Kế hoạch tuần 2 động vật sống trong rừng

- Trẻ được quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện bài tập“ Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật”

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.

 - Bảo vệ , không săn bắt, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm.

 - Rèn luyện khéo léo cho đôi tay của học sinh.

 - Kỹ năng so sánh, bước đầu phân nhóm.

- Có thái độ đúng với các con vật, khi đi thăm quan, xem xiếc.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần 2 động vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2 ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG ( Từ 27/2/2012 đến 2/3/2012) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ Trẻ được quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện bài tập“ Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. - Bảo vệ , không săn bắt, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm. - Rèn luyện khéo léo cho đôi tay của học sinh. - Kỹ năng so sánh, bước đầu phân nhóm. - Có thái độ đúng với các con vật, khi đi thăm quan, xem xiếc. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người. - Đồ dùng phương tiện: Thùng giấy, chậu hoa làm chướng ngại vật. - Bảo vệ , không săn bắt, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm. - Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát - Ghế ngồi của trẻ - Bài hát : “ ĐỐ BẠN” - Bài hát : “ CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN”. - Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”. - Hình con thỏ.Mô hình vườn thỏ.Đất nặn. - Con thỏ bằng đất nặn lớn. - Lô tô về con vật sống trong rừng. - Một số bài hát, trò chơi về các con vật sống trong rừng. - Nguyên vật liệu mở: Lá cây, giấy lịch, nắp lon sữa, dĩa giấy… CÁC HOẠT ĐỘNG Thời gian Hoạt động giáo dục Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện với trẻ về các con vật hiền. Trò chuyện với trẻ về các con vật hiền. Cách sinh sống, kiếm môi của một số con vật. Trò chuyện về loài khỉ. Trò chuyện về loài thỏ. Hoạt động chung Thể dục Đi trên ghế băng Âm nhạc Đố bạn Tạo hình Nặn con thỏ Mtxq Một số động vật sống trong rừng Văn học Chuyện Bác Gấu đen và hai chú thỏ Hoạt động góc Hoạt động chơi tập: Xây dựng Xây trại chăn nuôi Phân vai Cửa hàng bán thức ăn cho vật nuôi. Học tập Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong rừng. Nghệ thuật Tô, vẽ,xé, dán các con vật có 2 cánh, 2 chân. Hát múa theo chủ điểm Thiên nhiên Chăm sóc tưới cây . Hoạt động ngoài trời Chơi vận động: “ rồng rắn lên mây” - Chơi tự do đồ chơi ở sân trường. - Cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động: “ Một con vịt”. - Chơi vận động: “ Mèo và chim sẻ” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai , ngày 27 tháng 2 năm 2012 Hoạt động : TD Lĩnh vực phát triển :Phát triển thể chất Đề tài: :“Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” I. Mục đích yêu cầu: Trẻ được quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện bài tập“ Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” Trẻ biết thực hiện đúng kỹ năng, yêu cầu của bài tập. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Ngoài trời. Đồ dùng phương tiện: Thùng giấy, chậu hoa làm chướng ngại vật. III.Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động: Hát “Cháu vẽ ông mặt trời” Trong trường Mầm non có những ai ? Công việc hằng ngày của các cô bác là gì ? Vì ai mà cô bác làm việc vất vả ? Các cháu làm gì để đền đáp công lao của các cô , các bác . Hoạt động trọng tâm: Khởi động : Cô lắc trống cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiểng chân, gót chân,dậm chân Trọng động Bài tập phát triển chung : Tay : 2 tay thay nhau quay dọc thân Chân : Ngồi xổm, đứng lên. Bụng : Đứng quay người sang 2 bên Bật : Bật tại chổ. Vận động cơ bản : “ Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” Hát “ Tập đếm “ Cô làm mẫu giải thích: Đứng thả lỏng tự nhiên, đầu đội túi cát. Khi nghe hiệu lệnh thì bước từng chân lên ghế băng, mắt nhìn về trước, tay đưa ra ngang giữ thăng bằng. Đi hết đoạn ghế băng thì bước từng chân xuống. Lần lượt bước qua chướng ngại vật về chổ. Cô mời trẻ thực hiện mẫu Trẻ thực hiện: Cho trẻ thực hiện bài tập.Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt. Cô tổ chức cho 2 đội thi đua. Trò chơi : “Bắt chước tạo dáng”Cô làm 1 số điệu bộ , thao tác làm việc của các cô bác. Sau đó trẻ nghĩ ra 1 điệu bộ, thao tác nào đó, tự làm. Cả lớp bắt chước theo bạn . Hồi tỉnh Đánh giá cuối ngày : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba , ngày 28 tháng 2 năm 2012 Hoạt động : GDAN Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài: Dạy hát: “Đố bạn” I. Mục đích yêu cầu - Trẻ hiểu nội dung của bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát . - Bảo vệ , không săn bắt, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm. - Không phá rừng làm mất môi trường sống của động vật II. Chuẩn bị - Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát - Ghế ngồi của trẻ - Bài hát : “ ĐỐ BẠN” - Bài hát : “ CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN”. - Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạy hát : “Đố bạn” - Cô đọc cho trẻ nghe bài đồng dao : Con voi ĐT: Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao nói về con gì ? - Con voi sống ở đâu ? - Trong rừng ngoài con voi ra còn có những con vật gì ? - Và cô Hồng Ngọc cũng sáng tác một bài hát về những con vật sống trong rừng để tặng chúng mình đấy, đó là bài hát “Đố bạn”, các con cùng lắng nghe cô hát - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 +Bài hát “Đố bạn” Nhạc và lời của nhạc sĩ Hồng Ngọc. Bài hát viết về các con vật sống trong rừng. Trèo cây nhanh như khỉ, đầu đội hai cái ná là chú hươu sao, hai tai to là chú voi, dáng đi phục phịch như bác gấu - Lần 2 cô hát cho trẻ nghe bài hát, đàm thoại về bài hát Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Trong bài hát có những con vật nào? Đó là con vật có ở đâu? - Dạy trẻ hát - Cho trẻ hát: Lớp (1 lần), tổ( 3 tổ), nhóm( 2 nhóm), cá nhân(2 trẻ) GD: Các con vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng nên chúng ta phải biết bảo vệ, không săn bắt, vận chuyển động vật quý hiếm. Không chặt phá rừng làm mất môi trường sống của động vật 2. Hoạt động 2: Nghe hát “Chú voi con ở Bản Đôn"’ - Giới thiệu bài hát cho trẻ nghe - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, yêu cầu trẻ hưởng ứng cùng cô - ND: Bài hát hát về chú voi con ở Bản Đôn chưa có ngà nên còn trẻ con, chú đến từ rừng già và ở với con người, giúp buôn làng kéo gỗ 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ nghe nốt đô thỏ đổi lồng” - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi 2 – 3 lần - Quan sát nhận xét trò chơi. - trò chuyện cùng cô - 1 – 2 ý kiến - lắng nghe - trẻ nhắc lại tên bài hát tên tác giả - 1 – 2 ý kiến của trẻ - trẻ lắng nghe - lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát - lắng nghe - trẻ lắng nghe và hưởng ứng - chú ý lắng nghe - hứng thú chơi trò chơi Đánh giá cuối ngày : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư , ngày 29 tháng 2 năm 2012 Hoạt động : TH Lĩnh vực phát triển :Phát triển thẩm mỹ Đề tài: NẶN CON THỎ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Học sinh nhận biết được con thỏ. Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý cho học sinh. Rèn luyện khéo léo cho đôi tay của học sinh CHUẨN BỊ Hình con thỏ.Mô hình vườn thỏ.Đất nặn. Bảng lớn. Con thỏ bằng đất nặn lớn. Bảng con.Khăn ướt. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Hoạt động 1: Nhận biết con thỏ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi của HS Ồn định lớp: trò chơi con thỏ. a/Hoạt động 1: Nhận biết con thỏ. - Kéo mô hình kép con thỏ ra giữa bàn cho trẻ biết: Con thỏ. Tai thỏ, mắt thỏ, chân thỏ. Thỏ ăn cà rốt. Dán hình con thỏ lên bảng cho trẻ biết: Con thỏ. Tai thỏ, mắt thỏ, chân thỏ. Thỏ ăn cà rốt. Khuyến khích Hs gọi tên, chỉ con thỏ. HS tham gia chơi và làm theo động tác. HS chú ý lắng nghe. HS biết chỉ và gọi tên “con thỏ” Hoạt động 2: Làm mẫu nặn con thỏ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Mang con thỏ bằng đất nặn cho HS biết: Hs cùng nặn con thỏ. Cô làm mẫu và giải thích: Nhào đất, Chia đất, Lăn tròn, Lăn dài, Đập dẹp đất. Gọi HS cùng cô thực hiện nặn tai thỏ. HS lắng nghe. HS thực hiện. Hoạt động 3: HS thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phát bảng con và đất nặn cho HS. Hướng dẫn và hỗ trợ HS nặn. Chú ý học sinh hay ngắt vụn đất Khuyến khích học sinh thực hiện Mang mô hình vườn thỏ cho Hs trưng bày sản phẩm. Gắn tên HS vào sản phẩm tương ứng. HS thực hiện. KẾT THÚC: Nhận xét, khen thưởng Đánh giá cuối ngày : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm , ngày 1 tháng 3 năm 2012 Hoạt động : mtxq Lĩnh vực phát triển :Phát triển nhận thức Đề tài: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG I/Mục đích yêu cầu: - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm ( màu sắc, hình dạng , cấu tạo , vận động , ăn uống ) của một số động vật sống trong rừng như : Voi, khỉ, hổ . Kỹ năng so sánh, bước đầu phân nhóm. Có thái độ đúng với các con vật, khi đi thăm quan, xem xiếc. II/ Chuẩn bị: Máy chiếu, vi tính, đàn. Giáo án điện tử. Lô tô về con vật sống trong rừng. Một số bài hát, trò chơi về các con vật sống trong rừng. III/ Tiến trình thực hiện: * Hoạt động 1: Gây hứng thú Cô cùng trẻ vận động bài “Chú Voi con ở bản Đôn” *Hoạt động 2: Khám phá - Cô cho trẻ quan sát từng con vật trên màn chiếu , đặt câu hỏi đàm thoại cho trẻ trả lời, cô gợi mở, khuyến khích trẻ trả lời. - Cô và trẻ chơi trò chơi. “Con thỏ” theo nhạc bài hát Cho trẻ so sánh Con Hổ và con Thỏ. Cho trẻ so sánh Con Ngựa và con Voi * Cô khái quát: Voi, hổ, ngựa , thỏ Tuy có điểm khác nhau nhưng đều sống trong rừng phải tự kiếm ăn, tự bảo vệ mình… - Chúng được gọi chung là động vật sống trong rừng. *Mở rộng: Ngoài những con vật trên trong rừng còn có những con gì? * Cô giáo dục: BVMT và GDLG cho trẻ. *Hoạt động 3: Củng cố Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi để củng cố nhận biết đặc điểm , gọi tên… của các con vật sống trong rừng. Đánh giá cuối ngày : KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu , ngày 2 tháng 3 năm 2012 Hoạt động : LQVH Lĩnh vực phát triển :Phát triển ngôn ngữ Đề tài: BÁC GẤU ĐEN VÀ HAI CHÚ THỎ I/ Mục tiêu: Trẻ hiểu nội dung chuyện, thuộc chuyện. Trẻ kể chuyện cùng với cô, thể hiện được ngữ điệu giọng của các con vật. Rèn sự khéo léo của đôi tay thông qua việc tạo các mũ gấu, thỏ và làm nhà. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người II/ Chuẩn bị: Mô hình và con rối Nguyên vật liệu mở: Lá cây, giấy lịch, nắp lon sữa, dĩa giấy… Kim bấm, rổ, màu nước… III.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Giúp trẻ tri giác lại tác phẩm Cho 1 trẻ đóng vai Bác Gấu đến trú mưa ở lớp Giáo viên kể chuyện “ Bác Gấu đen và 2 chú thỏ” kết hợp minh họa mô hình cho trẻ xem Hỏi lại tên chuyện Hoạt động 2: Tọa đàm về nội dung câu chuyện Cho trẻ thể hiện lại nội dung câu chuyện qua các câu hỏi, gợi ý của cô: + Chuyện gì xảy ra khi Bác Gấu đi chơi rừng? Cho cháu đóng vai Bác Gấu đi trú mưa nhà Thỏ Nâu + Thỏ Nâu trả lời ra sao? Giọng của Thỏ Nâu thế nào? + Bác Gấu van nài ra sao? Trẻ đóng vai Bác Gấu đến trú mưa nhà Thỏ Trắng + Thỏ Trắng đã nói gì và làm gì? - Khi Bác Gấu và Thỏ trắng ở trong nhà chuyện gì xảy ra? Ai đến nhà - Trẻ cùng cô thể hiện lại nội dung đoạn chuyện Thỏ Nâu xin trú nhờ nhà Thỏ Trắng. Cô hỏi : + Trong câu chuyện con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Cho trẻ chơi trò chơi “ Đi như gấu, nhảy như thỏ”. Hoạt động3: Bé sáng tạo. Cho trẻ về 4 nhóm làm mũ gấu, thỏ, ngôi nhà, cây xanh, bông hoa,…. và trang trí tạo thành mô hình. Hoạt động 4: Trẻ thể hiện lại tác phẩm - Cho trẻ kể chuyện theo cô tại mô hình vừa trang trí xong - Cô dẫn chuyện, trẻ thể hiện lại câu chuyên qua vai của các nhân vật. Kết thúc Đánh giá cuối ngày : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDONG VAT TUAN 2(1).doc