Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp cơ sở - Năm học 2008 - 2009 môn: Địa Lí

Câu 1: (2 điểm).

"Vào ngày 21/3 và 23/9, mọi địa điểm trên trái đất đều có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau". Câu nói trên đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2: (2 điểm).

 - Cho biết tên của hình vẽ sau đây.

 - Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp cơ sở - Năm học 2008 - 2009 môn: Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP CƠ SỞ - NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn: Địa Lí Thời gian: 180' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 05 - 12 – 2008 (Đề thi có 02 tờ) .......................................................................................................................................... Đề bài Câu 1: (2 điểm). "Vào ngày 21/3 và 23/9, mọi địa điểm trên trái đất đều có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau". Câu nói trên đúng hay sai? Vì sao? Chí tuyến Bắc Chí tuyến Nam 22/12 22/6 23/9 Xích đạo 21/3 Câu 2: (2 điểm). - Cho biết tên của hình vẽ sau đây. - Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình. Câu 3 (4 điểm). a. Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời ( góc nhập xạ) lúc 12 giờ trưa ngày 21/3, 22/6 và 22/12 tại các địa điểm sau: Địa điểm Vĩ độ Ngày 21/3 Ngày 22/6 Ngày 22/12 Hà Nội 21002/B Tô Ki ô 35000/B Sao Pao Lô 23027/N (Thí sinh kẻ lại bảng, điền kết quả vào bảng) b. Địa điểm C (múi giờ số 3), địa điểm D (múi giờ số 11). Nếu tại Hà Nội (múi giờ số 7) là 22 giờ ngày 05/12/2008 thì lúc đó ở địa điểm C và D là mấy giờ? Ngày, tháng, năm nào? c. Những nơi nào trong số những địa phương sau của nước ta trong một năm có một lần mặt trời qua thiên đỉnh, tại sao? Địa điểm Vĩ độ Địa điểm Vĩ độ Lũng Cú (Hà Giang) 23023/B Huế 16026/B Lạng Sơn 21050/B TP. Hồ Chí Minh 10047/B Hà Nội 21002/B Xóm Mũi (Cà Mau) 8034/B Câu 4 (4,5 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. b. So sánh sự khác biệt về địa hình khu vực miền núi Tây Bắc và Đông Bắc . Câu 5 ( 3 điểm). Căn cứ vào bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (00C) Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 a. Tính nhiệt độ trung bình và biên độ giao động nhiệt trong năm của hai địa điểm trên. b. Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó. Câu 6 (4,5 điểm). Dựa vào bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của nước ta dưới đây: Đơn vị: tỉ đồng Năm Khu vực 1990 1995 1997 2002 Nông, lâm, thủy sản 16 252 62 219 80 826 123 383 Công nghiệp và xây dựng 9 513 65 820 100 595 206 197 Dịch vụ 16 190 100 853 132 202 206 182 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta trong thời kì 1990 - 2002. b. Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu GDP thời kì trên của nước ta, giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. Thí sinh được sử dụng Át lát Đia lí Việt Nam để làm bài thi. .......... Hết ......... SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP CƠ SỞ - NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn: Địa Lí Ngày thi: 05 - 12 - 2008 Câu Đáp án Điểm Câu 1: 2,0 * Nhận xét: - Câu nói trên vừa có ý đúng, vừa có ý sai (không hoàn toàn đúng, hoặc không hoàn toàn sai ) 0,5 - Đúng ở chỗ: Thời gian chiếu sáng như nhau, trừ 2 điểm cực (mọi nơi trên trái đất có độ dài ngày bằng đêm) Nếu học sinh không nêu được ý "trừ 2 điểm cực" vẫn cho điểm tối đa 0,25 - Vì đường phân chia sáng tối đi qua 2 cực (trùng với mặt phẳng của trục Trái Đất). 0,5 - Sai ở chỗ: Góc nhập xạ và lượng nhiệt không giống nhau ở các vĩ độ, lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về 2 cực. 0,5 - Vì trái đất là hình cầu, các tia sáng mặt trời chiếu xuống trái đất được coi là các tia sáng song song, lúc này không bán cầu nào chúc về phía Mặt Trời. 0,25 Câu 2: 2 * Tên hình vẽ: "Sơ đồ (đường biểu diễn) chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm" 1 * Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình vẽ: - Mặt Trời chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở vĩ tuyến 00 (đường xích đạo) vào ngày 21/3. - Mặt Trời chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở vĩ tuyến 23027/B (đường chí tuyến bắc) vào ngày 22/6. - Mặt Trời chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở vĩ tuyến 00 (đường xích đạo) vào ngày 23/9. - Mặt Trời chiếu thẳng góc (lên thiên đỉnh) ở vĩ tuyến 23027/N (đường chí tuyến nam) vào ngày 22/12. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3: 4 a. Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời ( góc nhập xạ) lúc 12 giờ trưa ngày 21/3, 22/6 và ngày 22/12 tại các địa điểm: Địa điểm Vĩ độ Ngày 21/3 Ngày 22/6 Ngày 22/12 Hà Nội 21002/B 68058/ 87035/ 45031/ Tô Ki ô 35000/B 55000/ 78027/ 31033/ Sao Pao Lô 23027/N 66033/ 43006/ 90000/ 2,25 b. Địa điểm C (múi giờ số 3); địa điểm D (múi giờ số 11). Nếu tại Hà Nội (múi giờ số 7) là 22 giờ ngày 05/12/2008 thì lúc đó ở địa điểm C là 18 giờ ngày 05/12/2008 và điểm D là 02 giờ ngày 6/12/2008. 1 c. - Tất cả các địa phương trên của nước ta không có nơi nào một năm chỉ có 1 lần mặt trời qua thiên đỉnh 0,5 - Vì nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội trí tuyến 0,25 Câu 4: 4,5 a) Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. + Địa hình có độ cao dưới1000m chiếm 85% diện tích, cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. + Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. + Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung là hai hướng chính của địa hình nước ta. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (quá trình phong hóa, bóc mòn, rửa trôi và bồi tụ diễn ra mạnh). - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,5 0,5 0,25 0,25 b) Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm Tây Bắc Đông Bắc Phạm vi Nằm giữa sông Hồng và sông Cả Nằm ở tả ngạn sông Hồng Đặc điểm chung Là khu vực địa hình cao nhất Việt Nam cùng những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam Địa hình nổi bật với những cánh cung lớn hình rẻ quạt. Địa hình caxtơ phổ biến Các dạng địa hình chính - Có 3 mạch núi chính: + Phía đông: dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng cao 3143m + Phía tây: Khối núi sông Mã có độ cao trung bình chạy dọc biên giới Việt - Lào. + Nằm giữa hai dãy núi trên là các dãy núi thấp hơn xen kẽ các cao nguyên đá vôi: Phong Thổ, Sơn La, Mộc Châu. Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh bình, Thanh Hóa có dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng sông Mã. - Các bồn đị trũng mở rộng thành các cánh đồng Nghĩa Lộ, Điện Biên. - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng tây bắc - đông nam: Sông Đà, sông Mã, sông Chu. - Có bốn cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Một số đỉnh núi cao trong vùng như: Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ti (2402m), Pu Tha Ca (2274m). - Giáp biên giới Việt -Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi thuộc Hà Giang, Cao Bằng. - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m. - Giáp đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. - Các dòng sông cũng chảy theo hướng vòng cung là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 Câu 5: 3 a). Tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh Địa điểm Nhiệt độ TB năm (00C) Biên độ giao đông nhiệt (00C) Hà Nội 23,5 12,5 TP.Hồ Chí Minh 27,1 3,2 1 b). Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích sự khác biệt đó. * Sự khác biệt về chế độ nhiệt: - Hà Nội có nền nhiệt thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,50C so với 27,10C). - Hà Nội có 3 tháng (12,1 và 2) nhiệt độ dưới 200C, trong đó có 2 tháng nhiệt độ dưới 180C. - Hà Nội có 4 tháng (6,7,8,9) có nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh. - TP. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,70C. - Biên độ nhiệt độ trong năm ở Hà Nội cao, tới 12,50C. - Biên độ nhiệt độ trong năm ở TP. Hồ Chí Minh thấp, chỉ 3,20C *) Nguyên nhân: - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đông, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió này, nền nhiệt cao hơn Hà Nội. - Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió hướng tây - nam thịnh hành và gió Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ. Trong thời gian này, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ giao động nhiệt trong năm cao. TP. Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, cùng với 2 mùa đều có lượng nhiệt tương đối cao nên biên độ giao động nhiệt trong năm thấp. - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thời gian hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong mùa hạ ngắn hơn và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn tây - nam nên nhiệt độ các tháng 6,7,8,9 cao hơn TP. Hồ Chí Minh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6: a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 1990 - 2002. * Biểu đồ: - Xử lí số liệu: Đơn vị: % Năm Khu vực 1990 1995 1997 2002 Nông, lâm, thủy sản 38,74 27,18 25,77 23,03 Công nghiệp và xây dựng 22,67 28,76 32,08 38,49 Dịch vụ 38,59 44,06 42,15 38,48 4,5 1 - Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ miền (vẽ các dạng khác không cho điểm) + Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải. (biểu đồ phải đảm bảo tính chính xác, trực quan và hoàn chỉnh) b). Nhận xét và giải thích. * Nhân xét: - Về quy mô: + Tổng thu nhập trong nước của nước ta thời kì 1990 - 2002 liên tục tăng và tăng nhanh. + Trong vòng 12 năm GDP của nước ta tăng 12,8 lần, từ 41955 tỉ đồng (1990) lên 535762 tỉ đồng (2002). - Về cơ cấu: + Có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản liên tục giảm và giảm nhanh; tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng liên tục tăng và tăng nhanh; ngành dịch vụ có tỉ trọng tăng chậm, từ năm 1997 đến 2002 có xu hướng giảm dần. + Dẫn chứng: * Giải thích: + Là xu hướng chung của thế giới. + Thành tựu của công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Hết-

File đính kèm:

  • docDe HSG lop 12 cap tinh.doc
Giáo án liên quan