thúc: ● HĐ tiếp theo: Hoạt động ngoài trời. Đánh giá: ……………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docchu de ban than 4 tuoi(1).doc