I.Thời gian, địa điểm:
- Ngày 15 tháng 3 năm 2012 ( lúc 14h 30 p)
- Tại sân trường THCS Quang Trung
II. Thành phần:
1. Ban tổ chức:
- Đồng chí Trần Ngọc chuyên- PHT – trưởng ban tổ chức.
- Đồng chí Hồ Thị Thuỷ - TT Tổ Xã hội – Phó ban.
- Đồng chí Đoàn Đăng Bảo Ngọc – TP tổ Xã hội – Uỷ viên.
- Đồng chí Lê Thị Niệm- GV Ngữ Văn- Uỷ viên
2. Ban giám khảo:
- Đồng chí: Lê Thị Hồng Mai- HT- Trưởng ban giám khảo.
- Đồng chí : Trần Ngọc Chuyên – PHT - Uỷ viên.
- Đồng chí : Lê Thị Niệm- Giáo viên Ngữ Văn- Uỷ viên.
3. Ban cố vấn – Ra đề thi .
- Đồng chí: Trần Ngọc Chuyên - PHT
- Đồng chí: Lê Thị Niệm - Giáo viên Ngữ Văn
- Đồng chí: Đoàn Đăng Bảo Ngọc - Giáo viên Ngữ Văn
- Đồng chí: Triệu Thị Châm - Giáo viên Ngữ Văn
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức ngoại khoá của tổ xã hội năm học 2011-2012 “em yêu văn học dân gian”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – hạnh phúc
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHOÁ CỦA TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2011-2012
“ EM YÊU VĂN HỌC DÂN GIAN”
I.Thời gian, địa điểm:
- Ngày 15 tháng 3 năm 2012 ( lúc 14h 30 p)
- Tại sân trường THCS Quang Trung
II. Thành phần:
Ban tổ chức:
Đồng chí Trần Ngọc chuyên- PHT – trưởng ban tổ chức.
- Đồng chí Hồ Thị Thuỷ - TT Tổ Xã hội – Phó ban.
- Đồng chí Đoàn Đăng Bảo Ngọc – TP tổ Xã hội – Uỷ viên.
- Đồng chí Lê Thị Niệm- GV Ngữ Văn- Uỷ viên
2. Ban giám khảo:
- Đồng chí: Lê Thị Hồng Mai- HT- Trưởng ban giám khảo.
- Đồng chí : Trần Ngọc Chuyên – PHT - Uỷ viên.
- Đồng chí : Lê Thị Niệm- Giáo viên Ngữ Văn- Uỷ viên.
3. Ban cố vấn – Ra đề thi .
- Đồng chí: Trần Ngọc Chuyên - PHT
- Đồng chí: Lê Thị Niệm - Giáo viên Ngữ Văn
- Đồng chí: Đoàn Đăng Bảo Ngọc - Giáo viên Ngữ Văn
- Đồng chí: Triệu Thị Châm - Giáo viên Ngữ Văn
4. Ban thư kí.
- Đồng chí : Lê Thị Kim Chung.
- Đồng chí : Nguyễn Hữu Tài
5. Dẫn chương trình:
- Đoàn Đăng Bảo Ngọc
- Trịnh Trung Kiên
6. Nội dung cuộc thi.
- Chọn 4 đội dự thi , mỗi đội có 4 thành viên trong đó có học sinh của các khối 6,7,8,9.
- Bốn đội sẽ tranh giải: nhất, nhì , ba
7. Cơ cấu giải thưởng
- 01 giải nhất: 300.000
- 01 giải nhì: 200.000
- 02 giải ba: 100.000
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Kôngchro, ngày 02 tháng 3 năm 2012
Tổ trưởng
Hồ Thị Thuỷ
Trường THCS Quang Trung Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ Xã Hội Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
NGOẠI KHÓA EM YÊU VĂN HỌC DÂN GIAN
PHẦN I: TUYÊN BỐ LÍ DO , GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU, GIỚI THIỆU ĐỘI CHƠI.
PHẦN II: NỘI DUNG THI
I. Giới thiệu đội chơi. ( Làm phiếu BGK chấm)
Các đội sẽ bốc thăm số thứ tự để giới thiệu về đội chơi của mình. ( 10 điểm cho mỗi đội)
Yêu cầu: giới thiệu về các thành viên của đội và lí do tham gia.
II. Thi kiến thức văn học dân gian
1. Bông hoa may mắn. Có 4 bông hoa và sau mỗi bông hoa có 1 câu hỏi các đội sẽ bốc thăm chọn cho đội mình một bông hoa và đưa câu hỏi cho MC đọc, thời gian suy nghĩ là 15 giây, trả lời đúng được 10 điểm; không trả lời được giành quyền cho đội khác, thời gian cho đội khác là 10 giây, trả lời đúng được 5 điểm, không trả lời được danhfcho khán giả.
Bông hoa thứ nhất: Truyền thuyết nào thể hiện khát vọng chế ngự thiên tai của nhân dân ta?
Đáp án: Sơn Tinh – Thủy Tinh
Bông hoa thứ 2: Hình ảnh cái bọc trăm trứng trong truyện “Con rồng cháu Tiên” có ý nghĩa gì?
Đáp án: Giải thích nguồn gốc người Việt, làm câu chuyện thêm hấp dẫn.
Bông hoa số 3: Mục đích của truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng là gì”?
Đáp án: Khuyên con người không nên chủ quan, huênh hoang, cao ngạo.
Bông hoa số 4: Thể loại hát nói nào có nguồn gốc ở Nam Bộ trong các thể loại sau?
a. Chèo. B. Quan họ C. Cải lương D. Hát Xoan
Đáp án: C Cải lương
2.Trò chơi ô chữ. ( các đội chuẩn bị bảng phụ)
Ô chữ này có 8 hàng ngang và mỗi hàng ngang có các từ gợi ý cho từ khóa. HS ở các đội bắt đầu chọn các ô chữ. Trả lời đúng hàng ngang được 10 điểm , trả lời không được, dành cho khán giả. Thời gian là 20 giây cho một ô hàng ngang.
Từ khóa nếu đội nào trả lời trước khi mở ô hàng ngang thứ 3 được 40 điểm, sau ô hàng ngang thứ 3 được 30 điểm, sau gợi ý thứ nhất được 20 điểm, sau gợi ý thứ 2 được 10 điểm, sau gợi ý thứ 3 được 5 điểm.
Ô hàng ngang thứ nhất- Gồm 7 chữ cái : Đây là tên 5 nhân vật có trong truyện ngụ ngôn mà em đã được học? à Thầy bói ( truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi)
Ô hàng ngang thứ 2- gồm 12 chữ cái: Tích truyện trong chèo được lấy từ đâu? à Truyện cổ tích
Ô hàng ngang thứ 3- gồm 7 chữ cái: Trong xã hội nông thôn nơi đây là nơi dùng để biểu diễn sân khấu chèo? à Sân đình.
Ô hàng ngang thứ 4 – gồm có 15 chữ cái: môi trường xã hội nào mà trong đó diễn ra sự bất công đối với người em út, người con riêng, người mồ côi? à Xã hội phong kiến.
Ô hàng ngang số 5 gồm có 23 chữ cái: câu ca dao: “ thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu ngày tết bánh chưng xanh”
Giải thích tục lệ nào khi tết đến xuân về? à Tục làm bánh chưng, bánh dày.
Ô chữ thứ 6 gồm có 10 chữ cái: Câu: Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước cạn khúc sông đà? Nói về nhân vật nào? à Thánh Gióng.
Ô hàng ngang số 7 gồm có 2 chữ cái và 2 con số: Truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh diễn ra vào đời Hùng Vương số mấy?
à Thứ 18
Ô hàng ngang số 8 gồm có 12 chữ cái: Thần Sơn Tinh còn có tên gọi khác là thần nào?
à Thần Tản Viên
* Gợi ý thứ nhất:
* Gợi ý thứ hai:
* Gợi ý thứ ba:
àTừ khóa: ?????? ( Từ khoá gì em ko biết bảo sao học sinh biết?????)
3. Phần dành cho khán giả.
Câu 1: câu chuyện có nội dung “kén rể,đánh ghen” có tên là gì? à Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Câu 2: Nhân vật Lang Liêu gắn với sự vật nào trong ngày tết cổ truyền? à Bánh chưng.
Câu 3: Truyền thuyết “ Sự tích hồ gươm” được gắn với sự kiện lịch sử nào? à cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam sơn
Câu 4: “ Ông Lão đánh cá và con cá vàng”, là truyện dân gian nước nào? à Nước Nga.
Câu 5: Những câu hát than thân của người phụ nữ thường được bắt đầu bằng những cụm từ nào? à Thân em…
4. Phần thi: Ghi nhanh đoán đúng.
Phần này có 10 câu hỏi tương ứng với 100 điểm ( Mỗi câu 10 điểm)
Các đội nghe câu hỏi và bấm chuông trả lời. Đội nào bấm chuông trước , trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cho đội khác .
Câu 1: Đây là tên gọi của 1 thể loại văn học dân gian kể về kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật em út, mồ côi mà em đã được học?
Đáp án: Cổ tích.
Câu 2: Câu ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đáp án: So sánh
Câu 3: Ai là người được thần cho cây bút có thể vẽ mọi vật thành vật thật?
Đáp án: Mã Lương
Câu 4: Biểu hiện đầu tiên khi đọc truyện cười là gì?
Đáp án: Cười
Câu 5: Câu đố: “Hai tay ôm lấy cột nhà
Ruột gan không có cái da bầy nhầy.”
Là cái gì?
Đáp án: Cái võng
Câu 6: Ca dao thường sử dụng thể thơ nào?
Đáp án: Thể thơ lục bát.
Câu 7: Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?
Đáp án: Khuyên nhủ, nêu bài học.
Câu 8: Truyền thuyết khác với truyện cổ tích điểm nào?
Đáp án: Có yếu tố lịch sử.
Câu 9: Ai là tác giả của các tác phẩm văn học dân gian?
Đáp án: Quần chúng nhân dân lao động trong xã hội phong kiến.
Câu 10: Đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết?
Đáp án: Tưởng tượng, kì ảo.
5. Phần thi dành cho khán giả.
Câu 1: Câu đố. “ Có cổ mà chẳng có đầu
Có tay mà chẳng thấy chân đâu mới tài
Dù là già, trẻ, gái, trai.
Mùa đông, mùa hạ,ai, ai cũng cần”
Là cái gì?
Đáp án: Cái áo.
Câu 2: Đây là một thể loại truyện dân gian kể về các sự kiện , các nhân vật có liên quan tới lịch sử thời quá khứ?
Đáp án: Truyền thuyết
Câu 3: Đây là một truyền thuyết gắn với ngựa sắt?
Đáp án: Thánh Gióng
Câu 4: Đây là truyện cổ tích về người mang lốt vật?
Đáp án: Sọ Dừa
Câu 5: Đây là truyện ngụ ngôn khuyên người ta phải biết đoàn kết gắn bó?
Đáp án: Chân, tay, mắt, miệng.
Phần III: Thi kể chuyện
Mỗi đội sẽ bốc thăm số thứ tự để dự thi phần này ( Mõi câu chuyện đạt tối đa 100 điểm- có bảng chấm điểm riêng)
III. KẾT THÚC
- Thư ký tổng hợp điểm
- Công bố kết quả
- Trao giải: Mời đ/c Lê Thị Hồng Mai trao giải cho các đội chơi
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
TỔ XÃ HỘI
PHIẾU CHẤM THI GIỚI THIỆU
Đội
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I
II
III
IV
Giám khảo
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
TỔ XÃ HỘI
PHIẾU CHẤM THI KỂ CHUYỆN
Đội
Điểm
Tổng điểm
Nội dung
Diễn cảm
Hình thức
Trang phục
10
50
20
20
I
II
III
IV
Giám khảo
File đính kèm:
- ngoai khoa VHDG.doc