I. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÔN:
1. Mục tiêu:
a). Về kiến thức: Học xong chương trình toán 7, học sinh cần nắm được:
* Đại số: - Số hữu tỉ, số thực, như vậy toàn bộ học sinh nắm toàn bộ các tập hợp số trong chương trình toán cấp hai.
- Hiểu công thức đặc trưng của hai đại lượng tỷ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Có hiểu biết ban đầu về hàm số và đồ thị hàm số.
- Nắm sơ lược về thống kê mô tả.
Biết một số kiến thức cơ bản về biểu thức đại số như: Đơn thức, đa thức( đa thức một biến nhiều biến; nghiệm của đa thức), đơn thức đồng dạng; cộng, trừ các đơn thức.
* Hình học: - Tiếp tục hoàn chỉnh các kiến thức về quan hệ các góc mà học sinh được nghiên cứu ở lớp 6 ( góc đối đỉnh )
- Nắm chắc các kiến thức về tam giác: tổng các góc trong tam giác; các đường trong tam giác ; tam giác cân; tam giác đều; các trường hợp bằng nhau của hai tam giác; tính chất các đường trong tam giác; quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
b). Về kỹ năng: Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết như: tính toán, sử dụng dụng cụ tính toán; các kỹ năng đo đạc và vận dụng kỹ năng đo đạc; toán học hoá các hiện tượng thực tế.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Toán 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch toán 7
I. Đặc điểm bộ môn:
1. Mục tiêu:
a). Về kiến thức: Học xong chương trình toán 7, học sinh cần nắm được:
* Đại số: - Số hữu tỉ, số thực, như vậy toàn bộ học sinh nắm toàn bộ các tập hợp số trong chương trình toán cấp hai.
- Hiểu công thức đặc trưng của hai đại lượng tỷ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Có hiểu biết ban đầu về hàm số và đồ thị hàm số.
- Nắm sơ lược về thống kê mô tả.
Biết một số kiến thức cơ bản về biểu thức đại số như: Đơn thức, đa thức( đa thức một biến nhiều biến; nghiệm của đa thức), đơn thức đồng dạng; cộng, trừ các đơn thức.
* Hình học: - Tiếp tục hoàn chỉnh các kiến thức về quan hệ các góc mà học sinh được nghiên cứu ở lớp 6 ( góc đối đỉnh )
- Nắm chắc các kiến thức về tam giác: tổng các góc trong tam giác; các đường trong tam giác ; tam giác cân; tam giác đều; các trường hợp bằng nhau của hai tam giác; tính chất các đường trong tam giác; quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
b). Về kỹ năng: Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết như: tính toán, sử dụng dụng cụ tính toán; các kỹ năng đo đạc và vận dụng kỹ năng đo đạc; toán học hoá các hiện tượng thực tế.
- Phát triển năng lực, thao tác tư duy; biết sử dụng các ngôn ngữ toán học; phát huy và
phát triển óc suy luận lôgic trong chứng minh hình học.
c). Thái độ: Hình thành các phẩm chất khoa học cần thiết của người lao động mới. Bước đầu có ý thức vận dụng kiến thức môn học vào các môn học khác và cuộc sống, có ý thức tự học cao.
2. Phương pháp dạy học môn toán lớp 7:
a). Định hướng chung:
- Tích cực hoá hoạt động của học sinh; tập chung rèn luyện tính tự học cho học sinh (tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề ), từ đó hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, giữ vai trò chỉ đạo; học sinh chủ động tiếp thu nhằm hình thành nhân cách của con người lao động mới.
- Cần linh hoạt, dựa và yêu cầu cụ thể của từng tiết học, thiết bị hiện có của nhà trường, tận dụng các phưưng tiện để có thể cá thể hoá việc học của học sinh.
b). Chú ý:
- Cần sử dụng các trang thiết bị có thể thay đổi về thói quen, nếp nghĩ cũ, phương pháp cũ vì đặc trưng của phương pháp tích cực là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
+ Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
+ Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phân hoá hợp tác (nhóm).
c). Định hướng về thiết bị:
- Các vật liệu dạy học ( sách giáo khoa; sách giáo viên; sách tham khảo … )
- Các phương tiện dạy học ( đèn chiếu, máy chiếu, máy tính… )
- Các công cụ dạy học ( thước, êke, compa … )
3. Nội dung chương trình toán 7:
a. Về cấu trúc:
Sách giáo khoa toán 7 gồm 2 tập:
Tập I gồm:
*Đại số: Chương I: Số hữu tỉ – số thực
Chương II: Hàm số và đồ thị
* Hình học: Chương I: Đường thẳng vuông góc và đương thẳng song song
Chương II: Tam giác
Tập II gồm:
*Đại số: Chương III: Thống kê
Chương IV: Biểu thức đại số
*Hình học: Chương III: Quan hệ giữa các yếu tố của tam giác- Các đường đồng quy
của tam giác.
b. Về nội dung: Cần chú ý một số vấn đề sau:
- Việc giới thiệu cănbậc hai, số vô tỉ ( số thập phân vô hạn không tuần hoàn ), số thực nhằm mục đích sớm hoàn chỉnh khái niệm số cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc thực hành tính toán và học các phần tiếp theo. Chỉ cần cho học sinh nhận biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và số vô tỉ, hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
- Khái niệm hàm số cần được trình bày thông qua cách cho hàm số bằng bảng, bằng công thức cụ thể và đơn giản. Chưa đề cập đến khái niệm tập xác định của hàm số.
- Các kiến thức về thống kê mô tả sẽ được củng cố, luyện tập vận dụng dưới dạng bài tập ở lớp 8 và lớp 9 nhưng không đưa ra khái niệm mới.
- Ba trường hợp bằng nhau của tam giác được thừc nhận thông qua hình vẽ tam giác biết ba cạnh, biết hai cạnh và góc xen giữa, biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó.
- Khi trình bày về các đường đồng quy trong tam giác chỉ cần chứng minh định lý về sự đồng quy của ba đường phân giác và sự đồng quy của ba đường trung trực, không chứng minh các định lý khác.
- Đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành ( khoảng 40% thời lượng dành cho lý thuyết, 60% thời lượng dành cho luyện tập, thực hành và giải toán… )
- Chú trọng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm củng cố kiến thức hoặc xây dựng kiến thức trong từng tiết học giúp học sinh dễ học, dễ tiếp thu bài hơn.
II. Thuận lợi, khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Hầu hết học sinh có ý thức học tập tốt, tiết thu bài và vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác.
- Nhà trường từng bước được nâng cấp, mua sắm một số trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh làm quen với dạy học theo công nghệ cao.
- Phụ huynh học sinh ngày nay rất quan tâm tới việc học tập của con em, do đó 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo và một số đồ dùng cần thiết cho viẹc học toán.
2. Khó khăn:
- Chất lượng học sinh không đồng đều: Có những học sinh tiếp thu rất nhanh nhưng có một bộ phận học sinh tiếp thu chậm và lại không có thói quen chuẩn bị bài ở nhà.
- Sĩ số học sinh các lớp tương đối đông nên việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là rất khó khăn; việc tổ chức các trò chơi toán học trong giờ dạy khó thực hiện.
- Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại như: đèn chiếu, máy vi tính… còn có nhiều hạn chế do phòng học chưa đảm bảo để lắp đặt các thiết bị trên.
- Tuy quan tâm nhưng phụ huynh khó có điều kiện kèm cặp con cái do chương trình thay đổi so với chương trình cũ.
III. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
45
8
17,8
22
48,9
11
24,4
4
8,9
0
0
7C
47
0
0
0
0
35
74,5
12
25,5
0
0
IV. Chỉ tiêu phấn đấu:
1). Học kỳ I
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
45
8
17,8
30
66,7
7
15,6
0
0
0
0
7c
47
0
0
5
10,6
32
68,1
10
21,2
0
0
2). Học kỳ II và cả năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
45
10
22,2
28
62,2
7
15,6
0
0
0
0
7C
47
1
2,1
8
17,0
37
78,7
5
10,6
0
0
V. Biện pháp thực hiện:
1). Về giáo viên:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường: Ra vào lớp đúng giờ; soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp; thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học ngay khi soạn giáo án và trong từng tiết dạy cụ thể; thực hiện đúng phân phối chương trình; lịch báo giảng; dạy đúng, dạy đủ tất cả các tiết thực hành, kiểm tra…
- Tăng cường kiểm tra học sinh: Đảm bảo mỗi tiết học phải kiểm tra từ 1 tới 2 em; thường xuyên kiểm tra việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ; tăng cương trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp để từng bước nâng cao hiệu quả của từng giờ lên lớp.
- Sử dụng triệt để các công cụ dạy học hiện có để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hiệuquả hơn.
- Quan tâm đến học sinh khá,giỏi và học sinh yếu kém một cách hợp lí để từng bước nâng cao chất lượng học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các giáo viên bộ mônn khác để rèn luyện ý thức học tập cho học sinh; chú trọng luyện khả năngtư duy và kĩ năng làm bài cho học sinh để từng bước nâng cao chất lượng cho mỗi học sinh.
2.) Về học sinh:
- Phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. vở ghi, vở bài tập trình bày theo đúng quy định.
- Có đầy đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc học tập như: Thước thẳng, êke. Compa. Thước đo góc, máy tính bỏ túi…
- Tập trung chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên.
- Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong học tập.
VI. Kế hoạch cụ thể của từng chương:
A. Phần đại số:
CHƯƠNG
MụC TIÊU
PHƯƠNG PHáP
CHUẩN Bị
Chương I:
Số
HữU
Tỉ
Số
THựC
a. Kiến thức: Hs biết khái niệm số hữu tỉ, biết cộng,trừ, nhân, chia.luỹ thừa trong Q; hiểu và vận dụng các t/c của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau; nhận biết được số thập phân hữu hạn , số thập phân vô hạn tuần hoàn; hiểu được ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ , số thực và cănbậc 2.
b. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập có liên quan, có kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi để giảm nhẹ khâu tính toán không cần thiết.
c. Thái độ: Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết các bài tập trong thực tế.
- Gv tổ chức các hoạt động trên lớp bằng hình thức tăng cường luyện tập.
- Đổi mối phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học của Hs thông qua các ?1, ?2… trong sách giáo khoa để Hs tự tìm ra kiến thức.
- Rèn luyện tính cẩn thận cho Hs khi tính toán và chú ý viết một phân số có mẫu âm thành phân số có mẫu dương bằng nó.
- Tăng cường kiểm tra việc làm bài tập ở nhà.
- Luyện kỹ năng giải toán thông qua các bài tập mẫu.
Gv nghiên cứu kỹ tài liệu: Sách giáo khoa, sách iáo viên, sách bài tập…
- Hs ôn tập kỹ chương trình phân số ở lớp 6.
ChươngII
hàm
số
và
đồ
thị
a. Kiến thức: Hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỉ lệ thuận , tỉ lệ nghịch; biết vận dụng các công thức và tính chất để giải được baitoán cơ bản về 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch; có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số.
b. Kỹ năng: Biết vẽ hệ trục tọa độ của một điểm cho trước và xác định 1 điểm theo toạ độ của nó; biết vẽ đồ thị của hàm số y = ã; biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số.
c. Thái đô: Rèn luyện tính cận thận, chính xác, có ý thức liên hệ với thực tế.
- Thông qua các VD thực tế để xây dựng và hình thành kiến thức mới.
- tăng cường kỹ naeng tính toán.
- Liên hệ thực tế.
- Sử dụng tối đa phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Chú trọng rèn luyện kỹ năng vẽ chính xác đồ thị của hàm số y = ã.
- Tránh áp đặt kiến thức.
- Sửdụng các thiết bị dạy học có hiệu quả: máy chiếu, giấy trong, bảng phụ,…
- Gv nghiêncứu kỹ tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập…
- Có đầy đủ dụng cụ : thước có chia khoảng, bảng phụ, giấy nháp…
chương III
thống
kê
a. Kiến thức: Bước đầu hiểu được một số khái niệm cơ bản như bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số bảng “tần số” ( bảng phân phối thực nghiệm ) ; công thức tính số TB cộng và ý nghĩa đại diện của nó, ý nghĩa của mốt; thấy được vai trò của thống kê trong đời sống.
b. Kỹ năng: Biết tiến hành thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, đơn giản, gần gũi trong học tập, trong cuộc sống; biết cách tìm các giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tần số tương ứng, lập được bange “tần số” và biểu đồ; biết tính số TB cộng ủa dấu hiệu theo công thứcvà biết tìm mốt của dấu hiệu.
c. Thái độ: Rèn khả năng quan sát, tính cẩn thận.
- Thông qua các VD cụ thể để từ đó cho Hs thấy rõ sự cần thiết của thống kê trong thực tế.
- Hs phải được làm nhiều.
- Tăng cường kỹ năng tính toán.
- Gv đóng vai tò là người tổ chức, hướng dẫn để Hs biết cách làm.
- Sử dụng triệt để các trang thiết bị hiện có như: Biểu đồ, bảng phụ,…
Gv nghiên cứu kỹ tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo…
Một số mẫu của các bảng thống kê.
- Bảng phụ.
- Thước thẳng.
- Bảng phụ
Chương IV
Biểu thức đại
số
a. Kiến thức: Viết được một số VD về biểu thức đại số; biết cách tính giá trị của biểu thức đại số; nhận biết được đơn thức, đa thức, đơn thức đồng dạng, biết thu gọn đơn thức, đa thức, biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
b. Kỹ năng:Biết cộng trừ đa thức, đặcbiệt là đa thứcmột biến, hiểu khái niệm nghiệm của đa thức; biết kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của một đa thức hay không.
c. Thái độ: Rèn luyện cho Hs tính cẩn thận, óc suy luận.
- Dạy học theo phương pháp đổi mối theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của Hs.
- Cho Hs thảo lluận nhóm để rút ra kiến thức mới giúp Hs hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt.
- Tuỳ vào nội dung bài dạy và đối tượng Hs để chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
Gv nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV,SBT, sách tham khảo…
- Hs được ôn tập tốt phần luỹ hừa của một số.
-Bảng phụ.
- Giấy nháp.
B. Phần hình học:
Chương
Mục tiêu
Phương pháp chủ yếu
Chuẩn bị
ChươngI:
Đường thẳng
vuông
góc –
Đường thẳng
song
song
a. Kiến thức: Hs nắm được khái niệm về hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song; quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song; tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.
b. Kỹ năng: Hs được rèn luyện về kỹ năng đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán; đặc biệt biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song bằng êke và thước thẳng.
c. Thái độ: Hs được rèn luyện khả naeng quan sát, dự đoán; rèn luyện tính cẩn thận, chính xác; tập suy luận có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh một định lí.
Thông qua hoạt động học tập của Hs
- Hs được vẽ hình, được đo đạc, gấp hình.
- Cho Hs được thảo luận, dự đoán, đề xuất các phương án.
Bước đầu tập cho Hs làm quen với việc suy lụân hình học là cơ sở để sau này các em biết chứng minh.
Gv nghiêncứu kỹ tài liệu, tham khảo thêm sách tham khảo.
- Bảng phụ
- Thước thẳng.
Thước đo góc
- Êke.
- Giấy nháp.
Chương II
Tam
Giác
a. Kiến thức: Hs được cung cấp một cách tương đối có hệ thống các kiến thức về tam giác: Tính chất tổng 3 góc trong một tam giác; một số dạng tam giác đặc biết; các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
b. Kỹ năng: Hs được rèn luyện kỹ năng về đo đạc, gấp hình, tính toán, biết vẽ tam giác theo các số đo cho trước; nhận dạng được các tam giác đặc biệt, nhận biết được 2 tam giác bằng nhau; vận dụng được các kiến thức đã học vào tính toán và c/m đơn giản; bước đầu biết trình bày 1 bài toán c/m hình học.
c. Thái độ: Hs được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập dượt suy luận có căn cứ, vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán, thực hành vào các tình huống thực tiễn.
- Thông qua hoạt động học tập của Hs.
- Hs được vẽ hình, được đo đạc, gấp hình.
- Cho Hs được thảo luận, dự đoán, đề suất phương án.
- Chú ý tăng cường bài tập đơn giản; tình huống có vấn đề, chú trọng bài tập khó.
- Gv đóng vai trò là người hướng dẫn tổ chức cho Hs hoạt động.
- Giúp hs biết cách trình bày lời giải cho các bài tập chứng minh hình học.
- Giáo viên nghiên cứu kĩ tài liệu, tham khảo thêm sách tham khảo.
- Bảng phụ
- Thước thẳng.
- Thước đo góc
- Êke
- Giấy nháp.
ChươngIII
Quan hệ
Giữa
Các
Yếu
Tố trong
Tam
Giác
Các
đường
đồng
quy
của
tam
giáC
a. Kiến thức: Hs nắm được quan hệ giữa các yếu tố cạnh, góc của một tam giác; đặc biệt trong tam giác vuông là quan hệ giữa đường vuông góc- đường xiên – hình chiếu. Giới thiệu các đường đồng quy, các điểm đặc biệt của một tam giác và các tính chất của chúng.
b. Kỹ năng: Vận dụng được các tính chất vào thực tế và vào các bài tập thực hành; có kỹ năng vẽ nhanh, vẽ đúng các đường trong tam giác; kỹ năng gấp giấy.
c. Thái độ: Hs có ý thức gắn những kiến thức đã học vào cuộc sống. Dùng những kiến thức đó để giải quyết và giải thích các yêu cầu và hiện tượng cua thực tế.
Tiếp tục sử dụng trực quan để xây dựng và củng cố kiến thức như: Gấp giấy, vẽ hình ( hoạt động toán học )
- Các định lý hầu hết được chứng minh, vì thế các bài toán mẫu là rất quan trọng đối với học sinh.
- Tăng cường thời lượng cho việc luyện tập, thực hành.
- Giáo viên nghiên cứu kĩ tài liệu, tham khảo thêm sách tham khảo.
- Bảng phụ
- Thước thẳng.
- Thước đo góc
- Êke
- Giấy nháp.
V- Phần bổ sung Kế hoạch:
File đính kèm:
- ke hoach bo mon 7.doc