Kế hoạch tuần 3 - Chủ điểm: Bản thân

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, đi thẳng hướng, giữ thăng bằng, không để rơi túi cát.

- Trẻ xác định được vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, có sự định hướng.

- Biết mùa thu có tết trung thu vào ngày 15 tháng 08 hàng năm, tết trung thu được rước đèn dưới ánh trăng, được vui liên hoan phá cỗ.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”.

- Biết cách xé dán quả bưởi theo mẫu của cô.

- Hát đúng giọng, đúng nhịp, thuộc lời bài hát “Đêm trung thu”, biết chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát.

- Trẻ xác định chính xác được đâu là phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác.

- Rèn cho trẻ khả năng nhận biết, ghi nhớ qua trò chuyện về mùa thu và tết trung thu, có kỹ năng xé dán quả bưởi, có ý thứ hát, hát cùng cô.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần 3 - Chủ điểm: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3 CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN Nhánh 2: Bé vui tết trung thu. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, đi thẳng hướng, giữ thăng bằng, không để rơi túi cát. - Trẻ xác định được vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, có sự định hướng. - Biết mùa thu có tết trung thu vào ngày 15 tháng 08 hàng năm, tết trung thu được rước đèn dưới ánh trăng, được vui liên hoan phá cỗ. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”. - Biết cách xé dán quả bưởi theo mẫu của cô. - Hát đúng giọng, đúng nhịp, thuộc lời bài hát “Đêm trung thu”, biết chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ sự khéo léo, giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát. - Trẻ xác định chính xác được đâu là phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác. - Rèn cho trẻ khả năng nhận biết, ghi nhớ qua trò chuyện về mùa thu và tết trung thu, có kỹ năng xé dán quả bưởi, có ý thứ hát, hát cùng cô. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn mặc ấm về mùa đông, mát về mùa hè, theo thời tiết, theo mùa, biết cách rửa tay, rửa chân, đánh răng rửa mặt đúng quy cách. Tên hoạt động Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp tiến hành THỂ DỤC SÁNG Tập các động tác hô hấp 4, tay 2, chân 3, bụng 1, bật 2 + Kiến thức: Trẻ biết tập đúng động tác thể dục sáng. hô hấp 4, tay 2, chân 3, bụng 1, bật 2. + Kỹ năng: Rèn cho trẻ có ý thức tập đúng, đều, đẹp. 90 đến 95% trẻ đạt yêu cầu. + Thái độ: Trẻ hứng thú luyện tập Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ - Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn quanh sân, kết hợp đi các kiểu chân, gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm về đội hình 2 hàng ngang đứng. - Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, tập các động tác. Hô hấp 4. còi tàu tu tu. Tay hai: Hai tay đưa ra trước, lên cao. Chân ba: Đứng đưa một chân ra phía trước, lên cao. Bụng một: Đứng cúi gập người về trước tay chạm ngón chân. Bật hai: Bật tách chân, khép chân. Cô cùng trẻ tập mỗi động tác hai lần tám nhịp HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC PHÂN VAI. Bán hàng trung thu, bày cỗ trung thu. GÓC XÂY DỰNG: Xây ngôi nhà của bé. GÓC HỌC TẬP:đọc thơ truyện về mùa thu, tết trung thu, tô số 4, 5, 6 chữ cái, a ă â. GÓC NGHỆ THUẬT: Tô, vẽ, xé dán, bồi tranh đèn ông sao, hoa quả, bánh kẹo, trung thu, hát múa bài hát về mùa thu tết trung thu. GÓC THIÊN NHIÊN:Trồng cây, chăm sóc cây. - Trẻ biết bày cỗ trung thu đẹp mắt, hấp dẫn, bán hàng phục vụ tết trung thu, có ý thức chơi Trẻ biết cách xây ngôi nhà của mình, có cổng, có vườn, có sân chơi hấp dẫn. Trẻ biết đọc thơ xem tranh truyện về mùa thu, tết trung thu biết tô, nối, đọc chữ cái,a ă â số 4, 5, 6 Trẻ biết tô, vẽ, xé dán, bồi tranh hoa quả, bánh kẹo,đèn ông sao có trong mùa thu và tết trung thu, có ý thức chơi trò chơi. -Trẻ biết cách trồng cây, chăm sóc cây. Hoa quả, bánh kẹo. Các khối gỗ, cây cảnh, sỏi tranh truyện, thơ, chữ cái, số Tranh mở của cô và trẻ, giấy màu, len, vải vụn, cám cưa. Cây, bình tưới Trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao” lên lấy dây biểu tượng về góc chơi trẻ thích. Trẻ tự thảo luận, tự nhận vai chơi, trẻ chơi ở các góc chơi. - Cô đóng vai chơi cùng trẻ, nhận xét trẻ chơi. - Cô đóng vai chơi cùng trẻ, nhận xét trẻ chơi. -Cô quan sát trẻ hoạt động, bổ xung gợi ý để trẻ hứng thú trong hoạt động của mình -Cô quan sát trẻ hoạt động bổ xung chỗ thiếu cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ tạo sản phẩm đẹp cho góc. -Cô hướng dẫn trẻ cách trồng cây chăm sóc cây. KẾ HOẠCH NGÀY Thời gian Tên hoạt động Nội dung hoạt động Mục đích, yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp tiến hành Thứ 2 28/09/09 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chuyện về tết trung thu. Điểm danh thời tiết. MÔN: MTXQ “Mùa thu - tết trung thu”. Quan sát cây hồng. TCVĐ: Nhảy ra nhảy vào. TCTD: Vẽ trên sân. GDVS: Hướng dẫn trẻ cách lau đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Hoạt động góc tự do. - Nêu gương cuối ngày trả trẻ. Trẻ biết tết trung thu được rước đèn dưới ánh trăng và phá cỗ. Trẻ nhận xét được số bạn, đặc điểm thời tiết. + Kiến thức: Trẻ biết những đặc điểm đặc trưng nổi bật của mùa thu như thời tiết, hoa lá, cây cối, biết tết trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, biết trong ngày tết trung thu có nhiều bánh kẹo hoa quả, được rước đèn và phá cỗ trung thu. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. + Thái độ: Trẻ mong muốn đến tết trung thu để được vui đón tết trung thu và yêu mùa thu. + Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên, biết đặc điểm nổi bật của cây hồng, quả hồng Như: cây - dễ - lá – cành. Quả: vỏ - hạt, có loại không hạt. Biết chơi trò chơi. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát nghi nhớ có chủ định cho trẻ. +Thái độ: Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây để ăn quả. - Trẻ biết cách lau đồ dùng đồ chơi trong lớp sạch sẽ. - Trẻ biết chơi tự do ở các góc, có ý thức chơi. Bảng chuyên cần. Tranh, cây cối, cảnh mùa thu. Tranh, cảnh tết trung thu. Cây hồng, quả hồng. đồ dùng đồ chơi, nước, khăn lau Cô cùng trẻ trò chuyện về tết trung thu. Đàm thoại hỏi trẻ tết trung thu vào ngày nào hàng năm? Trẻ ngắn biểu tượng ngày thời tiết. + Trò chuyện về thời tiết mùa thu: Mát mẻ, không nóng quá và không lạnh quá. - Quan sát tranh, cảnh cây cối mùa thu, lá vàng rụng. - Quan sát tranh, cảnh tết trung thu. Đàm thoại. - Tết trung thu vào ngày tháng nào trong năm? - Tết trung thu các con được làm gì? Thưởng thức những gì? Hoa quả nào thường có trong ngày tết trung thu. - Những trò chơi dân gian nào hay tổ chức trong ngày tết trung thu.? - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết mùa thu. - Trò chơi “nặn bánh trung thu”. - Kết thúc cho trẻ hát bài “đêm trung thu”. + Cô cùng trẻ quan sát cây hồng, quả hồng - Trẻ đàm thoại về đặc điểm nổi bật về cây và quả hồng. Quả hồng thường được ăn vào dịp nào? Khi ăn các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hồng để có quả ăn. - TCVĐ: Cô nêu luật chơi, cách chơi trẻ chơi hai ba lần. - TCTD: Trẻ vẽ tự do trên sân theo ý thích của trẻ, cô quan sát trẻ vẽ. + Cô hướng dẫn trẻ lau đồ dùng đồ chơi. - Cô lau mẫu, hướng dẫn trẻ cách lau sao cho sạch. - Trẻ thực hiện cô quan sát trẻ, nhận xét. + Trẻ chơi tự do ở các góc, cô quan sát trẻ chơi Thứ 3 29/09/09 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chuyện về thời tiết mùa thu. Điểm danh thời tiết. MÔN: THỂ DỤC. Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát. Quan sát: Cây bưởi, quả bưởi. TCVĐ: Gieo hạt nảy mầm. TCTD: Theo ý thích. MÔN: TẠO HÌNH: Xé dán quả bưởi. (Mẫu). Vở: Bé làm quen với toán số 5. Nêu gương cuối ngày, trả trẻ. Trẻ biết đặc điểm thời tiết mùa thu. Nhận xét được số bạn, đặc điểm thời tiết. + Kiến thức: Trẻ biết cách đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, mắt nhìn thẳng, hai tay dang ngang, giữ thăng bằng, không để rơi túi cát + Kỹ năng: Rèn cho trẻ sự khéo léo và giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục. + Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia luyện tập. + Kiến thức: Trẻ biết đặc điểm nổi bật của cây bưởi – có lá, cành… Quả bưởi có múi, tôm, ăn được, thường ăn vào dịp tết trung thu. Biết chơi trò chơi, có ý thức khi chơi. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát nghi nhớ có chủ định cho trẻ. +Thái độ: Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây để ăn quả. + Kiến thức: Trẻ biết cách tưởng tượng để xé thành quả bưởi. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ. Phát triển tư duy cho trẻ. + Thái độ: Trẻ yêu thích môn học, hứng thú tạo sản phẩm và biết giữ gìn sản phẩm. Trẻ biết gọi tên và đếm số lượng từng đồ dùng trong tranh, tô 5 chấm tròn, tô viết số 5. Tô màu đồ dùng để nấu ăn. Bảng chuyên cần. Sân tập, ghế thể dục, túi cát. Cây bưởi, quả bưởi. Mẫu của cô, giấy màu, keo gián. Vở: bé làm quen với toán. Cô và trẻ cùng trò chuyện về thời tiết mùa thu: Mát mẻ, không quá nóng, không quá lạnh. Trẻ gắn biểu tượng ngày, thời tiết. + Khởi động: Trẻ làm đoàn tàu đi vòng quanh sân kết hợp đi các kiểu chân, gót chân, mũi chân, đi nhanh đi chậm, về đội hình hai hàng ngang. + Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, tập các động tác. Hô hấp 4. còi tàu tu tu. Tay 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao. Chân 3: Đứng đưa một chân ra phía trước, lên cao. Bụng 1: Đứng cúi gập người về trước tay chạm ngón chân. Bật 2: Bật tách chân, khép chân. Cô cùng trẻ tập mỗi động tác hai lần tám nhịp. + Vận động cơ bản. “Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát” - Cô làm mẫu hai lần, lần 1 không phân tích động tác, lần 2 phân tích kỹ động tác. - Gọi hai trẻ khá lên thực hiện. - Trẻ thực hiện kết hợp với trò chơi “nhảy tiếp sức” cô quan sát sửa sai, động viên khuyến khích trẻ. + Hồi tĩnh: Làm chim bay đi nhẹ nhàng vào lớp. + Cô đọc: Cô cùng trẻ quan sát cây bưởi, quả bưởi, cho trẻ nhận xét, nêu các bộ phận của cây bưởi, quả bưởi, như có lá thân, cành, quả có vỏ, múi, cùi… + Giáo dục trẻ bảo vệ chăm sóc cây để có quả ăn. - TCVĐ: Cô nêu luật chơi, cách chơi trẻ chơi hai ba lần. - TCTD: Trẻ chơi theo ý thích. + Trò chuyện về tết trung thu. Cô gợi hỏi để trẻ kể tên được các loại quả có trong dịp tết trung thu. Giáo dục trẻ. + Quan sát mẫu: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về mẫu của cô. - Cô xé dán mẫu, vừa xé vừa nêu cách xé dán, trẻ chú ý quan sát cô xé dán. - Trẻ thực hiện: Cô quan sát giúp trẻ yếu xé dán, khuyến khích trẻ tạo được nhiều sản phẩm đẹp. - Trưng bày sản phẩm: Trẻ nhận xét – Cô nhận xét trung. Cô cho trẻ gọi tên và đếm từng loại đồ dùng trong tranh. Tô, viết số 5, tô màu 5 chấm tròn, tô màu đồ dùng để nấu ăn. Thứ 4 30/09/09 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò truyện về các trò chơi đêm rằm trung thu. Điểm danh thời tiết. MÔN: Toán. “Xác định vị trí, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng”, (Có sự định hướng) GÓC PHÂN VAI: Bác sĩ. Quan sát cảnh trường. TCVĐ: Gieo hạt. TCTD: Chơi tự do ngoài sân. VỞ: Bé làm quen với chữ cái, a, ă, â. Nêu gương cuối ngày trả trẻ Trẻ biết và kể tên được các trò chơi như, múa sư tử, rước đền… Trẻ nhận xét được số bạn, đặc điểm thởi tiết + Kiến thức: Trẻ biết phân biệt và xác định được đâu là phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng. + Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng phân biệt, xác định định hướng trong không gian. + Thái độ: Trẻ hứng thú học bài. Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mình. + Kiến thức: Trẻ biết địa điểm của trường, các lớp học có ở trường, các trò chơi “Gieo hạt”. + Kỹ năng: Trẻ chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định. + Thái độ: Trẻ yêu quý trường lớp, có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Bé hãy tìm và khoanh tròn các chữ cái a, ă, â dưới hình vẽ. Nối các quả có chữ a với nhau, tô màu hình vẽ chứa chữ cái ă, â. Bảng chuyên cần. Búp bê và một số đồ dùng khác. Đồ dùng đồ chơi ở góc. Địa điểm quan sát. Vở bé làm quen chữ cái. Cô gợi hỏi để trẻ kể được các trò chơi dân gian có trong đêm trung thu. Gắn biểu tượng ngày thời tiết. Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ. + Phần I: Luyện tập xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân trẻ, của bạn khác. - Cho trẻ tìm và nhận xét đồ dùng đồ chơi ở lớp, ở vị trí nào của bản thân và của bạn khác. - Trò chơi, “đồ chơi gì ở đâu”. - Cô nêu cách chơi, trẻ chơi. + Phần II: Nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác. - Cho trẻ đoán đồ vật ở phía nào của búp bê. - Cô đặt búp bê lên bàn rồi đặt đồ vật ở các phía của búp vê cho trẻ đoán như: Khăn ở phía nào? áo ở phía nào? * Nhận biết phía trước, phía sau: - Cô đặt gấu, sóc, búp bê thành hàng dọc, hỏi trẻ bạn nào dứng trước bạn nào và bạn nào đứng sau bạn nào. * Liên hệ bản thân trẻ: Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau. + Phần III: Trò chơi ôn luyện. - Tìm đồ dùng đồ chơi của lớp theo hướng ngồi của bạn. Cô đóng vai chơi cùng trẻ, nhận xét trẻ chơi. - Cô cùng trẻ quan sát cảnh trường. - Trẻ nhận xét lớp học ta mang tên gì? thôn nào? trường nào? có mấy lớp? xung quanh trường có gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, bảo vệ môi trường - TCVĐ: Cô nêu luật chơi, cách chơi trẻ chơi hai ba lần. - TCTD: Trẻ chơi tự do ngoài sân, cô quan sát trẻ chơi. Cô hướng dẫn trẻ cách đọc, tìm các chữ cái a, ă, â rồi khoanh tròn, cách nối, tô màu các quả có chữ a, ă, â Thứ 5 01/10/09 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chuyện về ánh trăng đêm rằm trung thu. Điểm danh thời tiết. MÔN: Văn học. Thơ: “Trăng ơi từ đâu đến”. GÓC HỌC TẬP: Làm an bum về tết trung thu QUAN SÁT ĐÈN ÔNG SAO. CTVĐ: Cáo và thỏ. TCTD: Vẽ tự do trên sân. BÉ LÀM NỘI TRỢ. Hướng dẫn trẻ cách (dót, đổ) Hoạt động góc tự do. Nêu gương cuối ngày, trả trẻ. Trẻ nêu được vẻ đẹp của ánh trăng đêm rằm qua trí nhớ về đêm rằm trung thu. Nhận xét được số bạn, đặc điểm thời tiết. + Kiến thức: Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết đọc thơ diễn cảm dưới nhiều hình thức. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, đọc theo hiệu lệnh của cô, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Trẻ biết làm an bum về tết trung thu đẹp, hấp dẫn (cắt dán hình ảnh đèn ông sao, hoa quả). + Kiến thức: Trẻ nêu đặc điểm chính của đèn ông sao, hứng thú chơi các trò chơi vận động, tự do. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. + Thái độ: Trẻ hứng thú học bài. Trẻ biết cách rót nước từ cốc vào bình, từ ấm ra chén, rót ra đĩa, đổ gạo từ bát nọ sang bát kia. Trẻ biết chơi ở các góc mà trẻ thích. Bảng chuyên cần. Tranh minh họa cho bài thơ. Sách báo cũ. Đèn ông sao. Phấn. Bình nước, cốc chén, bát. Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Trăng sáng” cùng trò chuyện về ánh trăng. Cho trẻ nhớ lại về đề đêm rằm trung thu. Gắn biểu tượng ngày thời tiết. - Cô cùng trẻ hát bài “Bóng trăng tròn”. - Hỏi trẻ tên bài thơ gì nói về ánh trăng đã học hôm trước. - Gọi một trẻ khá lên đọc. - Cô đọc mẫu lần 1: Diễn cảm không tranh. - Cô đọc mẫu lần 2: Diễn cảm + Tranh, cô hướng dẫn các đọc thơ. - Trẻ đọc: Cho cả lớp, tổ nhóm, cá nhân đọc. Cô quan sát sửa sai cho trẻ. Đàm thoại giảng giải nội dung bài thơ. - Kết thúc: Cho một vài trẻ đọc lại bài thơ. Cô hướng dẫn cách làm, cho trẻ tự làm, cô quan sát giúp đỡ trẻ, nhận xét. - Cô và trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”, sau đó quan sát chiếc đèn ông sao cô chuẩn bị sẵn. Đàm thoại về đặc điểm chính của đèn. - Trẻ biết đèn ông sao thường có trong đêm trung thu. CTVĐ: Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi 2 – 3 lần. TCTD: Trẻ vẽ, viết chữ số mà trẻ thích. Cô quan sát trẻ chơi. Cô làm mẫu, trẻ quan sát, trẻ tự làm, cô quan sát giúp đỡ trẻ, nhận xét trẻ. Trẻ chơi ở các góc, cô quan sát trẻ. Thứ 6 02/10/09 ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chuyện về một số loại quả có trong dịp tết trung thu. Điểm danh thời tiết. MÔN: Âm nhạc. DH: Đêm trung thu NH: Chiếc đèn ông sao. Trò chơi: “Ai đoán giỏi” GÓC NGHỆ THUẬT. Nặn quả hồng quả bưởi. QS: Bánh dẻo, bánh nướng. TCVĐ: Kéo co. TCTD: Xé lá, gấp thuyền. Giáo dục lễ giáo qua câu chuyện. “Truyện của dê con” - Hoạt động góc tự do. Nêu gương cuối tuần Trẻ nêu được một số loại quả có vào dịp tết trung thu như hồng, bưởi… Nhận xét được số bạn, đặc điểm thời tiết. + Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thuộc bài hát, chú ý lắng nghe cô hát và hứng thu chơi trò chơi. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, 80 – 90% trẻ đạt yêu cầu. + Thái độ: Trẻ yêu thích đêm trung thu. Trẻ biết sử dụng các kỹ năng như lăn tròn, ấn dẹt để nặn thành quả bưởi, quả hồng có trong dịp trung thu. + Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, nêu được đặc điểm, tác dụng, chất liệu của bánh dẻo và bánh nướng. Biết hai loại bánh này thường có trong dịp tết trung thu. + Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định của trẻ. + Thái độ: Trẻ hứng thú quan sát, thích ăn bánh, biết ơn người làm bánh. - Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Trẻ biết hoạt đọng tự do ở lớp. + Trẻ nhận xét bạn ngoan, chưa ngoan trong tuần. Cô nhận xét. Bảng chuyên cần. Một chiếc đèn ông sao, mũ âm nhạc. Đất nặn, bảng con. Chuẩn bị bánh déo, bánh nướng. Đồ dùng đồ chơi ở góc Cô gợi hỏi để trẻ kể tên được một số quả mà trẻ biết có vào dịp tết trung thu. Gắn biểu tượng ngày thời tiết. - Trò chuyện về chủ điểm, nhánh. + Dạy hát: - Cô hát mẫu lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát mẫu lần 2: Trích dẫn giảng giải nội dung bài hát, giáo dục trẻ. + Dạy trẻ hát từng câu đến hết bài 2 – 3 lần. - Cho trẻ hát từng câu cùng cô 2 đến 3 lần. - Cho tổ, nhóm, cá nhân há cô quan sát sửa sai. - Cho cả lớp hát lại 1 đến 2 lần. + Nghe hát: Lần 1: Giới thiệu tên tác giả, bài hát. Lần 2: Hỏi lại trẻ tên tác giả, tên bài vừa hát. Giới thiệu qua nội dung bài hát (nếu trẻ thuộc cho trẻ hát cùng cô) giáo dục trẻ. + Trò chơi: Cô nêu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2, 3 lần. Cô quan sát trẻ nặn, bổ xung chỗ thiếu cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ. Cô cùng trẻ quan sát về bánh dẻo, bánh nướng. Đàm thoại về đặc điểm, mùi vị, hình dáng, màu sắc, chất liệu của hai loại bánh này. - Giáo dục trẻ thích ăn bánh dẻo, biết ơn người làm bánh. CTVĐ: Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi 2 – 3 lần. TCTD: Trẻ chơi theo nhóm, cô quan sát trẻ chơi. Cô giới thiệu tên chuyện, tên tác giả, cô kể mẫu một hai lần. Đàm thoại nội dung câu chuyện. Giáo dục trẻ. - Cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo cô. - Trẻ hoạt động tự do ở các góc – cô quan sát, giúp đỡ trẻ. - Cô cho trẻ nhận xét từng bạn trong lớp. - Cô nhận xét nêu gương – cắm cờ - phát bé ngoan – trả trẻ.

File đính kèm:

  • docke hoach tuan 3 day.doc