Đón trẻ:
- Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng ở các phòng trong gia đình.
- Nói về nhu cầu ăn mặc trong gia đình
- Một số cách sử dụng đồ dùng an toàn
- Hỏi trẻ : Để phục vụ cuộc sống gia đình cần những đồ dùng sinh hoạt nào? Kể tên?
Điểm danh.
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 3 - Nhánh 2: Nhu cầu gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
Nhánh 2: Nhu Cầu Gia Đình
(Lớp lá)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng ở các phòng trong gia đình.
Nói về nhu cầu ăn mặc trong gia đình
Một số cách sử dụng đồ dùng an toàn
Hỏi trẻ : Để phục vụ cuộc sống gia đình cần những đồ dùng sinh hoạt nào? Kể tên?
Điểm danh.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Tập bài nhịp điệu theo chủ đề: “ Cả nhà thương nhau”
1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động:
Hô hấp: Hai tay đưa lên cao gập trước ngực.
Tay: Hai tay sang ngang gập vào vai.
Lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.
Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước.
Bật: Chụm tách chân, kết hợp đưa hai tay sang ngang và lên cao.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH:
Ngôi nhà của bé
TDKN:
Trèo lên xuống thang – đập và bắt bóng.
LQVT:
Thứ tự các ngày trong tuần.
*LQCC:
Lqcc e,ê
* GDÂN
- Dạy hát: “Ông cháu”
- Trò chơi : Nghe tiết tấu tìm đồ vật
Thời gian ngỉ ngơi, ăn ngủ của gia đình.
Đi lên xuống ván dốc( dài 2m , rộng 0,3m) một đầu kê cao 0,3m.
Xác định phía trên – dưới; trước – sau của đối tượng khác( có định hướng)
- Tập tô chữ cái: e,ê.
VĐ: “Múa cho mẹ xem”
NH: “Cho con”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát các ngôi nhà qua mô hình, quan sát các vườn rau, phương tiện đi lại.
Thăm khu nấu ăn của nhà trường.
Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê; kéo co,chuyền bóng….
Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Gia đình, bác sĩ, cửa hàng
Góc xây dựng :Xây dựng khu chung cư nhà bé,
Tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn, xếp, tô màu các đồ dùng, dụng cụ mà trẻ thích.
Góc sách : Xem tranh truyện, làm sách về gia đình, về các đồ dùng trong gia đình.
Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề.
Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây.
Tìm hiểu về các loại vải may quần áo
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát
Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn.
Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa,
Đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc
Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa.
Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi “ Có bao nhiêu đồ vật”
- Nêu gương
- Trả trẻ
LQ VH
- Truyện : “ Hai Anh Em”
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Dạy trẻ đọc bài thơ “ tập quét nhà”
- Nêu gương
- Trả trẻ
* HĐTH:
- Vẽ ngôi nhà của bé
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Ôn các từ trong tuần
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
-Trả trẻ
- dạy trẻ bài thơ mới “ Thùng rác trò chuyện”
Nêu gương
-Trả trẻ
- Thơ : “ Bé và mèo hoang”
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Ôn các từ đã học
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Gấp cái cốc
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Vệ sinh cuối tuần
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
-Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Quan sát vườn rau, khu giải trí, phương tiện đi lại.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- Quan sát sân trường.
- Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ.
- Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành.
- Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học.
- Sân bài
bằng phẳng, trang
phục cô trẻ
gọn gàng
- Sân trường, quang cảnh trong trường...
- Một số tranh ảnh, đồ dùng làm bằng thủy tinh, làm bằng sứ.
- Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề.
- Cô giới thiệu buổi dạo chơi
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi” vừa quan sát quag cảnh sân trường.
- Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được…
- Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về một số đồ dùng làm bằng thủy tinh, làm bằng sứ.
Cô cho trẻ đọc bài thơ “ làm bánh”.
Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức.
- Cho trẻ hát vận động bài “ Cả nhà thương nhau”
-Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề .
Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
“ chuyền bóng”
-Phát triển các cơ bắp tay cho trẻ
-Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ.
- Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ.
- sân bằng phẳng, an toàn cho trẻ.
- 20 – 30 quả bóng
Luật chơi: Trong thời gian quy định, đội nào lấy được nhiều bóng là đội dành chiến thắng; phải chuyền bóng bằng 2 tay; quả bóng nào bị rơi hoặc khi chuyền mà nhận bóng bằng 1 tay là không được tính.
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ chuyền”, bạn đầu tiên nhặt bóng chuyền cho bạn phía sau ( người hơi ngả về phía sau). Bạn tiếp theo nhận bóng và đặt vào rổ.
Cô và trẻ cùng đếm số lượng bóng và công bố đội thắng cuộc.
Trò chơi dân gian
“ kéo co”
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú trong khi chơi
-Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- dây thừng dài 4m
- Kẻ vạch
Cách chơi:
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc , hai trẻ đứng đầu cầm vào dây, khi có hiệu lệnh của cô tất cả trẻ kéo mạnh dây về phía mình, nếu trẻ đứng đầu bước qua vạch thì đội đó thua
luật chơi: bên nào dẫm vào vạch trước là thua cuộc
Trò chơi dân gian
“Bịt mắt bắt dê”
Phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ ở trẻ
Trẻ biết chơi trò chơi.
Sân bằng phẳng, 2 khăn bịt mặt.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi cho trẻ rõ rồi tổ chức cho trẻ chơi.
CHƠI TỰ DO:
Chơi với đồ chơi
có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo
Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi
-Giấy sỏi, lá cây…
-Đồ chơi có sẵn
-Đồ chơi mang theo
Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.
Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay .
HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:
GÓC
CHƠI
TÊN TRÒ
CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
Góc chơi đóng vai
- Gia đình đưa con đi mua sắm
- Phòng khám bệnh
- cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình
- Trẻ biết về nhóm chơi để chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm.
-Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : gia đình tổ chức đi mua sắm, đi ă uống, đưa con đến bác sĩ khám...
- Bộ đồ gia đình, búp bê các loại vải...
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi phòng khám ; áo blu, mũ có chữ thập đỏ..
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng như: quần áo, ô tô, thực phẩm, các món ăn....
1/ Thảo luận :
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ nhu cầu của gia đình.
- Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào?
Hôm nay các mẹ sẽ làm gì? Thế có định đưa con đi đâu chơi không? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng nghe nhịp tim và cách tiêm cho bệnh nhân.
- Cô và trẻ trò chuyện về các món ăn, phương tiện đi lại trong gia đình bé, cho trẻ kể về các loại rau mà gia đình trẻ ăn hằng ngày, các khu vui chơi mà trẻ được đi chơi và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiểu vườn rau hoặc khu vui chơi nào? gồm những phần nào? Gồm những phần nào?....
Cô gợi ý cho trẻ xây dựng nhà sáng tạo, nhà sẽ đẹp hơn khi có vườn rau hoặc trái cây xung quanh nhà....
Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
- Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc học tập, gócphân vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học.... thì c/c về nhóm chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận
2/ Qúa trình chơi:
-Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính như xây dựng, gia đình, siêu thị..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú ....
- Ở góc tạo hình cô gợi ý để trẻ vẽ, cắt dán, xếp hình những người trong gia đình. Làm búp bê bằng len, rơm, vải vụn, mút xốp... trang trí ngôi nhà của gia đình búp bê.
- Ở góc sách cô hướng dẫn trẻ xem truyện, tranh ảnh có nội dung về tình cảm gia đình, nhận xét các nhân vật trong tranh.
- Ở góc thiên nhiên cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá, chăm sóc cá. Thả các vật nổi, chìm trong nước rồi tự nhận xét xem những vật nào nổi được trong nước. Tập đong nước vào các chai, so sánh chai đầy, chai vơi, nhận xét tính chất của nước..
- ở góc âm nhạc, cô gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài hát có nội dung trong chủ đề.
- Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát có nội dung về tình cảm gia đình.
-Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật
-Cô chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi.
3/ Nhận xét :
-Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi)
-Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi
-Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau.
Góc chơi xây dựng
Xây dựng khu vui chơi, giải trí.
- Trẻ biết xây vườn rau, khu vui chơi giải trí , tạo khung cảnh có vườn hoa, hàng rào....
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng .
- Biết XD cùng các bạn.
- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép
- Vật liệu xây dựng gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa .
- Gạch, sỏi, hàng rào, cây hoa...
Góc tạo hình
- Tô màu , xé dán, vẽ…các món ăn, các khu vui chơi, giải trí.
- Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về các món ăn, khu giải trí, phương tiện đi lại như ý trẻ.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
- Biết nặn một số đồ dùng mà trẻ thích.
Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
-Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp…
-Tranh vẽ, tranh xé dán về các món ăn, về các phương tiện đi lại, khu vui chơi giải trí.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ…
- hột , hạt, que..
Góc Sách
- làm sách, tranh truyện về vườn rau, về các đồ dùng trong gia đình, về các khu vui chơi giải trí.
- “ Đọc” sách , tranh truyện về các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình
Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách.
Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập
Giấy, bút chì, hồ dán…
Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ…
Tranh truyện có nội dung về tình cảm gia đình
Góc Khám Phá Khoa học
Trồng cây, chăm sóc cây.
Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên.
Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây.
-Cát nước, đất nặn, mẩu gỗ
-Các loại củ, rau, hạt
-Giấy để trẻ gấp thuyền
- Cây, con vật trong góc thiên nhiên.
- Dụng cụ để tưới cây, xới cây..
Góc âm nhạc
Bé làm ca sĩ
- Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề “gia đình”, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
- Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục
******************************
Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2013
HĐCCĐ: KPKH
Đề Tài: Gia đình bé cần gì?
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức:
Giúp trẻ tìm hiểu về các nhu cầu khác trong gia đình ngoài nhu cầu nhà ở ( Ăn mặc, nghỉ ngơi giải trí, đi lại...)
Trẻ biết một số món ăn trong gia đình.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và tập trung chú ý có chủ định.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Biết chơi các trò chơi.
3. Thái độ:
Trẻ tham gia vào hoạt động hứng thú.
Biết giúp đỡ mẹ trong công việc gia đình: nhặt rau, quét nhà, dọn nhà cửa ngăn nắp…
II/ CHUẨN BỊ:
Cho cô:
Tranh ảnh, hình ảnh về nội dung là các món ăn trong gia đình, các hoạt động làm việc quá sức, các hoạt động vui chơi giải trí.
Cho trẻ:
Tranh lô tô các món ăn, quần áo…
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp.
2. Nội dung
3. Kết thúc
Hát “ nhà của tôi”
Cô trò chuyện với trẻ về những nhu cầu cần thiết cho gia đình ngoài nhà ở còn có ăn, ngủ, nghỉ, mặc, giải trí….
Dẫn dắt giới thiệu bài
Tìm hiểu về nhu cầu ăn, uống:
Trong gia đình các con thường được ăn những món ăn gì? Nếu không được ăn, được uống thì mọi người sẽ như thế nào? Các con sẽ như thế nào?
Cô treo tranh các món ăn cho trẻ quan sát
Đây là tranh vẽ gì ?
Gồm có những món ăn nào?
Vai trò, tác dụng của các món thức ăn này?
Nếu chúng ta ăn không điều độ, không đủ lương thực, thực phẩm thì mọi người sẽ ra sao?
Tìm hiểu về nhu cầu ngủ, nghỉ ngơi:
Cô cho trẻ xem đoạn hình ảnh về người làm việc quá sức không được ngủ.
Cô hỏi trẻ những hình ảnh vừa xem:
Nếu làm việc mà không được ngủ nghỉ thì như thế nào?
Tìm hiểu về nhu cầu mặc:
Cô cho trẻ xem các hình ảnh về thời tiết mùa đông phải mặc ấm, mùa hè phải mặc đồ mát, đi chơi tết mặc đồ đẹp sau đó trò chuyện với trẻ về nhu cầu mặc của cơ thể.
Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: Lấy tranh theo đúng nhóm thực phẩm:
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn, Bật qua 3 vòng rồi tìm những tranh nào thuộc nhóm thực phẩm mà cô giáo yêu cầu gắn lên bảng.
Đội nào lấy đúng, được nhiều thì thắng.
Trò chơi 2: Chọn đúng trang phục theo từng thành viên trong gia đình.
Chọn và nói được đặc điểm của mỗi bộ đồ của từng thành viên trong gia đình.
Đọc thơ “ giữa vòng gió thơm”
Hát
Trò chuyện với cô
Trả lời
Quan sát trả lời
Xem phim, trò chuyện
Xem phim trò chuyện
Trẻ chơi.
Chơi
Thực hiện
Hát
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
******************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Dạy trẻ bài thơ “ Thùng rác trò chuyện”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ nhớ tênbài thơ, nhớ tên tác giả.
Hiểu được nội dung bài thơ.
Trẻ đọc thuộc thơ
Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
Thông qua nội dung bài thơ, trẻ biết giúp đỡ bố mẹ, biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh minh hoạ .
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
Ổn định tổ chức:
Cô tập trung trẻ ngồi đội hình chữ U
Cho trẻ hát bài “ bé quét nhà”
Ôn kiến thức cũ:
Trò chuyện về nội dung bài hát.
Trò chuyện về các nhu cầu của gia đình và cách giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “ Thùng rác trò chuyện” của tác giả Nguyễn Thụy Kha.
Cung cấp kiến thức mới: Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
Xin bạn đừng chê tôi
Mất vệ sinh, bẩn, lấm
Tôi – Thùng rác công cộng
Chẳng ai ngó, ai nhìn.
Không có tôi lọ lem
Phố mình đầy rác rưởi
Không có tôi nhuốc nhem
Phố mình đầy ruồi, muỗi.
Nào bỏ đây vỏ chai
Giấy kẹo, que cà rem
Đừng thương tôi mà quên
Tôi đang chờ, đang đợi.
Đừng thương tôi lấm bụi
Mong phố mình sạch bong
Bạn tha hồ chạy nhảy
Là tôi luôn hài lòng.
Cô giảng giải – trích dẫn bài thơ cho trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Cô dạy trẻ đọc thơ từng câu một liên tiếp cho hết bài.
Cho cả lớp đọc theo cô đến hết bài 3 -4 lần.
Cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần
Mời nhóm, tổ, cá nhân đọc cùng cô.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hết giờ cô cho trẻ đọc lại 1 lần ra vệ sinh.
Vệ sinh – Bình cờ – Trả Trẻ.
*****************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những thay đổi cần thiết:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........................................................................................................
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2013
HĐCCĐ: TDKN
Đề tài: Đi trên ván kê dốc
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ biết đi lên xuống ván dốc ( dài 2m , rộng 0,3m) một đầu kê cao 0,3m.
Biết chơi trò chơi “Chuyền bóng”
2. Kỹ năng:
Rèn sự dẻo dai, và phát triển các cơ bắp cho trẻ.
Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi đi lên xuống ván dốc, đi thẳng lưng, thẳng đầu, đi tự nhiên, không bị té.
Rèn sự tập trung chú ý của trẻ.
Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật ,tính nhanh nhẹn hoạt bát.
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ tính tập thể, lòng tự tin khi thực hiện bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
Cho cô: Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
Bục kê cao 0,3m, rộng 4m., 4 tấm ván dài 2m, rộng 0,3m.
Cho trẻ: 2 quả bóng nhựa
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung
3. Kết thúc
Cho trẻ hát “Ông cháu”.
Cô hỏi trẻ tên bài hát là gì? Nội dung bài hát ?
Trò chuyện về nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ của gia đình.
Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi. Rồi về đội hình 3 hàng ngang để tập thể dục.
Trọng động:
BTPTC: Vận động theo nhạc bài hát: “Cả nhà thương nhau”. Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
Tay: Hai tay sang ngang, gập vào vai.
Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90o.
Chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
Bật: bật tách chân, khép chân
VĐCB: Đi trên ván dốc
Cô làm mẫu lần 1
Cô làm mẫu lần 2 kèm giải thích các động tác.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
ván lên ván xuống
x 4m
x
cao 0,3m
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Cho 2 trẻ lên làm thử
Nào bây giờ cả lớp chúng cùng luyện tập nào
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi:chuyền bóng
Cô hướng dẫn trẻ chơi, cô cho trẻ thi đua 2 tổ, tổ nào chuyền bóng qua chân và về đến bạn cuối hàng và chuyền ngược lên bạn đầu hàng nhanh hơn thì tổ đó thắng.
Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng rồi vào lớp.
Hát
Trả lời
Trò chuyện
Đi các kiểu đi
Thực hiện
Quan sát – lắng nghe
Trẻ thực hiện thử
Trẻ thực hiện
2 tổ thi đua
Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu
- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
HĐCCĐ: LQVH
Đề tài: Bé và mèo hoang
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nhớ tênbài thơ, nhớ tên tác giả.
Hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
Trẻ biết đọc thơ diễn cảm cùng cô.
Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
Thông qua nội dung bài thơ, trẻ biết thương yêu mọi thành viên trong gia đình và luôn ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô:
Tranh minh hoạ .
Đĩa nhạc, đầu đĩa, ti vi.
Đồ dùng của trẻ:
Tranh cô phô tô con mèo
Tranh minh họa đoạn thơ
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
2. Nội dung
3. kết thúc
Cho cả lớp hát “Ông cháu”
Trò chuyện về tình cảm gia đình
Cháu có biêt bài hát, bài thơ nào nói về tình cảm gia đình không nhỉ?
Chúng mình cùng nhau đọc bài thơ “ Bé và mèo hoang” nhé.
Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
Cô đọc lần 1: Biểu diễn diễn cảm.
Đọc lần 2 kèm giảng từ khó.
Đàm thoại:
Cô đặt câu hỏi hỏi trẻ về tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ nhằm giúp trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ:
Kết hợp bài học giáo dục.
Dạy trẻ đọc thơ:
Cô cho trẻ đọc thơ theo lớp cho đến lúc thuộc.
Cho tổ nhóm cá nhân đọc
-Cô Chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi : Đọc Thơ Tiếp Sức.
Cách chơi : bạn bên cạnh phải đọc được câu tiếp theo , cứ như vậy cho đến hết bài thơ.
Cô tổ chức cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
Hát
Trò chuyện cùng cô
Lắng nghe cô đọc, xem tranh.
Đàm thoại cùng cô
Đọc thơ
Chơi trò chơi
Trẻ hát
Vệ sinh – Nêu gương – Trả Trẻ.
******************************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1.Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Những thay đổi cần thiết:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*******************************************
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2013
HĐCCĐ : LQVT
Đề tài: Xác định phía trên – dưới; trước – sau của đối tượng khác( có định hướng)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ biết xác định phía trên - dưới, trước - sau của bạn khác( có định hướng)
2. Kỹ năng
Biết phân biệt phía trên - dưới, trước - sau của bạn khác.
3. Thái độ:
Gíao dục cháu có ý thức trong giờ học
II/ ChuÈn bÞ :
Đồ dùng của cô: 1 Búp bê áo đỏ, 1 búp bê áo xanh, 1 búp bê áo vàng, cái mũ, đôi dép xốp
Đồ dùng của trẻ : mỗi trẻ có một búp bê, 1 cái mũ, 1 đôi giày búp bê, 1 quả quất nhựa, một quả bóng bàn.
III/ TIẾN HÀNH
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
Nội dung.
3. Kết thúc
Cô cho cháu đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
Các cháu vừa đọc bài thơ có nội dung gì?
Trò chuyện về nhu cầu trong gia đình
Dẫn dắt giới thiệu bài
Luyện tập phân biệt phía trên – dưới; trước – sau của bản thân trẻ
Cô hỏi trẻ: trên đầu có gì? Bên dưới? trước mặt các con có gì? Sau lưng các con có gì?
Cô gọi 1 vài cá nhân lên hỏi, cả lớp theo dõi xem bạn trả lời đúng chưa?
Cháu tìm đồ vật ở trên đầu, dưới chân, trước, sau của mình mình theo các hướng khác nhau?
Dạy trẻ phân biệt phía trên – dưới; trước – sau của bạn khác.
Cô đặt búp bê áo đỏ lên trước mặt và đội mũ, đi dép cho bạn búp bê,bạn búp bê màu xanh ở sau, bạn búp bê màu vàng ở trước mặt búp bê đỏ và hỏi trẻ: trên đầu búp bê áo đỏ có gì? Dưới chân? ? trước mặt búp bê áo đỏ là bạn nào? Sau lưng bạn búp bê áo đỏ là ai?
Trò chơi hãy đứng vào bên trước của tôi
Luật chơi : Cháu phải đứng vào bên cô yêu cầu nhanh
Cách chơi : Cô lấy búp bê chuẩn cô và các cháu cùng đi chơi xung quanh lớp , khi cô nói đứng vào bên nào của cô cháu phải chạy nhanh về bên đó .
Hát bài “ Cháu yêu bà”
Đọc thơ
Trả lời
Trên đầu có trần nhà, dưới có sàn nhà
Tìm đồ vật và trả lời cô.
Quan sát trả lời
Thực hiện
Hát
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
*****************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Ôn các từ đã được làm quen trong tuần.
I.MỤC ĐÍCH:
Củng cố một số từ trong tuần cho trẻ “ giá rét” “ thảm thiết”, “ áo váy”....
Mở rộng thêm vốn từ cho trẻ
Rèn trẻ phát âm đúng các từ “ giá rét” “ thảm thiết”, “ áo váy”....
Giáo dục trẻ luôn yêu thương kính trọng người thân trong gia đình.
Tham gia vào hoạt động hứng thú.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh, hình ảnh có nội dung các từ “ giá rét” “ thảm thiết”, “ áo váy”....
Thẻ các từ rời “giá rét” “ thảm thiết”, “ áo váy”....
Thẻ từ rời “ giá rét” “ thảm thiết”, “ áo váy”....có chứa từ thiếu chữ cái o, a, e.
III. HƯỚNG DẪN:
Cô tập trung trẻ lại, cho trẻ hát bài “ Ông cháu”
Cô trò chuyện về một số nhu cầu của gia đình và cho trẻ đọc bài thơ “ Bé và mèo hoang”. Nhắc lại các từ mà c
File đính kèm:
- GIA DINH.doc