- Đi trên dây (dây đặt trên sàn).
- Đi trên ván kê dốc.
- Đi nối bàn chân tiến, lùi
- Tập luyện lĩ năng đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Tập thao tác rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì )
39 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
“BẢN THÂN”
(Thực hiện từ ngày 16/09/2013 đến ngày 04/10/2013)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung
Hoạt động
I. Lĩnh vực phát triển thể chất
- Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
- Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Chỉ số 19: Kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày.
- Chỉ số 20: Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn).
- Đi trên ván kê dốc.
- Đi nối bàn chân tiến, lùi
- Tập luyện lĩ năng đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Tập thao tác rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…)
- Hoạt động giờ học:
+ Khởi động: Kết hợp bài tập phát triển chung.
+ Trọng động: Thực hiện bài tập “đi trên dây, đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi bước dồn ngang, đi bước dồn trước trên ghế thể dục…”
+ Hồi tỉnh: Trò chơi.
- Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi và hoạt động chiều.
- Hoạt động giờ học:
+ Sự lớn lên của bé.
+ Nhận biết các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
II. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
- Chỉ số 29: Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
- Chỉ số 33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày.
- Chỉ số 35: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- Chỉ số 36: Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Sở thích, khả năng của bản thân.
- Nói được việc mình có thể làm được phù hợp với khả năng thực tế của bản thân.
- Nói được điều mình thích đúng với biểu hiện trong thực tế.
- Tự giác thực hiện công việc đơn giản hằng ngày mà không chờ sự nhắc nhở.
- Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọc đồ chơi…)
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
- Thể hiện 4 trong 6 trạng thái cảm xúc phù hợp với tình huống qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói khi vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ.
- Hoạt động giờ học:
+ Bé biết làm gì giỏi?
- Hoạt động giờ học:
+ Bé tập xếp quần áo.
- Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động giờ học:
+ Những bức tranh vui vẻ - buồn rầu – giận dữ.
- Hoạt động chơi, hoạt động mọi lúc mọi nơi.
+ Trò chơi: Về đúng nhà
III. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Chỉ số 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ.
- Chỉ số 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
- Chỉ số 90: Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Trẻ lắng nghe và nhận ra được ít nhất 3 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận qua ngữ điệu lời nói của người khác.
- Thể hiện được cảm xúc qua ngữ điệu lời nói của trẻ.
- Nhận dạng các chữ cái
- Thực hiện viết theo đúng quy tắc của Tiếng Việt: viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Hoạt động giờ học:
+ Bài thơ “Thỏ Bông bị Ốm”, “Tâm sự của cái mũi”, “Tay ngoan”…
+ Truyện “Gấu con bị đau răng”, “Đôi tai xấu xí”…
- Hoạt động giờ học:
+ Làm quen chữ cái a, ă, â
- Hoạt động giờ học:
+ Tập tô chữ o, ô, ơ.
- Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi.
IV. Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Chỉ số 116: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc.
- Đếm và nói đúng số lượng đồ vật từ 3 đến 4.
- Chọn được chữ số tương ứng với số đã đếm được.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp.
- Nói tại sao lại sắp xếp như vậy.
- Hoạt động giờ học:
+ Luyện tập nhận biết số lượng 3. Nhận biết số 3.
+ Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 4. Phân biết hình tam giác, hình vuông, chữ nhật.
- Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi.
+ Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể của bé.
V. Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
- Chỉ số 100: Hát theo giai điệu bài hát trẻ em.
- Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
- Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Hát đúng giai điệu, đúng lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu bài hát.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp).
- Biết phối hợp được từ 2 loại vật liệu để làm ra một loại sản phẩm.
- Hoạt động giờ học:
+ Dạy các bài hát “tay thơm, tay ngoan”, “em tập chải răng”.
+ Dạy trẻ vận động theo nhạc: Múa “Tay thơm, tay ngoan”, vỗ tay theo nhịp, phách các bài hát có trong chủ đề.
- Hoạt động giờ học: Tạo hình
+ Vẽ chân dung bạn trai (bạn gái) mà bé thích
+ Nặn búp bê.
- Hoạt động chơi: (góc xây dựng).
KẾ HOẠCH TUẦN 4
Chủ đề nhánh:
BÉ LÀ AI?
Từ 16/09/2013 đến 20/09/2013
Thứ
HĐ
Thứ hai
16/09/2013
Thứ ba
17/09/2013
Thứ tư
18/09/2013
Thứ năm
19/09/2013
Thứ sáu
20/09/2013
SÁNG
Đón trẻ
Điểm danh
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp
Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường “Bản thân”
Điểm danh
Thể dục sáng
Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi
| Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…o”
Trọng động:
| Tay – vai 2: Đưa tay ra phía trước, đưa lên cao.
| Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng.
| Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
| Bật 2: Bật tách, khép chân.
Hồi tỉnh
| Trò chơi “Uống nước”
Hoạt động học
PTTC
VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục
TCVĐ: Nhảy tiếp sức
PTNN
Tập tô chữ cái o, ô, ơ
PTTM
Vẽ chân dung bạn trai (gái) mà bé thích
(mẫu)
PTNT
Các bộ phận trên cơ thể bé
PT TC – XH
Những bức tranh vui vẻ- buồn rầu – giận dữ
Hoạt động ngoài trời
Quan sát tranh chủ đề
TT: Tập tô chữ cái o, ô, ơ
TC: Nu na nu nống
Quan sát tranh chủ đề
TT:: Vẽ chân dung bạn trai (gái) mà cháu thích
(mẫu)
TC: Chạy tiếp cờ
Quan sát tranh chủ đề
TT: Các bộ phận trên cơ thể bé
TC: Bắt chước tạo dáng
Quan sát tranh chủ đề
TT: Những bức tranh vui vẻ- buồn rầu – giận dữ
TC: Tạo dáng
Quan sát tranh chủ đề
TT: Bài thơ “tay ngoan”
TC: Trò chơi thi xem đôi nào nhanh?
Làm quen tiếng việt
- Đầu
- Tóc
- Chải tóc
- Mắt
- Mũi
- Miệng
- Lưỡi
- Răng
- Đánh răng
- Tai
- Mặt
- Rửa mặt.
Ôn tập các từ trong tuần
Hoạt động góc
Góc học tập: Xem tranh, xếp hột hạt, ghép tranh, chơi các trò chơi dân gian theo chủ đề.
Góc phân vai: Trẻ đóng vai người bán hàng, cha mẹ mua thức ăn cho con. Tổ chức sinh nhật cho bạn. Đóng vai người đi siêu thị mua đồ dùng cá nhân…
Góc xây dựng: Xây dựng gian hàng bán thức ăn, bán đồ dùng cá nhân.
Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, xem tranh, hát những bài hát theo chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chơi làm vệ sinh nơi ở
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Đón trẻ
Điểm danh
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp
Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường “Bản thân”
Điểm danh
Hoạt động học
Củng cố
PTTC
VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục
TCVĐ: Nhảy tiếp sức
PTNN
Truyện “cậu bé mũi dài”
PTTM
Trọng tâm
DH: “Cái mũi”
Kết hợp:
NH: “Thật đáng chê”
TCÂN: “Hãy làm theo hiệu lệnh”
Nghỉ
Hoạt động chơi
- Cho trẻ chơi các trò chơi “Ai nhanh nhất?”, “Đếm các bộ phận cơ thể”.
- Hoạt động góc theo ý thích.
An Hảo, ngày tháng năm 2013
Duyệt GVCN
Trần Thị Phương Diễm
Thứ hai, ngày 16 tháng 09 năm 2013
HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi.
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân.
Điểm danh.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN:
Đi học đúng giờ
Giờ học tập trung chú ý.
Giúp cô làm những việc nhỏ.
* Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.
Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…”
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
Trọng động:
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trướ, đưa lên cao..
CB: Đứng thẳng, khép chân, 2 tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước (như nhịp 1).
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
. - Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng, tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp)
+ Nhịp 2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước (lòng bàn tay sấp)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: Đổi bên và thực hiện như trên.
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
CB: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng, 2 tay đưa lên cao.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên.
- Bật 2: Bật tách khép chân
CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật 2 chân sang ngang, 2 tay đưa ngang.
+ Nhịp 2: Bật 2 chân khép, 2 tay thả xuôi người.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên.
3. Hồi tỉnh:
* Cho trẻ chơi trò chơi “Uống nước” vài lần.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ: NHẢY TIẾP SỨC
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết đi trên ghế thể dục một cách khéo léo. Khi đi trẻ biết giữ thăng bằng trên ghế, đầu không cúi.
- Phát triển cơ chân và khả năng giữ thăng bằng.
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trồng lắc, 2 ghế thể dục.
- 15 vòng thể dục, 3 ống cờ, trong mỗi ống cờ có 2 lá cờ khác màu.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Khởi động
- Cả lớp hát “mừng sinh nhật”
- Lúc sáng tới lớp, bác đưa thư đã chuyển cho lớp chúng ta 1 tấp thiệp, không biết bên trong viết gì? Để cô mở ra cho cả lớp mình cùng xem nhé!
- Cô đọc to cho cả lớp nghe “Hôm nay sinh nhật bé Na, bé Na mời cô và các bạn đến nhà Bé Na dự sinh nhật”.
- Các con ơi vậy hôm nay là sinh nhật của bé Na, Bé na mời cô cháu chúng ta đến nhà bạn ấy dự sinh nhật đấy. Các con có muốn đi dự sinh nhật của bé Na không?
- Vậy chúng ta cùng đi đến nhà bạn ấy nào!
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường)
J Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…”
2. Hoạt động 2: Trọng động
A. BTPTC: Bài thể dục sáng
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao..
- Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên (động tác nhấn mạnh)
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
- Bật 2: Bật tách khép chân
B. Vận động cơ bản:
- Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện.
- Đã đến nhà Bé Na rồi đó. Muốn vào nhà bạn ấy thì chúng ta phải đi qua cây cầu phía trước. Để không bị ngã các con xem cô đi trước nhé!
P Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
P Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
- TTCB: Các con đứng khép chân trên 1 đầu cầu, 2 tay chống hông.
- TH: Khi cô nói “đi” các con sẽ bước đi tự nhiên, 2 tay chống hông, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước, khi tới đầu cầu bên kia các con bước từng chân xuống cầu.
- Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét.
- Trẻ thực hành:
- Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần)
- Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại.
* Tổ chức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái), mỗi đội 5 trẻ thi đua với nhau.
- Cô đã chuẩn bị cho 2 đội các phần quà mang tặng cho bé Na, 2 đội sẽ thi đua với nhau đi thăng bằng trên ghế thể dục và mang những phần quà đến tặng cho bé Na. Hết thời gian đội nào mang quà tặng cho bé Na nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng.
C. Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
- Cô chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau. Ở đầu mỗi hàng đặt một ống cờ, mỗi ống có 2 lá cờ khác màu.
- Luật chơi: Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng. Khi nhận được cờ, bạn đầu hàng mới được nhảy tiếp.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp theo hàng dọc. Khi nào các cháu nghe thấy hiệu lệnh “hai, ba” của cô thì cháu thứ nhất (ở cả 3 hàng) nhảy liên tiếp lên phía trước lấy một lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2. Khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ 3. Cháu nào nhảy xong xuống đứng ở cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
* Cho trẻ chơi trò chơi “uống nước” (2 lần)
* Nhận xét – cắm hoa.
- Lớp hát.
- Dạ muốn.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 4l x 8n
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích.
- Trẻ thực hành.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ chơi.
- Hồi tỉnh.
- Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn lại chữ cái o, ô, ơ. Dạy trẻ phát âm chính xác, biết được ñaëc ñieåm chữ cái và nhận biết chữ cái trong tranh từ, trò chơi.
- Giáo dục trẻ thái độ học tập nghiêm túc và hoàn thành công việc được giao, vui chơi ngoan, nhường nhịn bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi cháu một bộ thẻ chữ cái o, ô, ơ
- Bảng nỉ, trống lắc, các bài nhạc trong chủ đề.
- 2 tranh chữ bài thơ “Bé ơi!” khổ A4.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh chủ đề
- Cả lớp hát “tay thơm tay ngoan”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
- Các con đã biết chữ o, ô, ơ, vậy thì hôm nay cô sẽ cho các con tập tô những chữ cái này nhé! “Tập tô chữ o, ô, ơ”
2. Hoạt động 2: Bé chơi cùng bạn!
{ Trò chơi “tìm chữ cái trong bài thơ”
- Cô treo bài thơ “Bé ơi” lên bảng.
“Bé này bé ơi!
Đừng chơi đất cát,
Hãy vào bóng mát,
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no
Đừng cho chân chạy
Mỗi sớm ngủ dậy,
Rửa mặt đánh răng
Sắp đến bữa ăn
Rửa tay đã nhé!
Bé ơi! Bé này!”
Phong Thu
- Cô cho 2 đội chơi, mỗi đội 3 cháu thi đua với nhau lên tìm chữ cái o, ô, ơ. Cháu thứ nhất của 2 đội lên tìm chữ cái o, xong, chạy về hàng. Cháu thứ 2 lên tìm chữ cái ô, xong, cháu thứ 3 lên tìm chữ cái ơ. Khi hết 1 bài hát, đội nào tìm nhanh, chính xác đội đó chiến thắng.
{ Trò chơi tìm chữ cái đã học trong bộ thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô.
- Cô phát cho mỗi cháu 1 bộ thẻ chữ cái o, ô, ơ
- Đầu tiên gọi 1 vài trẻ khá lên bảng, cô phát âm tên chữ cái, cháu tìm và cầm thẻ chữ cái tương ứng giơ lên, quay về phía các bạn dưới lớp. Sau đó cô khen và động viên trẻ.
- Cô cho cả lớp chơi. Khi cô phát âm tên chữ cái, cháu cầm thẻ chữ cái tương ứng giơ lên sau hiệu lện của cô. Cháu nào tìm đúng và giơ thẻ chữ ngay ngắn sẽ được cô khen. Cháu nào tìm chưa đúng, cô hướng dẫn quan sát lại chữ cái đó và tìm cho đúng.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “nu na nu nống”
- Cách chơi: 5 – 6 trẻ ngồi thẳng chân, cô giáo cho trẻ đếm số chân của mình, của bạn. Cô hỏi trẻ phía bên phải, bên trái của trẻ có bao nhiêu chân, trẻ ngồi cạnh bạn nào, ngồi giữa nhưng bạn nào. Sao đó cô và trẻ cùng hát bài “nu na nu nống” vừa vỗ vào chân từng trẻ. Câu hát “tùng”cuối cùng kết thúc ở chân nào thì chân đó co lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả co lại hết. Những lần chơi sau, cô giáo để trẻ tự nói với nhau.
* Nhận xét - cắm hoa
- Lớp hát.
- Dạ
- Chuyển đội hình.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi.
- Cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI
ĐẦU
TÓC
CHẢI TÓC
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ: đầu, tóc, chải tóc.
- Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi: Đầu đâu? Tóc đâu? Cô đang làm gì? Đây là cái đầu; đây là tóc; Cô/ em chải tóc…
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi và dụng cụ học tập trong lớp.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh em gái, bé gái, búp bê.
Trống lắc, đàn, bảng nỉ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
* Cô tập trung trẻ lại gần cô. Cô cho cả lớp nghe hát “Cái mũi”.
- Các con vừ hát bài hát gì?
- Mũi dùng để làm gì?
- Các con chỉ cho cô biết trên cơ thể mình đâu là cái mũi?
- À! Mũi là một bộ phận nằm trên cơ thể chúng ta, ngoài mũi ra còn có rất nhiều bộ phận khác nữa trên cơ thể của mình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chúng nhé!
2. Hoạt động 2: Truyền thụ.
+ Cho trẻ làm quen với từ “Đầu”
- Cô chỉ vào đầu mình và nói “Đầu”. Cô làm lại 2 – 3 lần.
- Cho một vài trẻ lên làm mẫu, vừa chỉ vào đầu vừa nói “Đầu”.
+ Cho các cháu lặp lại theo cô “đầu” (3 lần).
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
+ Cho trẻ làm quen với từ “Tóc”
- Cô chỉ vào tóc mình và nói “Tóc”. Cô làm lại 2 – 3 lần.
- Cho một vài trẻ lên làm mẫu, vừa chỉ vào tóc vừa nói “Tóc”.
+ Cho các cháu lặp lại theo cô “tóc” (3 lần).
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
+ Cho trẻ làm quen với từ “Chải tóc”
- Cô vừa làm động tác chải đầu vừa nói “chải đầu”. Cô làm lại 2 – 3 lần
- Cho một vài trẻ lên làm mẫu, vừa làm vừa nói “chải tóc/ chải đầu”.
+ Cho tất cả trẻ vừa làm hành động vừa nhắc lại (2 - 3 lần).
- Cô nói “đầu , tóc, chải tóc và trẻ chỉ vào các bộ phận / thực hiện hành động tương ứng.
3. Hoạt động 3: Mở rộng.
- Dạy trẻ nói các câu đầy đủ:
+ Cô chỉ vào đầu và nói “Đây là cái đầu”. Cho trẻ nhắc lại.
+ Cô cầm tóc trên tay và nói “Đây là tóc”. Cho trẻ nhắc lại.
+ Cô cầm lược chải tóc và nói “Cô chải tóc”. Cho trẻ nhắc lại.
+ Cô đặt câu hỏi, trẻ trả lời: Đầu đâu? Tóc đâu? Cô đang làm gì? Sau đóc cho trẻ tự đặt câu hỏi và trả lời.
- Trẻ hát.
- Cái mũi.
- Mũi dùng để thở.
- Trẻ chỉ.
- Dạ!
.
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ nhắc lại.
- Cô đang chải tóc.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chơi tự nguyện hứng thú, chơi theo ý thích của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Trẻ hiểu nội dung các góc chơi, chơi đúng chủ đề “bản thân”.
- Thông qua vai chơi trẻ biết được một số ứng xử phù hợp, vị trí của trẻ với bạn bè. Bảo vệ cơ thể.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân…
- Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế
- Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom…
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
- Lớp hát “Mừng sinh nhật”.
- Hôm nay sinh nhật của bạn Na, các con hãy vui chơi thỏa thích nhé. Ở nhà bạn Na có rất nhiều trò chơi vui cô muốn giới thiệu cho các con.
- Các con nói cho cô biết, tuần này chúng ta sẽ chơi theo chủ đề nào?
- Các con sẽ có bao nhiêu góc chơi? Và các góc sẽ chơi những gì?
- Đã đến giờ vui chơi, các con nghe cô giới thiệu các trò chơi ở các góc nhé!
2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi.
* Góc phân vai: Các con chơi phòng mạch của bác sĩ, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, ra toa thuốc. Đóng vai y tá lấy thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân. Chơi đóng vai cha mẹ đưa con đi khám bệnh, chơi nấu ăn, dọn buổi tiệc mừng sinh nhật cho con.
* Góc xây dựng: C/c sẽ xây dựng ngôi nhà của bé, có hàng rào, cây xanh, có lối đi vào cổng, có đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình.
* Góc nghệ thuật: Các con nặn búp bê, chân dung bạn trai, bạn gái mà con thích. Trang trí bánh sinh nhật, hát những bài hát về chủ đề.
* Góc học tập: Các con chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh, đọc kể những câu chuyện như cậu bé mũi dài, gấu con bị đau răng…
* Góc thiên nhiên: Các con sẽ tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, bắt sâu…
- Cô nhắc trẻ chơi ngoan, không giành đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng.
2. Hoạt động 2: Quá trình chơi.
- Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc.
- Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu.
{ Tích hợp trò chơi dân gian: Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 5 trẻ chơi “Trời mưa”.
- Luật chơi: Ai không tìm được gốc cây sẽ bị loại.
- Cách chơi: Cô xếp 4 cái ghế thành hình vòng cung. Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào 1 gốc cây (là 1 cái ghế). Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô giáo ra hiệu lệnh “trời mưa” và gõ trống dồn dập, trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình “1 gốc cây” trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không tìm được “gốc cây” sẽ bị loại.
3. Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi.
- Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa.
- Trẻ cất đồ chơi.
- Chủ đề bản thân.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ vui chơi.
- Trẻ vui chơi.
- Trẻ cắm hoa.
-------------------------------------------------------------
CHIỀU
ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG HỌC
CỦNG CỐ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ: NHẢY TIẾP SỨC
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho trẻ đi trên ghế thể dục một cách khéo léo. Khi đi trẻ biết giữ thăng bằng trên ghế, đầu không cúi.
- Phát triển cơ chân và khả năng giữ thăng bằng.
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trồng lắc, 2 ghế thể dục.
- 15 vòng thể dục, 3 ống cờ, trong mỗi ống cờ có 2 lá cờ khác màu.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Khởi động
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường)
J Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…”
2. Hoạt động 2: Trọng động
A. BTPTC: Bài thể dục sáng
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trướ, đưa lên cao..
- Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên (động tác nhấn mạnh)
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
- Bật 2: Bật tách khép chân
B. Vận động cơ bản:
P Cô nhờ một trẻ làm mẫu kèm theo lời giải thích của cô.
- TTCB: Các con đứng khép chân trên 1 đầu cầu, 2 tay chống hông.
- TH: Khi cô nói “đi” các con sẽ bước đi tự nhiên, 2 tay chống hông, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước, khi tới đầu cầu bên kia các con bước từng chân xuống cầu.
- Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét.
- Trẻ thực hành:
- Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần)
- Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại.
* Tổ chức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái), mỗi đội 5 trẻ thi đua với nhau.
- Cô cho trẻ thi đua 2 – 3 lần (nâng cao yêu cầu)
C. Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức” (chơi như buổi sáng)
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
* Cho trẻ chơi trò chơi “uống nước” (2 lần)
* Nhận xét – cắm hoa.
- Lớp hát.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 4l x 8n
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ tập 2l x 8n
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích.
- Trẻ thực hành.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ chơi.
- Hồi tỉnh.
- Trẻ cắm hoa.
TRÒ CHƠI “AI NHANH NHẤT?”
Mục đích:
Phát triển cơ bắp, rèn luyện phản xạ nhanh.
Trẻ phân biết được một số các trạng thái biểu hiện cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận.
Chuẩn bị:
Các tranh bằng bìa với các hình vẽ các khuôn mặt thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi, thoải mái, tức giận, không hài lòng.
Cách chơi:
Vẽ 3-4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản…)
Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát “Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khen, thỏ rất vui”. Khi cô dừng lại và hỏi “Thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ?” thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc buồn, tức giận…
Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi kết thúc bản nhạc, trẻ phải chạy nhanh về vòng có khuôn mặt thể hiện tr
File đính kèm:
- tuan 4 ban than 2013.doc