I. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch.
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo năm học của BGH đề ra.
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn, của Tổ.
- Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, của lớp và của trẻ.
II. Đặc điểm tình hình của lớp:
Họ tên giáo viên 1: Nguyễn Thị Phương.
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng.
Họ tên giáo viên 2: Bùi Thị Nơi
Trình độ chuyên môn: Sơ cấp.
+ Tổng số trẻ của lớp: 22.
Trẻ trai: 11 chiếm 50% ; Trẻ gái: 11 chiếm 50%. Dân tộc: 21; Khuyết tật: 01 .
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, trẻ được học đúng độ tuổi.
- Giáo viên của lớp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với nghề, nhiệt tình yêu trẻ.
-Có hiểu biết về tâm lý trẻ trong độ tuổi. Phụ huynh đồng tình ủng hộ.
- Có trường lớp khang trang sạch sẽ.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010 – 2011
I. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch.
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo năm học của BGH đề ra.
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn, của Tổ.
- Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, của lớp và của trẻ.
II. Đặc điểm tình hình của lớp:
Họ tên giáo viên 1: Nguyễn Thị Phương.
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng.
Họ tên giáo viên 2: Bùi Thị Nơi
Trình độ chuyên môn: Sơ cấp.
+ Tổng số trẻ của lớp: 22.
Trẻ trai: 11 chiếm 50% ; Trẻ gái: 11 chiếm 50%. Dân tộc: 21; Khuyết tật: 01 .
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, trẻ được học đúng độ tuổi.
- Giáo viên của lớp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với nghề, nhiệt tình yêu trẻ.
-Có hiểu biết về tâm lý trẻ trong độ tuổi. Phụ huynh đồng tình ủng hộ.
- Có trường lớp khang trang sạch sẽ.
2. Khó khăn:
- Trẻ của lớp chiếm chủ yếu là người dân tộc, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.
- Phương tiện dạy học nghèo nàn, thô sơ không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.
- Là năm đầu tiên trường chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới. Giáo viên và trẻ hạn chế được tiếp cận với việc dạy theo đổi mới.
- Dân trí chiếm đại đa số làm nông nghiệp, nhận thức của phụ huynh về ngành học, và việc tiếp cận chương trình hạn chế, bên cạnh đó còn một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con.
- Đặc biệt lớp có 01 cháu đa khuyết tật, do vậy cả cô và trẻ đều gặp khó khăn trong hoạt động.
III. Mục tiêu cuối độ tuổi:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục.
- Kiểm soát được vận động khi thay đổi hướng chạy theo vật chuẩn.
- Phối hợp tốt vận động tay – mắt khi tung, đập, ném, truyền, bắt bóng; Cắt giấy theo đường thẳng, tự cài cúc, buộc dây giày.
- Nhanh nhẹn, khéo léo trong vận động chạy nhanh, bò theo đường dích dắc.
* Dinh dưỡng và sức khỏe.
- Biết tên một số món ăn và lợi ích của việc ăn uống đủ chất.
- Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt khi được nhắc nhở.
- Biết tránh một số vật dụng gây nguy hiểm, những nơi không an toàn.
2. phát triển nhận thức.
* Khám phá khoa học:
- Quan tâm đến sự thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi và trả lời.
- Phối hợp các giác quan để trẻ xem xét sự vật, hiện tượng; kết hợp nhìn, sờ, ngửi , nếm…để tìm hiểu dặc điểm cuẩ đối tượng.
- Làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán.
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh nhận xét và trò chuyện.
- Phân loại các đối tượng theo một, hai dấu hiệu.
- Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi.
- Thể hiện được một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.
* Khám phá xã hội.
- Nói tên tuổi, giới tính, bản thân.
- Nói họ tên, công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình, xóm khi được hỏi ,trò chuyện.
- Nói tên một số công việc của cô giáo, các cô bác trong trường mầm non.
- Nói tên một số đặc điểm của các bạn trong lớp.
- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến gần gũi.
- Biết được các ngày lễ trong năm, ý nghĩa của các ngày lễ.
- Kể tên một số danh lam thắng cảnh của quê hương, địa phương.
* Làm quen với toán:
- Phân loại được các đối tượng theo 1- 2 dấu hiệu cho trước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật hiện tượng quen thuộc.
- Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết được thời gian trong ngày, các hiện tượng tự nhiên, thứ tự các mùa trong năm.
- Đếm được đến 10, có biểu tượng về số trong phạm vi 5.
- So sánh và sử dụng đúng các cụm từ; bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, nhiều hơn – ít hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn…
- Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.
- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến gần gũi.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu của mình bằng câu đơn, câu ghép. Nói rõ để người khác có thể hiểu được mình muốn diễn đạt diều gì.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm. Kể lại được sự việc theo trình tự
- Thuộc một số bà thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện có mở đầu và kết thúc. Bắt chước giọng nói, điệu bộ nhân vật trong tác phẩm.
- Cầm bút đúng tư thế, biêt cách giở vở khi xem sách, khi viết, khi tô…
- Nhận ra một số ký hiệu đơn giản trong cuộc sống…
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
* Phát triển tình cảm.
- Đoàn kết thân thiện với các bạn trong lớp.
- Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động…Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua lời nói, nét mặt, cử chỉ…
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác, thể hiện tình cảm đối với Bác, quê hương đất nước qua một số bài hát, bài thơ, câu chuyện.
* Kỹ năng xã hội.
- Thực hiện công việc được giao một cách tự giác, đến nơi, đến chốn.
- Thực hiện một số quy định ở nhà, ở lớp và nơi công cộng.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc các con vật nuôi, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
5. Phát triển thẩm mỹ.
* Âm nhạc.
- Bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.
- Thích nghe nhạc, nghe hát: Chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc: Hát đúng lời, thể hiện diễn cảm bài hát mà trẻ thích.
- Phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc, biết sử dụng dụng cụ âm nhạc để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát ( vỗ tay, giậm chân, nhún nhảy, múa…)
* Tạo hình..
- Biết sử dụng các dụng cụ,vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có bố cục và nội dung đơn giản.
- Biết thể hiện xen kẽ màu, hình trong trang trí đơn giản.
- Biết nhận xét, giữ gìn sản phẩm của mình cuả bạn.
IV. Thực hiện các chuyên đề.
- Có kế hoạch thực hiện chuyên đề dựa vào điều kiện thực tế cuả bản thân và của lớp, để 100% trẻ được tiếp thu đủ các chuyên đề đưa ra.
- 100% trẻ được tham gia vào các hoạt động của chuyên đề.
- Tạo góc chuyên đề trong lớp phù hợp theo từng chủ đề, theo tháng.
V. Đăng ký thi đua:
1. Bé khỏe, bé ngoan.
Phấn đấu trẻ đạt danh hiệu bé khỏe ngoan.
2. Tỷ lệ bé chuyên cần.
Phấn đấu duy trì % trẻ chuyên cần.
3. Đăng ký giáo viên dạy giỏi: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
4. Danh hiệu thi đua.
* Cá nhân: - Chuyên môn: Lao động tiên tiến.
- Công đoàn : Công đoàn giáo dục Hòa Bình.
- Nữ công :“ Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”: Liên đoàn lao động Huyện.
* Lớp: Danh hiệu lớp tiên tiến.
VI. Công tác xã hội hóa giáo dục.
1. Tham mưu với nhà trường tổ chức đại hội phụ huynh học sinh, nhằm tuyên truyền cho phụ huynh biết và hiểu được việc thực hện chương trình Giáo dục Mầm non mới.
2. Phối kết hợp:
- Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong hội đồng sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong năm học.
- Phối hợp cùng giáo viên của lớp xây dựng chủ đề, chủ điểm phù hợp với điều kiện của lớp, với nhận thức của trẻ.
3.Tuyên truyền:
- Tuyên truyền đến các phụ huynh, cộng đồng khu dân cư cùng nắm được tình hình của trường, cảu lớp. tuyên truyền đến phụ huynh nội dung giáo dục trẻ để có sự thống nhất chung giữa nhà trường và gia đình, vào thời điểm đón trẻ, trả trẻ…
- Phối hợp với các đoàn thể thực hiện tốt việc bảo vệ quyền của trẻ khi đến lớp; Được chăm sóc, nuôi dưỡng, khám theo dõi sức khỏe, bảo vệ an toàn khi đến trường.
VII. Biện pháp thực hiện.
- Tự học hỏi, tham khảo tài liệu về chương trình mới áp dụng vào thực hiện đạt hiệu quả. Áp dụng chương trình đổi mới vào thực hiện.
- Có kế hoạch trọng tâm theo từng tháng, tuần, theo từng chủ đề.
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về hồ sơ, sổ sách khi đến lớp.
- Chấp hành nghiêm túc việc thực hiện ngày giờ công.
- Tăng cường sưu tầm nguyên liêu, học liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
- Vận động phụ huynh cùng sưu tầm nguyên liệu phế thải đem đến lớp làm học liệu cho trẻ hoạt động.
- Duy trì công tác thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ kkhi trẻ đến lớp.
- Xây dựng giờ dạy mời chuyên môn và đồng nghiệp về dự để rút kinh nghiệm.
- Rèn nề nếp cho trẻ trong mọi hoạt động, rèn cho trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp.
- Cân theo dõi sức khỏe cho trẻ và lên biểu đồ.
VIII. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU Ngày 10 tháng 09 năm 2010
Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Phương
File đính kèm:
- Ke hoach nam hoc.doc