Kế hoạch thực hiện năm học 2010 – 2011 - Trường mầm non chất lượng cao Sao Mai

I./ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển toàn diện của nhà trường.

- Căn cứ vào đặc điểm thực tế của địa phương, của trường và của lớp.

II./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP.

- Giáo viên: Đỗ Thị Hiền

 Lê Kim Thao

 Nguyễn Thị Hương Huế

- Số trẻ: 25 trẻ (trong đó: 13 trẻ nữ, 12 trẻ nam, 02 cháu là người dân tộc)

1. Thuận lợi:

* Giáo viên:

- Hai giáo viên trung cấp mầm non, một giáo viên cao đẳng (tiểu học) có kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Hai giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy chương trình thực nghiệm, một giáo viên đã thực hiện 01 năm chương trình giáo dục mầm non.

- Là những giáo viên năng động, sáng tạo, có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tư cách đạo đức tốt và được các đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh tin tưởng, học sinh yêu quý.

* Về trẻ:

- Trẻ không có cùng độ tuổi, khả năng nhận thức không được đồng đều, đa số trẻ chưa đi học.

- Một số trẻ còn nhút nhát.

- Trẻ còn nhiều em khóc nhiều vì không cùng độ tuổi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện năm học 2010 – 2011 - Trường mầm non chất lượng cao Sao Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch thực hiện năm học 2010 – 2011 Lớp: Tôm 2 Trường Mầm non chất lượng cao sao mai I./ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố. - Căn cứ vào kế hoạch phát triển toàn diện của nhà trường. - Căn cứ vào đặc điểm thực tế của địa phương, của trường và của lớp. II./ Đặc điểm tình hình lớp. - Giáo viên: Đỗ Thị Hiền Lê Kim Thao Nguyễn Thị Hương Huế - Số trẻ: 25 trẻ (trong đó: 13 trẻ nữ, 12 trẻ nam, 02 cháu là người dân tộc) 1. Thuận lợi: * Giáo viên: - Hai giáo viên trung cấp mầm non, một giáo viên cao đẳng (tiểu học) có kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Hai giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy chương trình thực nghiệm, một giáo viên đã thực hiện 01 năm chương trình giáo dục mầm non. - Là những giáo viên năng động, sáng tạo, có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tư cách đạo đức tốt và được các đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh tin tưởng, học sinh yêu quý. * Về trẻ: - Trẻ không có cùng độ tuổi, khả năng nhận thức không được đồng đều, đa số trẻ chưa đi học. - Một số trẻ còn nhút nhát. - Trẻ còn nhiều em khóc nhiều vì không cùng độ tuổi. * Về cơ sở vật chất: - Trường mới xây dựng tiện nghi đầy đủ sạch sẽ, thoáng đãng có sân chơi rộng rãi cho trẻ. - Lớp học thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, được trang trí đẹp mắt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Lớp học được trang bị đầy đủ đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ bán trú ở trườn: có hệ thống điều hoà nhiệt độ, quạt mát về mùa hè, chăn đệm ấm về mùa đông, có hệ thống nước sạch cho trẻ rửa mặt mũi, chân tay. Được trang bị máy vi tính, ti vi, đầu đĩa, bàn ghế mới được trang bị bền đẹp đáp ứng tốt mọi nhu cầu chơi và học của trẻ. - Đồ dùng học tập, đồ chơi đa dạng, phong phú, mầu sắc hấp dẫn trẻ. * Về phụ huynh: - Đa số phụ huynh đều rất quan tâm đến con em mình. - Có ý thức chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của trường, lớp đề ra. - Nhiệt tình phối hợp với nhà trường, với lớp trong mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Khó khăn: * Về cô: - Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và vận dụng vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Để hưởng ứng phong trào áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục mầm non và nắm bắt được những ưu điểm khi giáo viên biết thiết kế bài soạn trên máy vi tính, thiết kế một số bài giảng điện tử nên hầu hết các giáo viên thực hiện chương trình mầm non mới đều áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. * Về trẻ: - Một số trẻ chưa có nề nếp, thói quen lễ giáo ( trẻ còn nói trống không, xưng hô chưa phù hợp ... ) - Nhiều trẻ trong lớp còn hiếu động, nghịch ngợm làm ảnh hưởng đến nề nếp của lớp: Ngọc ánh, Đạt Duy ... - Vẫn còn trẻ chưa biết nói: Hoàng Nguyên, Linh Phương, Thu Uyên, Ngọc ánh... - Một số trẻ ăn chậm: Thuỳ Chi, Trung Anh, Trí Dũng, Ngọc Hà ... - Trong đó có một số trẻ sức khoẻ kênh B là cháu: Nguyễn Tuấn Minh, 02 cháu béo phì: Nguyễn Hoàng Ngọc ánh, Tạ Nguyễn Bảo Linh. * Về phụ huynh: - Một số phụ huynh ý thức còn chưa được tốt trong việc chấp hành nội quy, quy chế của trường, của lớp như: đưa, đón trẻ chưa đúng giờ quy định, còn vứt bỏ rác bừa bãi, chưa để xe đúng nơi quy định ... III./ Mục tiêu cuối độ tuổi. 1. Phát triển thể chất: - Trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. + Cân nặng: Trẻ trai: 11,6 kg - 14,7 kg Trẻ gái: 11,4 kg - 13,9 kg + Chiều cao: Trẻ trai: 89,4 cm - 96,5 cm Trẻ gái: 88,4 cm - 95,6 cm - Rèn và phát triển các kỹ năng vận động: Đi theo đường thẳng dài 2 mét; Đi thẳng người và giữ được thăng bằng; Bật xa bằng 02 chân khoảng 20 cm; Ném về phía trước bằng 01 tay; Xếp chồng 3-4 khối; Cầm được thìa xúc ăn; Cầm cốc uống nước; Tự đi dép ... - Xâu được chuỗi hạt. - Làm được một số việc tự phục vụ đơn giản với sự giúp đỡ của cô giáo. - Biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và tránh khi được nhắc nhở. 2. Phát triển nhận thức: - Thích chơi với các đồ chơi, khám phá đồ vật. - Nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc. - Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận của cơ thể (mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân, đầu). - Biết tên bản thân, tên người thân trong gia đình, tên cô giáo. - Nhận ra 03 mầu cơ bản: Đỏ, Vàng, Xanh. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Nhắc được 3-4 từ trở lên, phát âm rõ. - Hiểu và làm theo chỉ dẫn của người lớn, đọc được thơ. - Trả lời được những câu hỏi: Ai? ; Cái gì? ; Thế nào? ; Để làm gì? ; Tại sao? 4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: - Thích bắt chước một số hành động: ôm ấp, vỗ về, cho búp bê ăn, thích chơi với bạn. - Thích nghe hát, nghe nhạc, thích xem sách tranh ảnh có mầu sắc. - Thích làm một số việc đơn giản. - Biết chào hỏi, cảm ơn. - Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm. - Thích vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp, phấn ... IV./ Thực hiện chuyên đề. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. V./ Công tác bồi dưỡng. - Tham gia đầy đủ và có chất lượng các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các buổi chuyên đề do các cấp lãnh đạo tổ chức. - Có kế hoạch tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập các trường, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm. VI./ Đăng ký thi đua. * Giáo viên: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. * Cháu: - Tỷ lệ chuyên cần: 80% - 90 % - Bé ngoan: 75% - 80% - Cháu ngoan Bác Hồ: 70% - 75% * Lớp: - Phấn đấu đạt danh hiệu lớp đủ điều kiện loại tốt. VII./ Công tác xã hội hoá giáo dục: - Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp. - Phối hợp với phụ huynh học sinh và các ban ngành, đoàn thể cùng thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Phối hợp giữa gia đình và nhà trường mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. VIII./ Biện pháp thực hiện: - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo. - Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng cùng chăm sóc, giáo dục trẻ. - Hồ sơ, sổ sách đầy đủ và sạch sẽ. - Thực hiện giờ nào việc ấy, không cắt xén thời gian hoạt động của trẻ. Lên kế hoạch và soạn giảng đúng quy định. - Chú trọng tổ chức môi trường hoạt động tích cực cho trẻ. - Tích cực sưu tầm sách báo, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. IX./ Kế hoạch thựchiện các chủ đề: TT Tên chủ đề Số Tuần Thực Hiện Tên chủ đề nhánh Số Tuần Thực Hiện Thời gian thực hiện 1 Trường Mầm Non 4 - Trường mầm non Sao Mai của bé. - Lớp Tôm của bé. - Bé vui tết Trung thu. 1 1 2 06 - 10/9/2010 13 - 17/9/2010 20/9 - 01/10/2010 2 Bản Thân 3 - Tôi là ai? (Bé giới thiệu về mình) - Cơ thể bé. - Bé cần làm gì để lớn lên và khoẻ mạnh. 1 1 1 04 - 08/10/2010 11 - 15/10/2010 18 - 22/10/2010 3 Gia Đình 5 - Gia đình thân yêu của bé. - Gia đình sống chung một mái nhà. - Ngày hội mừng cô. - Nhu cầu trong Gia đình. 2 1 1 1 25/10 - 05/11/2010 08 - 12/11/2010 15 - 19/11/2010 22 - 26/11/2010 4 Bé Thích Gì? 4 - Bé làm quen với 1 số ngành nghề quen thuộc chủ yếu. - Bé tập làm Cô giáo. - Bé tập làm Bác sỹ. - Bé Yêu chú Bộ đội. 1 1 1 1 29/11 - 03/12/2010 06 - 10/12/2010 13 - 17/12/2010 20 - 24/12/2010 5 Thế Giới Động Vật (Những con vật đáng yêu) 4 - Một số con vật sống trong gia đình (có mỏ, 2 chân, 2 cánh) - Gia cầm. - Những con vật sống trong gia đình (có 4 chân). - Những con vật kỳ diệu dưới nước. - Bí mật trong Rừng xanh. 1 1 1 1 27 - 31/12/2010 03 - 07/01/2011 10 - 14/01/2011 17 - 21/01/2011 6 Cây Xanh, Hoa Quả, Mùa Xuân (Thế giới Thực vật) 5 - Bé vui đón Tết. - Mùa Xuân của Bé (Trò chuyện về mùa Xuân). - Bé yêu Cây xanh. - Rau Quả quanh Bé. - Quà 08/3 1 1 1 1 1 24 - 28/01/2011 07 - 11/02/2011 14 - 18/02/2011 21 - 25/02/2011 28/02 - 04/3/2011 7 Bé Với Phương Tiện Giao Thông 6 - Bé làm quen với các Phương tiện Giao thông. - Bé học Luật Giao thông. 3 3 07/3 - 01/4/2011 04 - 22/4/2011 8 Nước Và Mùa Hè (Thiên nhiên kỳ thú) 3 - Nước giúp gì cho Bé? - Bốn Mùa em yêu. 1 2 25 - 29/4/2011 02 - 13/5/2011 X./ Nội dung giáo dục trẻ 24 - 36 tháng: 1. Phát triển vận động: * Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Thổi Bóng, ngửi Hoa, Máy bay (Tầu hoả) kêu, bóng xì hơi, gà gáy. - Những động tác phát triển cơ tay vai: Hai tay đưa lên cao, hai tay đưa sang ngang, hai tay đưa về phía trước, phía sau, vẫy hai cánh tay. - Những động tác phát triển cơ bụng lườn: Nghiêng người về hai phía, cúi người xuống. - Những động tác phát triển cơ chân: Ngồi xổm, nhảy, đi bộ. * Các bài tập phát triển vận động cơ bản. - Các bài tập đi, thăng bằng và chạy: Đi theo đường ngoằn ngoèo, đi có mang vật trên đầu (30-36 tháng), đi theo nhịp đếm, trống, lắc, bài hát, đi kiễng chân, đi đều bước (30-36 tháng), đi kết hợp với chạy, chạy theo hướng đã định, đổi hướng. - Các bài tập nhảy: Ném vào đích nằm ngang: khoảng cách 70 - 100cm, đường kính của đường tròn làm đích là 50cm; tung Bóng bằng 2 tay từ phía dưới. - Các bài tập bò, trườn: Bò trong đường hẹp 35 - 40cm bò bằng 2 bàn tay và 2 bàn chân (30-36 tháng). * Trò chơi vận động. - Nu na Nu nống, Mèo và Chim Sẻ, Chim Sẻ và Ôtô, con Bọ Dừa, con Rùa, bong bóng Xà phòng, bịt mắt bắt Dê, bắt Bướm, dung dăng dung dẻ, trời Nắng trời Mưa, Gà trong vườn Rau, phi Ngựa, Bóng tròn to, một đoàn Tầu. 2. Phát triển lời nói: * Nói chuyện trong sinh hoạt. - Dạy trẻ biết vâng, dạ, cảm ơn, xin lỗi. - Dạy trẻ biết tên Nhà trẻ, tên các Cô giáo trong nhóm, tên Bố, tên Mẹ. - Gợi ý trẻ kể về các sự việc diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày. * Dạy trẻ nhận biết và tập nói theo chủ đề. - Những người thân trong Gia đình: + Trẻ nhận biết và gọi tên: Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh, Chị. Nhận biết và nói thành lời các hành động của các nhân vật trong tranh. + Liên hệ với Gia đình trẻ: Có những ai? Tên Bố, Mẹ? Làm ở đâu? - Đồ vật: Trẻ gọi được tên, biết công dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt Gia đình (Bàn, ghế, giường, tủ, xoong, nồi ...). - Con vật: Trẻ gọi được tên một số các con vật và biết một số đặc điểm nổi bật của các con vật đó ( mầu sắc, tiếng kêu, tác dụng ...) - Các loại Quả: Trẻ gọi được tên một số loại Quả, biết cấu tạo của một loại (vỏ, hạt, mùi ...) - Các loại Rau: Trẻ gọi được tên một số loại Rau (cuống, lá ...) - Phương tiện Giao thông: Trẻ gọi được tên một số phương tiện giao thông và biết một số đặc điểm của phương tiện giao thông đó. * Thơ. - Giúp trẻ cảm nhận nhịp thơ, đồng dao. - Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe một số bài thơ, đồng dao: yêu Mẹ, gọi Nghé, tìm ổ, quả Thị, Hoa nở, con Trâu, con Tàu, con Voi, Trăng, con Rùa, đi Dép, Gà gáy. - Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, cho trẻ làm quen với một số cụm từ tượng hình, tượng thanh, từ láy. - Kể cho trẻ nghe một số câu chuyện: Cháu chào Ông ạ, quả Trứng, Thỏ con không vâng lời, Gà mái hoa mơ, đôi bạn nhỏ, Chó vàng, cây Táo, Cá và Chim, Sẻ con, Thỏ ngoan, quả Thị. - Có thể chọn thêm một số bài Thơ, đồng dao, chuyện kể ngắn gọn, đơn giản, gần gũi với trẻ để dạy. 3. Hoạt động với đồ vật: * Xếp hình. - Xếp chồng các khối gỗ lên nhau theo chủ đề: Ôtô, cái Bàn, cái Nhà ... - Xếp các khối gỗ cạnh nhau theo chủ đề: Hàng rào, cái Cầu, cái Cổng ... * Nhận biết phân biệt. - Màu sắc: Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các màu: Xanh, Đỏ, Vàng. - Hình dạng: Dạy trẻ nhận biết và gọi tên hình Tròn, hình Vuông. - Kích thước: Dạy trẻ phân biệt kích thước To - Nhỏ. * Xâu hạt. - Dạy trẻ xâu hạt thành chuỗi. - Dạy trẻ xâu hạt thành chuỗi theo mẫu. * Nặn. - Cho trẻ làm quen với đất nặn: Đất nặn mềm dẻo có thể lăn tròn, ấn dẹt ... nặn ra những sản phẩm khác nhau. 4. Giáo dục âm nhạc: * Nghe hát. - Cò lả, Ru em, Đi ngủ, Cây Trúc xinh, con Cò cánh trắng, Trống cơm, chim Sẻ, vỗ tay to - nhỏ, em mơ gặp Bác Hồ, Mẹ yêu không nào, chiếc khăn tay. * Học hát. - Búp bê, con Mèo, ếch ộp, Nu na nu nống, lời chào buổi sáng, gà con mèo con và cún con, đôi dép xinh, con Gà trống, con chim hót trên cành cây, con Gà gáy, mùa hè đến, chú Mèo. * Vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát. - Đi đều, tập tầm vông, đoàn tầu, phi Ngựa, lái Ôtô, chim bay cò lả, kéo cưa lừa xẻ, trời nắng trời mưa, rước đèn, cùng múa vui, thả đỉa ba ba. 5. Trò chơi: * Trò chơi phát triển lời nói. - Búp bê mặc gì? Dạo chơi trong nhóm, Con gì kêu thế nào? Tiếng kêu của cái gì? Cái gì trong túi, lô tô. * Trò chơi nhận biết phân biệt. - Thiếu bạn nào? Tìm đúng màu, tìm đúng hình, hình khối gì trong túi? Vỗ tay theo cô, cái gì biến mất? Thêm gì, thiếu gì? * Trò chơi luyện khéo tay. - Tay đẹp, con Sên, con Bò, cắp cua bỏ giỏ, xé giấy, xé lá, gập giấy, xé theo hình, cái cúc, khâu quần áo, xâu hạt. * Trò chơi vận động. - Những chú Gà con, con Muỗi, Chuồn chuồn bay, Xiếc: đi trên dây. * Trò chơi thao tác vai. - Ru em ngủ, cho em ăn, nấu ăn, Bác sỹ khám bệnh, tiêm thuốc, cặp nhiệt độ, bán hàng. * Trò chơi dân gian. - Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ, trốn tìm, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ.

File đính kèm:

  • docKe hoach nam 2010.doc
Giáo án liên quan