Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi huyện môn địa lý - Năm học 2006 - 2007 (thời gian làm bài 120 phút - không kể giao đề)

Câu 1 (5 điểm):

 Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong Nghị quyết TƯ4 khoá VII, Nghị quyết TƯ2 khoá VIII và được pháp chế hoá trong điều 28.2 Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Theo đó, định hướng chung của đổi mới PPDH là “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi huyện môn địa lý - Năm học 2006 - 2007 (thời gian làm bài 120 phút - không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện quảng trạch kì thi chọn giáo viên dạy giỏi huyện phòng giáo dục Môn Địa lý - Năm học 2006 - 2007 (Thời gian làm bài 120 phút - không kể giao đề) Đề ra: Câu 1 (5 điểm): Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong Nghị quyết TƯ4 khoá VII, Nghị quyết TƯ2 khoá VIII và được pháp chế hoá trong điều 28.2 Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Theo đó, định hướng chung của đổi mới PPDH là “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”. Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ vai trò của định hướng đổi mới PPDH mang “tính tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”? Câu 2 (5điểm): Bằng lý luận và qua thực tiễn giảng dạy, anh (chị) hãy nêu rõ: Thế nào là dạy học giải quyết vấn đề trong môn Địa lý? Những đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề trong môn Địa lý là gì?./. UBND huyện quảng trạch kì thi chọn giáo viên dạy giỏi huyện phòng giáo dục môn địa lý - năm học 2006-2007 đáp án và biểu điểm: Câu 1 (5điểm): *Giáo viên phải phân tích rõ được các nội dung cơ bản sau: - Lý luận được thế nào là PPDH mang tính “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”: + Tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động, nhằm chống lại thói quen học tập thụ động. (0,75đ) + Tích cực không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có và thay vào đó là các PPDH mới mà phải vận dụng phối hợp một cách sáng tạo, bởi các PP dạy học hiện có vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. (0,75đ) + Định hướng này không chỉ là đổi mới PP dạy của thầy mà phải đặc biệt quan tâm đến PP học của trò, nghĩa là phải “dạy cách tự học” cho học sinh. Hình thành ở học sinh năng lực tự học, tự khám phá. (0,75đ) + Định hướng này có nghĩa là học sinh được chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng hẫn của giáo viên. (0,75đ) + Nguyên tắc: Giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và tự do; nói cách khác dạy học tích cực hoá là dạy học thông qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ động trong hoạt động học tập. (0,75đ) + Trong quá trình làm bài, GV phải liên hệ đến các bài học, giờ dạy mà mình đã thể hiện PPDH này để dẫn chứng (có lấy ví dụ cụ thể ở một bài). (1,25đ) Câu 2 (5điểm): *Giáo viên cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) là: - PPDH đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn GQVĐ. Mấu chốt của PP này là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Tình huống đưa ra phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Việc tạo tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên dưới hình thức câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về điều chưa biết, nó thường xuất phát từ phía học sinh hơn là từ phía GV. Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học. - GV phải lấy được ví dụ ở một bài cụ thể để chứng minh. Chẳng hạn: Dạy bài 2 “Khí hậu Châu á - Địa lý 8, mục 1”, sau khi cho học sinh quan sát lược đồ, bản đồ về khí hậu và rút ra kết luận “Châu á có đủ các đới và kiểu khí hậu”, GV hoặc HS đặt vấn đề: “Vì sao khí hậu Châu á phân hoá rất đa dạng?”. Sau đó học sinh nêu giả thuyết để GQVĐ, rút ra kết luận. Những đặc trưng cơ bản - GV phải phân tích được trên cơ sở các ý chính sau: - Đặc trưng thứ nhất (cơ bản nhất): Dạy học GQVĐ là “tình huống có vấn đề” hoặc “tình huống học tập”. (1đ) - Đặc trưng thứ 2: là chia quá trình thực hiện thành những giai đoạn, những bước có tính mục đích chuyên biệt. Thông thường có 3 bước: + Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề) + Giải quyết vấn đề (đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết) + Kết luận (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu). - Đặc trưng thứ 3 của PPDH tích cực là có những cách tổ chức đa dạng: lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên: (1đ) + Làm việc theo nhóm nhỏ + Thực hiện những kĩ thuật hỗ trợ tranh luận như ngồi vòng tròn, chia nhóm... + Tấn công não, + Xếp hạng + Sắm vai: Nhằm phát triển kĩ năng GQVĐ và giải quyết xung đột. + Mô phỏng: mở rộng của cách sắm vai + Những chiến lược ra quyết định + Báo cáo và trình bày: có nhiều cách, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ đến báo cáo lên nhóm lớn và sau đó là trước cả lớp.../.

File đính kèm:

  • doctai lieu.doc