1- Thuận lợi:
- Giáo viên trẻ nhiệt tình có khả năng tiếp cận với chương trình GDMN mới
- Có 2 giáo viên trong lớp có kinh nghiệm dạy theo chương trình GDMN.
- Giáo viên được tham dự các lớp tập huấn do phòng và trường tổ chức.
- Được BGH tạo điều kiện giảm số trẻ.
- Điều kiện cơ sở vật chất: lớp rộng, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ
- Công tác huy động trẻ ra lớp: Được cha mẹ học sinh đưa trẻ ra lớp 100%
2- Khó khăn :
- Giáo viên còn hạn chế về sử dụng máy vi tính.
- Phần lớn phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em: Trong các khoản đóng góp còn trì trễ, chưa có sự nhiệt tình ủng hộ các hoạt động phong trào của lớp.
- Có . Trẻ chưa học qua lớp Bé, Nhỡ nên trẻ còn nhút nhát và chưa biết gì về kỹ năng học tập và thói quen nề nếp ở lớp.
- Nhiều trẻ thường xuyên ông, bà hoặc gửi hàng xóm tiện đường đưa đón nên giáo viên khó có điều kiện trao đổi về trẻ để có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3512 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch năm học lớp: mẫu giáo lớn Nghĩa Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM N ON NGHĨA PHÚC
KẾ HOẠCH NĂM HỌC
LỚP: MG LỚN NGHĨA TÂN
HỌ TÊN GIÁO VIÊN: 1) LỘC THỊ VIỆT
2) PHẠM THỊ THU HIỀN
Năm học 2013 – 2014
PHẦN I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:
Số lượng giáo viên: 2 cô
1. Lộc Thị Việt
2. Phạm Thị Thu Hiền
Trong đó: Đảng viên: 2; Dân tộc: 1
Tổng số trẻ: 31 cháu
Trai:
Gái:
Thuận lợi:
Giáo viên trẻ nhiệt tình có khả năng tiếp cận với chương trình GDMN mới
Có 2 giáo viên trong lớp có kinh nghiệm dạy theo chương trình GDMN.
Giáo viên được tham dự các lớp tập huấn do phòng và trường tổ chức.
Được BGH tạo điều kiện giảm số trẻ.
Điều kiện cơ sở vật chất: lớp rộng, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ
Công tác huy động trẻ ra lớp: Được cha mẹ học sinh đưa trẻ ra lớp 100%
Khó khăn :
Giáo viên còn hạn chế về sử dụng máy vi tính.
Phần lớn phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em: Trong các khoản đóng góp còn trì trễ, chưa có sự nhiệt tình ủng hộ các hoạt động phong trào của lớp.
Có ..... Trẻ chưa học qua lớp Bé, Nhỡ nên trẻ còn nhút nhát và chưa biết gì về kỹ năng học tập và thói quen nề nếp ở lớp.
Nhiều trẻ thường xuyên ông, bà hoặc gửi hàng xóm tiện đường đưa đón nên giáo viên khó có điều kiện trao đổi về trẻ để có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
MỤC TIÊU ĐỘ TUỔI:
Phát triển thể chất:
- Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi.
- Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, trên đầu có đội vật hoặc tự đi lên – xuống trên ván kê dốc.
- Có khả năng kiểm soát tốt vận động. Thay đổi hướng chạy theo đúng hiệu lệnh.
- Phối hợp chính xác khi tung/ném/đập – bắt bóng; có thể cắt lượn theo khuôn hình, tự xâu giày, cởi, cài phéc – mơ - tuya.
- Nhanh nhẹn, khéo léo trong chạy nhanh, bò theo đường dích dắc.
- Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.
- Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh.
- Biết tránh những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn.
2 – Phát triển nhận thức:
- Thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? làm thế nào? Khi nào?
- Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.
- Phân biệt được một số đối tượng theo 2- 3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại
- Nhận biết phía phải, phía trái của người khác.
- Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, biết thêm, bớt trong phạm vi 10.
- Phân biệt các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật.
- So sánh và sử dụng được các từ: To nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất; Cao nhất – thấp hơn – thấp nhất; Rộng nhất – hẹp hơn – hẹp nhất; Nhiều nhất – ít hơn – ít nhất.
- Phân biệt được một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương.
- Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non.
- Nhận biết một vài nét đặc trưng về danh lam, thắng cảnh của địa phương và quê hương, đất nước.
3 – Phát triển ngôn ngữ :
- Nhận dạng các chữ cái và phát âm được các âm đó.
- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
- Hiểu được một số từ trái nghĩa.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: Đóng kịch, kể chuyện, kể chuyện sáng tạo…
- “ Đọc” và sao chép được một số ký hiệu.
- Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
4 – Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.
- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh.
- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
- Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng.
- Thực hiện một số qui định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi qui định; chăm sóc vật nuôi,cây cảnh; giữ gìn đồ dùng đồ chơi; có ý thức tiết kiệm.
5 – Phát triển thẩm mỹ:
- Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, các tác phẩm nghệ thuật.
- Thích nghe nhạc, nghe hát; chăm chú lắng nghe và nhận ra giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc.
- Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích. – Biết vận động nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa…
- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp.
- Biết lựa chọn và sử dụng cụ, vật liệu đa dạng; biết phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hoà.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
PHÂN PHỐI THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ
TT
Tên các chủ đề
Số tuần thực hiện
Thời gian thực hiện
1
Bé đến trường mầm non - Tết trung Thu
2 - 3
2
Bản thân của bé
3- 4
3
Gia đình của bé - Ngày hội của cô
4 - 5
4
Lớn lên bé thích làm nghề gì? - 22/12
4-5
5
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
4 -5
6
Bé với những con vật ngộ nghĩnh
3 -4
7
Bé với phương tiện và luật giao thông - 8/3
2 -3
8
Bé tìm hiểu nước và các hiện tượng thiên nhiên
2
9
Quê hương - đất nước – Bác Hồ - 19/5
2 -3
10
Trường tiểu học - 1/6
1 - 2
PHẦN II: KẾ HOẠCH CỤ THỂ CỦA LỚP
I. HƯỚNG PHẤN ĐẤU CHUNG
Danh hiệu của lớp: Tiên tiến xuất sắc
Danh hiệu cá nhân: 1, Lộc Thị Việt: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
2, Phạm Thị Thu Hiền: Tiên tiến xuất sắc
II. NHỮNG CHỈ TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Số lượng: - Duy trì sĩ số trẻ từ đầu năm đến cuối năm là bao nhiêu?
- Duy trì sĩ số chuyên cần hàng tháng là bao nhiêu?
- Tỉ lệ bé khoẻ - bé ngoan là bao nhiêu?
- Chất lượng khảo sát: Tốt = ? Khá = ? Đyc = ?
2. Chất lượng:
a. Chăm sóc nuôi dưỡng, chống suy dinh dưỡng:
- Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm là Bao nhiêu?
- Khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần / năm vào tháng 9 và tháng 4.
- Cân đo, theo dõi biểu đồ 3 lần/ năm (Lần1: thang 9; Lần 2: tháng 12; Lần 3: tháng 3)
- Nhà trẻ cân đo mỗi tháng 1 lần.
- 100% trẻ ăn hết khẩu phần, đảm đủ lượng calo 1 ngày của trẻ.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân và có ký hiệu riêng, có đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh.
- Giữ công trình vệ sinh luôn sạch sẽ không có mùi hôi khai.
- 100% trẻ được tiêm chủng phòng các loại bệnh.
b. Giáo dục các chuyên đề và hoạt động khác:
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề” Nâng cao chất lượng tổ chức ăn bán trú - CSSK - VSDD cho trẻ trong trường mầm non: Trẻ phân biệt đựoc 4 nhóm thực phẩm cơ bản biết ích lợi của từng nhóm, biết 1 số món ăn đơn giản, biết giữ gìn vệ sinh trong ăn, uống, ăn hết khấu phần, biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ...
-Tiếp tục thực hiện chuyên đề: “ Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non”: biết cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, biết giữ gìn bảo vệ môi trường sống quanh trẻ, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp...
3. Tự bồi dưỡng:
- Tham gia đầy đủ các học chuyên đề do Sở, Phòng và trường tổ chức.
- Tích cực thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu , đọc sach báo để tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn.
4. Công tác đoàn thể:
- Tham gia đầy đủ và hoàn thành tốt các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH
1. Về chăm sóc nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn chậm ngồi riêng 1 bàn để cô thường xuyên theo dõi, động viên trẻ ăn hết khẩu phần, theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Kết hợp với phụ huynh tuyên truyền 1 số bệnh thường gặp ở trẻ và hướng dẫn cách phòng tránh.
2. Về chuyên cần:
- Lập bảng tuyên truyền có đầy đủ các nội dung, chương trình học của trẻ theo chủ đề, nội qui lớp học, tác dụng của việc cho trẻ đi học chuyên cần.
- Cô luôn động viên, khích lệ, kịp thời tuyên dương những trẻ đi học đều và gắn với danh hiệu bé ngoan.
3. Về chất lượng:
- Lập kế hoạch trọng tâm tháng để bản thân chủ động trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ, thực hiện đúng chương trình kế hoạch đề ra.
- Động viên khích lệ trẻ kịp thời. Lồng ghép, tích hợp các nội dung theo chủ đề phù hợp kích thích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Xếp xen kẽ trẻ khá và trẻ yếu đề trẻ hỗ trợ nhau trong các hoạt động.
- Cô luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nói năng mạch lạc, dễ hiểu, lôi cuốn trẻ.
- Tạo môi trường, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với chủ đề/ chủ điểm.
- Tham mưu với ban giám hiệu và phối hợp với phụ huynh bổ sung, hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi học liệu phục vụ cho chủ đề/ chủ điểm.
V. TÊN ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SÁNG TẠO :
1, Cô Lộc Thị Việt: Đề tài “...”
2, Cô Phạm Thị Thu Hiền: Đề tài “...”
KẾ KOẠCH TRỌNG TÂM THÁNG:
TT
Công tác trọng tâm
Thời gian hoàn thành
Kết quả
1
Số lượng:
2
Chất lượng:
3
Chuyên đề:
4
Công tác khác
Đánh giá của ban giám hiệu:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- KE HOACH NAM HOC.doc