Căn cứ vào chỉ thị thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng BGD-ĐT. Căn cứ các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 -2009, nhằm giảm thiểu học sinh yếu kém, khắc phục học sinh ngồi sai lớp, nâng cao chất lượng dạy học. Bản thân tôi lập kế hoạch dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn với một số nọi dung sau:
I. Thực trạng tình hình, những thuận lợi, khó khăn:
1.Thực trạng tình hình.
Qua quá trình giảng dạy đầu năm học 2008 -2009, số học sinh yếu kém môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ tương đối cao:
Số học sinh bỏ học trong hè và đầu năm cơ bản là học lực yếu quá cao, phải thi lại dẫn đến chán học và bỏ học.
Đa số phụ huynh vẫn chưa nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động "hai không".
2. Những thuận lợi:
Đã nhiều năm ngành giáo dục Lệ Thủy cũng như trường THCS Sen Thủy tập trung làm công tác chất lượng. Đồng thời với cuộc vận động hai không của Bộ trưởng BGD -ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong năm học 2008 -2009 đến nay giáo viên đã có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học.
Bên cạnh đó là tinh thần trách nhiệm cao, ý thức thực hiện cuộc vận dộng hai không của đội ngũ thầy cô giáo nghiêm túc. Các bài kiểm tra, kì kiểm tra đã được tổ chức khá nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu quả thiết thực.
Cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân, phụ huynh và các tổ chức xã hội khác trên địa bànlà sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém
Năm học 2008 - 2009
Căn cứ vào chỉ thị thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng BGD-ĐT. Căn cứ các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 -2009, nhằm giảm thiểu học sinh yếu kém, khắc phục học sinh ngồi sai lớp, nâng cao chất lượng dạy học. Bản thân tôi lập kế hoạch dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn với một số nọi dung sau:
I. Thực trạng tình hình, những thuận lợi, khó khăn:
1.Thực trạng tình hình.
Qua quá trình giảng dạy đầu năm học 2008 -2009, số học sinh yếu kém môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ tương đối cao:
Số học sinh bỏ học trong hè và đầu năm cơ bản là học lực yếu quá cao, phải thi lại dẫn đến chán học và bỏ học.
Đa số phụ huynh vẫn chưa nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động "hai không".
2. Những thuận lợi:
Đã nhiều năm ngành giáo dục Lệ Thủy cũng như trường THCS Sen Thủy tập trung làm công tác chất lượng. Đồng thời với cuộc vận động hai không của Bộ trưởng BGD -ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong năm học 2008 -2009 đến nay giáo viên đã có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học.
Bên cạnh đó là tinh thần trách nhiệm cao, ý thức thực hiện cuộc vận dộng hai không của đội ngũ thầy cô giáo nghiêm túc. Các bài kiểm tra, kì kiểm tra đã được tổ chức khá nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu quả thiết thực.
Cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân, phụ huynh và các tổ chức xã hội khác trên địa bànlà sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
3. Những khó khăn:
Trong việc thực hiện cuộc vận động hai không còn có một số ít giáo viên chủ quan, chưa nhận thức dược một cách đầy đủ, trọn vẹn mục đích của cuộc vận động. Do đó trong việc thực hiện chưa nghiêm túc, triệt để và thiếu kiên quyết.
Về chương trình dạy học tuy có nhiều ưu điểm song yêu cầu cao và nặng nên trong việc dạy chưa chịu khó với học sinh yếu kém, vì hoàn cảnh gia đình.
Bên cạnh đó còn một nguyên nhân không loại trừ đó là do sức ép của việc phổ cập THCS nên một số ít học sinh ỉ lại, lười học và dẫn đến yếu kém.
II. Kế hoạch.
Qua kết quả giảng dạy từ 25/8 đến 15/9 , xuất phát từ thực tế của nhà trường cũng như kế hoạch chỉ đạo của PGD, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy đại trà, khắc phục tình trạng HS ngồi sai lớp, giảm tỉ lệ HS yếu kém. Tôi lập kế hoạch phụ đạo HS yếu kém cụ thể như sau:
1. Theo dõi kết quả từng giai đoạn: (Đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I,giữa học kì II, cuối học kì II và cuối năm).
+Giai đoạn I: Từ 25- 8- 2008 cho đến 15- 11-2008 (Giữa HK I).
+Giai đoạn II: Từ 16-11-2008 cho đến 5-1-2009 (Cuối HK I).
+Giai đoạn III: Từ 11-1-2009 cho đến 1-3-2009 (Giữa HK II).
+Giai đoạn IV: Từ 02-3-2009 cho đến 15-5-2009 (Cuối HK II)
2. Chỉ tiêu thực hiện:
+ Giai đoạn I:
Lớp 6A: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( T.Hương, Hợp).
Lớp 6B: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( Luyến, Việt).
Lớp 6C: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( Nam, Dũng).
+ Giai đoạn II:
Lớp 6A: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( Đức, Trung).
Lớp 6B: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( Đoàn, Đông).
Lớp 6C: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( Hoàng, Chương).
Chỉ tiêu phụ đạo để đưa một số học sinh trên từ yếu lên trung bình, vì qua một số tiết dạy ở đầu năm, khi hướng dẫn chung cho các em yếu - kém thì tôi thấy các em này cơ bảnlà có ý thức học hỏi, rất chú ý giáo viên giảng. Hơn nữa điểm khảo sát của các em không quá yếu, các em có thể vươn lên.
+ Giai đoạn III:
Lớp 6A: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( ....................).
Lớp 6B: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( .....................).
Lớp 6C: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( .....................).
+ Giai đoạn IV:
Lớp 6A: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( .....................).
Lớp 6B: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( ......................).
Lớp 6C: Đưa 02 HS từ yếu - kém lên trung bình ( ......................).
3. Giải pháp thực hiện:
Công tác phụ đạo học sinh yếu kém,học sinh ngồi sai lớp là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên.
+ phụ đạo học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp nhằm giúp các em hiểu hơn về kiến thức, kỹ năng của bộ môn, tái hiện lại kiến thức lớp dưới mà các em đã quên. Trong quá trình dạy GV trực tiếp hướng dẫn cho học sinh yếu kém làm bài tập, hoặc dành 5 phút sau mỗi bài học để hướng dẫn thêm cho các em.
+ Dạy phụ đạo trong các tiết học tự chọn.
+ Phân công nhóm học ở nhà để các em có cơ hội kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau.
+ Thống nhất với GVCN sắp xếp chỗ ngồi cho các em, làm sao HS khá giỏi có thể giúp
đỡ cho HS yếu kém.
+Thường xuyên kiểm tra học sinh yếu kém để nhắc nhở động viên các em học tập tích cực hơn và để xem các em đã tiến bộ được bao nhiêu, còn yếu những chỗ nào để kịp thời lấp chỗ hỏng cho các em.
+ Nội dung phụ đạo: Kiến thức nhỏ, câu hỏi và bài tập để rèn luyện ở lớp và ra bài tập về nhà cho các em.
GV chú ý dẫn dắt cho HS từng bước nhỏ, động viên các em kịp thời ở mỗi câu hỏi hay mỗi bài tập mà các em không trả lời được, GV gợi ý cho ccá em làm và cho điểm ngay các em sẽ hứng thú học tập hơn.
Trong các hoạt động dạy học trên lớp: GV phải động viên và yêu cầu các em yếu kém tham gia, dể các em bỏ ý nghĩ buông xuôi. Trong mỗi GV phải luôn nghĩ rằng: Yêu cầu HS yếu trả lời câu hỏi không phải để trắch phạt, mà để gợi ý và hướng dẫn cho các em biết thêm những kiến thức dù là nhỏ.
Chú ý khi soạn giáo án phải chu đáo, có hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp cho đối tượng HS yếu kém.
Sổ theo dõi học sinh yếu kém.
1.Danh sách học sinh yếu, kém.
TT
Họ và tên
Lớp
Môn
Kquả học tập 07-08
Chỉ tiêu phấn đấu.
Ghi chú
1
Lê Văn Đức
6A
N.Văn
2
Lê Hữu Hùng
6A
N.Văn
3
Lê Thị Hương
6A
N.Văn
4
Ng QuangTrung
6A
N.Văn
5
Đặng Quang Minh
6A
N.Văn
6
Lê Văn Lâm
6A
N.Văn
7
Ng Xuân Duẫn
6B
N.Văn
8
Lê Đức Đoàn
6B
N.Văn
9
Đinh Thị Luyến
6B
N.Văn
10
Trần Văn Tài
6B
N.Văn
11
Lê Hữu Đông
6B
N.Văn
12
Lê Hữu Việt
6B
N.Văn
13
Lê Quang Chương
6C
N.Văn
14
Hoàng Văn Dũng
6C
N.Văn
15
Đinh Hữu Hoàng
6C
N.Văn
16
Lê Quang Nam
6C
N.Văn
17
Lê Đăng Thường
6C
N.Văn
18
Nguyễn Văn Tý
6C
N.Văn
2. Biện pháp thực hiện:
- Trong các tiết dạy phụ đạo thường xuyên gọi các em trả lời.
- Trước khi vào học phải kiểm tra bài cũ các em.
- Thường xuyên kiểm tra 15p trong các buổi học.
- Đưa ra các câu hỏi dễ để các em trả lời.
3. Theo dõi tiến bộ qua từng giai đạn.
TT
Họ và tên
Lớp
Quý 1- 2
Hkì I
Quý 3- 4
Hkì II
Ghi chú
9 - 10
11-12-1
2 - 3
4 - 5
1
Lê Văn Đức
6A
2
Lê Hữu Hùng
6A
3
Lê Thị Hương
6A
4
Ng QuangTrung
6A
5
Đặng Quang Minh
6A
6
Lê Văn Lâm
6A
7
Ng Xuân Duẫn
6B
8
Lê Đức Đoàn
6B
9
Đinh Thị Luyến
6B
10
Trần Văn Tài
6B
11
Lê Hữu Đông
6B
12
Lê Hữu Việt
6B
13
Lê .Q. Chương
6B
14
Hoàng.V.Dũng
6C
15
Đinh.H. Hoàng
6C
16
Lê Quang Nam
6C
17
Lê Đăng Thường
6C
18
Nguyễn Văn Tý
6C
4. Đánh giá hàng tháng và hướng khắc phục:
-Tháng 9:
Các em đã vươn lên đạt kết quả như vậy là do: Các em đã thay đổi cách học, có ý thức học hỏi chú ý giáo viên giảng bài. Một phần nữa là do GV đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình học giúp HS nhận biết kiến thức và làm được 1 số bài tập để nên các em có hướng thú học tập hơn.
Tuy nhiên 1 số lớp không đạt đúng chỉ tiêu đề ra là do ý thức học chưa cao.
Giải pháp: GV phải động viên khuyến khích và chú ý nhiều hơn nữa đến các đối tượng HS này.
- Tháng 10:
Các em đã có ý thức học hỏi, chú ý nghe giáo viên giảng bài. Một phần nữa là do giáo viên tích cực hướng dẫn cho các em nhận biết một số kiến thức cơ bản của bài học và làm dược một số bài tập dễ để các em có hứng thú học tập. Tuy nhiên một số em còn lười học nên kết quả chưa cao.
Giải pháp: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ các em học tập nhiều hơn nữa, thường xuyên kiểm tra bài cũ và đưa ra các bài tập dễ để các em làm. Cần chú ý nhiều hơn nữa đến các đối tượng HS này.
- Tháng 11:
Nhìn chung các em đã có chuyển biến. Qua chất lượng của bài kiểm tra định kì, nhiều em đã có tiến bộ rõ rệt
Cụ thể: Lớp 6A đã có 04 em đạt loại trung bình.
Lớp 6B đã có 03 em đạt loại trung bình.
Lớp 6C đã có 04 em đạt loại trung bình.
Tuy nhiên nhiều em ý thức học tập còn kém, không có ý thức học tập, còn ham chơi.
Giải pháp: Giáo viên bộ môn phải tiếp tuc bồi dưỡng, phụ đạo cho các em bằng cách quan tâm nhiều trong các tiết trên lớp, theo dõi, đánh giá thường xuyên và luôn động viên, nhắc nhở kịp thời để các em sớm tiến bộ.
- Tháng 12:
Các em đã vươn lên đạt kết quả như vậy là do: Các em đã thay đổi cách học, có ý thức học hỏi chú ý giáo viên giảng bài. Một phần nữa là do GV đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình học giúp HS nhận biết kiến thức và làm được 1 số bài tập để nên các em có hướng thú học tập hơn.
Cụ thể: Lớp 6A đã có 04 em đạt loại trung bình.
Lớp 6B đã có 04 em đạt loại trung bình.
Lớp 6C đã có 04 em đạt loại trung bình.
Tuy nhiên 1 số lớp không đạt đúng chỉ tiêu đề ra là do ý thức học chưa cao.
Giải pháp: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ các em học tập nhiều hơn nữa, thường xuyên kiểm tra bài cũ và đưa ra các bài tập dễ để các em làm. Cần chú ý nhiều hơn nữa đến các đối tượng HS này.
File đính kèm:
- Ke hoach Phu dao HS Yeu kem.doc