I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết ngày 15/8 AL là ngày tết trung thu, biết ý nghĩa và nét đặt trưng của ngày tết trung thu.
Trẻ phân biệt được ngày rằm có trăng tròn, ngày thường có trăng khuyết.
Trẻ thích vui trung thu, yêu thích thiên nhiên.
- Trẻ biết cách tung và bắt bóng.
Trẻ cầm bóng bằng 2 tay, tung bóng lên cao, bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trẻ tham gia vận động tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Tranh về tết trung thu, lồng đèn, bánh trung thu, các vật dụng làm lồng đèn.
- Bóng thể dục.
- Bàn ghế, bánh trung thu, lồng đèn, bộ đồ chơi LG, hột hạt, tranh lôtô về tết trung thu, tranh ảnh, truyện về tết trung thu.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5934 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch trong tuần: Đêm trung thu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 24, tháng 09, năm 2012.
KẾ HOẠCH TRONG TUẦN:
ĐÊM TRUNG THU CỦA BÉ
c&d
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết ngày 15/8 AL là ngày tết trung thu, biết ý nghĩa và nét đặt trưng của ngày tết trung thu.
Trẻ phân biệt được ngày rằm có trăng tròn, ngày thường có trăng khuyết.
Trẻ thích vui trung thu, yêu thích thiên nhiên.
- Trẻ biết cách tung và bắt bóng.
Trẻ cầm bóng bằng 2 tay, tung bóng lên cao, bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trẻ tham gia vận động tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Tranh về tết trung thu, lồng đèn, bánh trung thu, các vật dụng làm lồng đèn.
- Bóng thể dục.
- Bàn ghế, bánh trung thu, lồng đèn, bộ đồ chơi LG, hột hạt, tranh lôtô về tết trung thu, tranh ảnh, truyện về tết trung thu.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu.
- Ngày Rằm tháng 8 là ngày nào? Còn gọi là ngày gì?
- Con thấy quan cảnh đường phố như thế nào?
- Tết trung thu có những gì?
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
BÉ KHỎE BÉ NGOAN
Kết Hợp Âm Nhạc: “Rước Đèn Dưới Ánh Trăng”.
- HH1: Giả làm tiếng gà gáy.
- T1: Đưa tay ra trước, lòng bàn tay sấp, đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- C1: Ngồi xỏm, đứng lên.
- B2: Tay đưa lên cao, quay người sang trái, sang phải, gập tay sau gáy.
- Bật 1: Bật khép chân tại chỗ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
ĐÊM TRUNG THU CỦA BÉ
Bốm Mùa:
- Lớp chơi TC: “Bốn mùa”.
- Một năm có mấy mùa? Con thích mùa nào? Tại sao?
- Con đi học vào mùa nào?
- Trong mùa nầy có lễ hội nào dành cho các con?
- Bầu trời ban đêm lúc nầy như thế nào?
- Mình cùng nhau tìm hiểu về ngày hội trăng rằm nầy nhe.
Đêm Trung Thu Của Bé:
- Con thấy quan cảnh trung thu như thế nào?
- Trẻ xem tranh và nói lại quan cảnh đường phố trong ngày trung thu.
- Cô đố các con vào đêm trung thu mọi người tổ chức như thế nào?
- Cuối tuần nầy là ngày gì con có biết không?
- Ngày tết trung thu vào ngày gì?
- Vào đêm trung thu con sẽ làm gì?
- Cô cho trẻ xem tranh các bạn rước đèn vào đêm trung thu, trẻ tự nhận xét.
- Con thấy bầu trời vào đêm trung thu như thế nào?
- Cho trẻ kể 1 số lồng đèn mà trẻ biết.
- Rước đèn xong con về nhà làm gì?
- Cô cho trẻ xem, gọi tên, nhận xét bánh trung thu.
- Vài cháu nếm thử và nói lên hương vị của bánh trung thu.
Bé Làm Lồng Đèn:
- Cô cháu mình cùng nhau làm lồng đèn để rước trung thu nhe.
- Cô gợi ý cách làm lồng đèn: Lồng đèn bằng lon, chai sữa, giấy…
- Lớp chia nhóm cùng làm lồng đèn.
Rước Đèn Dưới Ánh Trăng:
- Cháu cầm lồng đèn mình vừa làm xong, cùng hát bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
TUNG BÓNG VÀ BẮT BÓNG
1. Khởi Động:
- Lớp ổn định 3 hàng dọc.
- Lớp đi các kiểu chân theo vòng tròn.
- Về 3 hàng ngang.
2. Trọng Động:
a. BTPTC: Kết hợp ÂN: “Rước Đèn Dưới Ánh Trăng”.
- HH1 - T1 - C1 - B2 - Bật 1.
b. VĐCB: “Tung Bóng Và Bắt Bóng”:
- Lớp chia nhóm ngồi theo 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu bài tập VĐCB, cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2 cô vừa làm vừa giải thích: Cầm bóng bằng 2 tay, dùng sức của tay tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng, khi bóng rơi bắt bóng bằng 2 tay.
- Cô làm mẫu lần 3 nhấn mạnh điểm chính.
- Mời 1 cháu lên làm cho lớp xem.
- Lớp chia nhóm thành 2 vòng tròn, từng cháu tung và bắt bóng cho đến hết lớp.
- Mời cháu làm đẹp lên làm lại cho lớp xem.
- 2 đội thi tung và bắt bóng xem đội nào nhanh, đúng thì đội đó thắng.
c. TCVĐ: “Bắt Chước Tạo Dáng”:
- Cô giới thiệu và giải thích trò chơi: “Bắt chước tạo dáng”.
- Lớp tham gia chơi cùng cô vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Hồi Tĩnh:
- Trẻ hít thở nhẹ nhàng vài vòng quanh sân.
- Trẻ đi vệ sinh, vào lớp chuẩn bị HĐG.
HỌAT ĐỘNG GÓC
RỦ BẠN CÙNG CHƠI
- XD-LG: Xây gian hàng bán bánh trung thu - Ghép hình ngôi sao.
- HT-TV: Chơi tranh lôtô - Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
NHẬN X ÉT
NÊU GƯƠNG
Ba Tiêu Chuẩn Bé Ngoan:
1. Đi học đều và đúng giờ, không khóc nhè.
2. Đi học phải mang dép, mang khăn tay.
3. Lễ phép chào hỏi người lớn, không gọi bạn bằng mầy tao.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 25, tháng 09, năm 2012.
ĐỀ TÀI:
RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG
c&d
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ hát từng câu theo cô đến hết bài hát, hiểu nội dung bài nghe hát, nhận biết tên nhạc cụ khi chơi TC: “Ai đoán giỏi”.
- Trẻ nghe, hát đúng lời, đúng nhịp, chú ý lắng nghe, đoán đúng tên bài hát và tên nhạc cụ khi chơi TC: “Ai đoán giỏi”.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, thích hát theo nhịp, thích vui chơi cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài thơ: “Bé yêu trăng”.
- Bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Bé và trăng”.
- Nhạc cụ gõ, đàn organ, vòng.
- Nhạc cụ, sân khấu, tranh in sẵn về hoạt động và cảnh đêm trung thu, tranh lồng đèn in sẵn, bút màu, keo dán, giấy vẽ, tranh lôtô về tết trung thu, tranh ảnh, truyện về tết trung thu.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về đêm rước đèn.
- Vảo đêm trung thu con làm gì?
- Con chuẩn bị gì để rước đèn trung thu?
- Con nhớ lại năm rồi con đi rước đèn như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
BÉ KHỎE BÉ NGOAN
Kết Hợp Âm Nhạc: “Rước Đèn Dưới Ánh Trăng”.
- HH1- T1 - C1 - B2 - Bật 1.
HOẠT ĐỘNG HỌC
RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG
Bé Yêu Trăng:
- Lớp đọc bài thơ: “Bé yêu trăng”.
- Con vừa đọc bài thơ nói về gì?
- Khi nào có trăng tròn đẹp?
- Tết trung thu có lễ hội gì vui?
- Con chuẩn bị gì cho lễ hội rước đèn?
- Cô đàn giai điệu và giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
Rước Đèn Dưới Ánh Trăng:
- Cô hát 1 lần, không đàn, trò chuyện về nội dung bài hát:
- Bài hát nói về gì?
- Trong bài hát có những ai?
- Con thích gì trong bài hát?
- Con cảm thấy nhịp điệu của bài hát như thế nào?
- Cô hát diễn cảm không đàn lần 2.
- Cô hát theo theo đàn lần 3.
- Cô hát từng câu, lớp tập hát từng câu theo cô.
- Lớp hát cả bài 1 lần không đàn, 1 lần có đàn.
- Từng tổ hát theo nhạc.
- Nhóm, cá nhân lên hát biểu diễn cho lớp xem.
Bé Và Trăng:
- Cô đàn giai điệu trẻ đoán tên bài hát: “Bé và trăng”, nhạc và lời Bùi Anh Tôn.
- Cô hát theo nhạc cho trẻ nghe lần 1.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cô hát kết hợp vận động với nhạc cụ theo nhạc lần 2.
- Cô hát múa theo nhạc cho trẻ nghe lần 3.
Ai Đoán Giỏi:
- Cô giới thiệu, giải thích TC: “Ai đoán giỏi”.
- Trẻ lắng nghe và đoán xem bạn dùng nhạc cụ gì?
- Trẻ tham gia chơi vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
DẠO CHƠI SÂN TRƯỜNG
- TC: “Giặt chiếu phơi khô”
- TC: “Bắt bướm”.
- Dạo chơi, quan sát các kiểu lồng đèn trong sân trường, chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
RỦ BẠN CÙNG CHƠI
- NT-TH: Biểu diễn văn nghệ - Tô màu lồng đèn, làm bộ sưu tập về các HĐ và cảnh vật đêm trung thu.
- HT-TV: Chơi tranh lôtô - Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
NHẬN XÉT
NÊU GƯƠNG
- Ba Tiêu Chuẩn Bé Ngoan.
- Trả trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 26, tháng 09, năm 2012.
ĐỀ TÀI:
LỒNG ĐÈN CỦA BÉ
c&d
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết tên một số lồng đèn, có nhiều màu, nhận biết được các màu cơ bản.
- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết chọn màu tô phù hợp với nội dung tranh, tô không lem ra ngoài.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, thích tô màu, thích chơi lồng đèn.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”
- Tranh cửa hàng lồng đèn, tranh lồng đèn mẫu, tranh nhiều lồng đèn, tranh lồng đèn in sẵn, bút màu sáp, màu nước.
- Nhạc cụ, sân khấu, tranh in sẵn về hoạt động và cảnh đêm trung thu, tranh lồng đèn in sẵn, bút màu, keo dán, giấy vẽ, tranh lôtô về tết trung thu, tranh ảnh, truyện về tết trung thu.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về lồng đèn.
- Cô cho trẻ kể tên 1 số lồng đèn mà trẻ biết.
- Con thích kiểu lồng đèn nào? Vì sao?
- Lồng đèn của con vừa kể chơi như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
BÉ KHỎE BÉ NGOAN
Kết Hợp Âm Nhạc: “Rước Đèn Dưới Ánh Trăng”.
- HH1- T1 - C1 - B2 - Bật 1.
HOẠT ĐỘNG HỌC
LỒNG ĐÈN CỦA BÉ
Rước Đèn Dưới Ánh Trăng:
- Lớp hát bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Con vừa hát bài hát nói về gì?
- Cô cho trẻ kể tên 1 số loại lồng đèn mà trẻ biết
- Cô cho trẻ xem cửa hàng lồng đèn, trẻ gọi tên, nhận xét.
- Con thấy bức tranh nầy lồng đèn như thế nào?
- Cô cho trẻ xem tranh lồng in sẵn cho trẻ nhận xét.
- Hôm nay cô cháu mình cùng tô màu lồng đèn mình thích nhe.
- Lớp hát bài hát: “Bé và trăng” ổn định chỗ ngồi.
Lồng Đèn Của Bé:
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu, gọi tên lồng đèn ngôi sao.
- Lồng đèn ngôi sao màu gì?
- Cô cho trẻ xem bức tranh có nhiều lồng đèn, trẻ gọi tên nhận xét bức tranh.
- Để đồ lồng đèn đẹp hơn con làm sao?
- Cô hướng dẫn cách tô màu: Con chọn màu mình thích, tô bên trong hình lồng đèn, tô từ trên xuống, con có thể phối hợp nhiều màu để lồng đèn mình nổi bật hơn.
- Ngoài bút sáp, còn có màu nước, con có thể chọn dụng cụ nào con thích để tô màu lồng đèn.
- Trẻ chọn nhóm và tiến hành tô màu lồng đèn trẻ thích.
- Trẻ vận động nhẹ các ngón tay chống mệt mỏi.
Ai Làm Đẹp Thế?
- Lớp thực hiện xong để sản phẩm theo nhóm.
- Trẻ tự chọn sản phẩm mình thích và nói lý do.
- Cô gợi ý và chọn vài sản phẩm đẹp khác.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
DẠO CHƠI SÂN TRƯỜNG
- TC: “Dung dăng dung dẻ”
- TC: “Bịt mắt bắt dê”.
- Dạo chơi, cùng nhau trao đổi cách chuẩn bị lễ hội rước đèn, chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
RỦ BẠN CÙNG CHƠI
- NT-TH: Biểu diễn văn nghệ - Tô màu lồng đèn, làm bộ sưu tập về các HĐ và cảnh vật đêm trung thu.
- HT-TV: Chơi tranh lôtô - Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
NHẬN XÉT
NÊU GƯƠNG
- Ba Tiêu Chuẩn Bé Ngoan.
- Trả trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 27, tháng 09, năm 2012.
ĐỀ TÀI:
CHÚ CUỘI, CÂY ĐA
c&d
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và nắm trình tự nội dung truyện: “Sự tích chú cuội và cây đa”.
- Trẻ kể được nội dung truyện theo tranh.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, biết yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát: “Bé và trăng”.
- Tranh minh họa, tranh rời truyện: “Sự tích chú cuội và cây đa”.
- Cửa hàng bánh trung thu: Bánh trung thu, lồng đèn, bộ đồ chơi gia đình, nhạc cụ, sân khấu, tranh in sẵn về hoạt động và cảnh đêm trung thu, tranh lồng đèn in sẵn, bút màu, keo dán, giấy vẽ, thùng tưới, dụng cụ xới đất, nước, khai pha màu, màu nước, màu bột.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về ánh trăng đêm trung thu.
- Bình thường con thấy trăng như thế nào?
- Vào đêm trung thu con thấy trăng như thế nào?
- Con cảm thấy ánh trăng đêm trung thu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
BÉ KHỎE BÉ NGOAN
Kết Hợp Âm Nhạc: “Rước Đèn Dưới Ánh Trăng”.
- HH1- T1 - C1 - B2 - Bật 1.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHÚ CUỘI VÀ CÂY ĐA
Bé Và Trăng:
- Lớp hát bài hát: “Bé và trăng”.
- Bài hát nói về ai?
- Chú cuội và chị hằng xuất hiện vào dịp nào?
- Cô mới lớp cùng đến với chú cuội trong câu chuyện: “Sự tích chú cuội và cây đa”.
Chú Cuội Và Cây Đa:
- Cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Cô kể kết hợp tranh rời, phân đoạn truyện, giải thích từ khó, trò chuyện với trẻ về nội dung từng đoạn truyện:
+ Đoạn 1: Tiều phu là người đốn củi trên rừng.
- Cái rìu là dao chặt củi.
- Cải tử hoàn sinh là làm cho người chết sống lại.
- Đoạn truyện nầy nói nói lên điều gì?
- Cuội vào rừng đốn củi gặp ai?
- Cọp mẹ làm gì để cứu con?
- Vì sao cuội mang cây lạ về nhà?
- Trên đường về cuội gặp ai? Và làm gì?
- Ông lão dạy cuội cách trồng cây lạ như thế nào?
+ Đoạn 2:
- Đoạn truyện nầy nói về gì?
- Nhờ có cây lạ cuội đã làm gì?
- Vợ cuội bị ai giết?
- Nhờ đâu mà vợ cuội sống lại?
- Vì sao con chó sống lại?
- Vì sao người ta thấy cuội bay theo cây quí?
- Cây quí tên gì?
- Khi trăng tròn sáng, nhìn lên trăng mình thấy gì?
- Lớp chia nhóm chon tranh mình thích, thảo luận về nội dung tranh của nhóm mình.
- Cháu đại diện nhóm kể lại nội dung tranh của nhóm mình.
Trăng Tròn Trăng Khuyết:
- Cô giới thiệu, và giải thích TC: “Trăng tròn trăng khuyết”.
- Lớp tham gia chơi vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
DẠO CHƠI SÂN TRƯỜNG
- TC: “Bịt mắt bắt dê”
- TC: “Bắt bướm”.
- Dạo chơi, xếp hình ngôi sao bằng đá sỏi trên sân trường, chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
RỦ BẠN CÙNG CHƠI
- PV: Bán hàng - Gia đình.
- NT-TH: Biểu diễn văn nghệ - Tô màu lồng đèn, làm bộ sưu tập về các HĐ và cảnh vật đêm trung thu.
- TN-KH: Chăm sóc cây - Pha màu nước.
NHẬN XÉT
NÊU GƯƠNG
- Ba Tiêu Chuẩn Bé Ngoan.
- Trả trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 28, tháng 09, năm 2012.
ĐỀ TÀI:
BÉ VUI TRUNG THU
c&d
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đếm đến 4, nhận biết được nhóm đồ vật nhiều ít.
Trẻ biết cách đếm từ 1-4, phân biệt được nhiều-ít, sử dụng đúng từ nhiều hơn, ít hơn.
Trẻ biết đếm so sánh mọi vật xung quanh, biết giữ gìn ĐDĐC.
- Trẻ hát đúng giai điệu, biết hát múa bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, nhận biết tên nhạc cụ khi chơi TC: “Ai đoán giỏi”.
Trẻ hát múa nhịp nhàng, chú ý lắng nghe, đoán đúng tên bài hát và tên nhạc cụ khi chơi TC: “Ai đoán giỏi”.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trẻ thích vận động theo nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đất nặn, bảng con, khăn lau, dĩa đựng sản phẩm, 4 lồng đèn con thỏ, 3 lồng đèn ngôi sao, 2 lồng đèn con bướm, 1 lồng đèn giấy.
- Bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Bé và trăng”.
- Nhạc cụ gõ, đàn organ, vòng.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ, cho trẻ chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về ĐDĐC và cách dùng.
- Cô cho trẻ kể tên 1 số loại ĐDĐC.
- Con con chơi đồ chơi đó như thế nào?
- Để cho đồ chơi mình sạch đẹp thì con phải làm gì?
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
BÉ KHỎE BÉ NGOAN
Kết Hợp Âm Nhạc: “Chào Người Bạn Mới Đến”.- HH1- T2 - C1 - B2 - Bật 1.
HOẠT ĐỘNG HỌC
BÉ VUI TRUNG THU
Bé Cùng Nặn Đồ Chơi:
- Lớp cùng nặn đồ chơi mình thích.
- Đàm thoại về đồ chơi trẻ vừa nặn.
- Con vừa nặn gì?
- Con thấy đồ chơi của mình như thế nào so với đồ chơi của bạn?
Bé Vui Trung Thu:
- Lớp đọc bài thơ: “Bé và Trăng” chia 3 nhóm đi mua đồ chơi theo yêu cầu của cô.
- Cô gọi từng nhóm mang lên và hỏi trẻ:
+ Nhóm 1: Con mua được gì?
- Lớp đếm có tất cả 4 lồng đèn con thỏ.
+ Tương tự nhóm 2 có: 3 lồng đèn ngôi sao.
- Nhóm lồng đèn con thỏ như thế nào so với nhóm lồng đèn ngôi sao?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Ít hơn là bao nhiêu?
- Cô mang 3 lồng đèn ngôi sao tặng các em lớp mầm.
- Con xem cô Duyên tặng cô gì đây?
- Lớp đếm có tất cả 2 lồng đèn con bướm.
- Tương Tự trẻ so sánh nhóm lồng đèn con thỏ với nhóm lồng đèn con bướm, so sánh nhiều-ít
+ 1 bạn nhóm 3 đại diện lên lấy xem mình mua được gì?
- Lớp đếm cùng bạn có tất cả 1 lồng đèn giấy.
- Cháu so sánh nhóm lồng đèn con thỏ với nhóm lồng đèn giấy.
Bé Luyện Tập:
- Lớp nghe bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng” lấy đồ dùng về nhóm.
- Lớp xem trong rỗ có những gì?
- Lớp xếp, đếm, phân nhóm nhiều-ít theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chọn và xếp lồng đèn mình thích đếm, so sánh với nhóm của bạn.
- Trẻ đổi lồng đèn cho nhau, đếm, so sánh nhiều-ít.
Tạo Nhóm:
- Cô giới thiệu, giải thích TC: “Tạo nhóm”.
- Lớp tham gia chơi cùng cô vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG
Bé Yêu Trăng:
- Lớp đọc bài thơ: “Bé yêu trăng”.
- Con vừa đọc bài thơ nói về gì?
- Khi nào có trăng tròn đẹp?
- Tết trung thu có lễ hội gì vui?
- Con chuẩn bị gì cho lễ hội rước đèn?
- Cô đàn giai điệu và trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả.
Rước Đèn Dưới Ánh Trăng:
- Lớp hát theo nhạc bài hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”.
- Để bài hát hay hơn mình có thể hát kết kết hợp vận động gì?
- Có rất nhiều loại vận động cô sẽ dạy con hát múa theo nhạc.
- Cô hát múa cho trẻ xem.
- Cô vừa hát kết hợp vận động gì?
- Cô hướng dẫn cách múa, trẻ tập theo nhịp đếm của cô.
- Cô vừa làm vừa giải thích từng câu, trẻ tập múa từng câu với cô.
- Lớp hát múa không nhạc.
- Lớp hát múa theo nhạc.
- Từng tổ hát múa theo nhạc.
- Nhóm nam, nữ hát múa theo nhạc cho nhau xem.
- Lớp hát múa theo nhạc.
- Cháu cùng tham gia biểu diễn văn nghệ cho lớp xem.
Ai Đoán Giỏi:
- Cô giới thiệu, giải thích TC: “Ai đoán giỏi”.
- Trẻ lắng nghe và đoán xem bạn dùng nhạc cụ gì?
- Trẻ tham gia chơi vài lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
DẠO CHƠI SÂN TRƯỜNG
- TC: “Bắt bướm”
- TC: “Dung dăng dung dẻ”.
- Dạo chơi, dán lồng đèn, chơi đồ chơi ngoài trời.
NHẬN X ÉT
NÊU GƯƠNG
- Ba Tiêu Chuẩn Bé Ngoan.
- Trả trẻ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DUYỆT CHỦ ĐỀ NHÁNH:
VUI HỘI TRĂNG RẰM
(24/09/2012 - 28/09/2012).
KT
PHẠM TRẦN THU THẢO
DUYỆT CHỦ ĐỀ 01:
TRƯỜNG MẦM NON
Thực hiện 03 tuần.
TẾT TRUNG THU.
Thực hiện 01 tuần.
PHT
---------------------------
File đính kèm:
- tet trung thu.doc