Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010- 2011

Câu 1 (4 điểm):

1- Từ dung dịch CuCl2 nêu 2 phương pháp điều chế Cu trực tiếp và gián tiếp.

2- Thế nào là sự ăn mòn kim loại. Em đã làm gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại trong gia đình không bị ăn mòn?

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010- 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN CHI LĂNG ________ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2010- 2011 _______________________________ Đề chính thức Đề thi môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1 (4 điểm): Từ dung dịch CuCl2 nêu 2 phương pháp điều chế Cu trực tiếp và gián tiếp. Thế nào là sự ăn mòn kim loại. Em đã làm gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại trong gia đình không bị ăn mòn? Câu 2 (4 điểm): Nêu điều kiện để phản ứng giữa một muối và một axit có thể xảy ra. Viết hai phương trình hóa học minh họa. Cho các chất sau tác dụng với nhau từng đôi một, viết các phương trình hóa học xảy ra: Na2CO3, NaHCO3, NaOH, BaCl2, HCl, MgSO4. Câu 3 (4 điểm): Từ 1 mol H2SO4 hãy viết các phương trình hóa học để tạo ra: 0,5 mol SO2 1 mol SO2 1,5 mol SO2 2 mol SO2 2- Trong phòng thí nghiệm có hai dung dịch loãng là NaOH và AlCl3 (nồng độ mol gần bằng nhau). Không dùng bất kì thuốc thử nào, hãy nêu và giải thích cách nhận biết các dung dịch trên. Câu 4 (4 điểm): Cho 4,48 lít hỗn hợp CO và CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng hết với dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thì thu được 5,0 gam kết tủa. Tính % thể tích CO2 trong hỗn hợp. Câu 5 (4 điểm): Hòa tan 8,200 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị của M không đổi) bằng dung dịch HCl dư thì thu được 7,840 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác cho 8,200 gam hỗn hợp trên tác dụng hết với khí clo thì thu được 34,825 gam hỗn hợp muối. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Cho nguyên tử khối: Fe = 56; Ca = 40; O = 16; Cl = 35,5; C = 12. Học sinh được sử dụng bảng HTTH. _________________Hết _______________ PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN CHI LĂNG Năm học 2010- 2011 ________ ________________________________ Đáp án đề chính thức Đáp án môn: Hóa học Câu Nội dung Điểm Cấu 1 1- Từ dung dịch CuCl2 nêu 2 phương pháp điều chế Cu trực tiếp và gián tiếp. - Trực tiếp: Dùng 1 kim loại mạnh như Fe, Zn, Mg… để khử, viết đúng phương trình hóa học. - Gián tiếp: Dung dung dịch kiềm chuyển thành Cu(OH)2, nung nóng rồi dùng CO hoặc H2 khử thành Cu. Viết được 3 phương trình hóa học. 0,5 điểm 1,5 điểm 2- Thế nào là sự ăn mòn kim loại. Em đã làm gì để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại trong gia đình không bị ăn mòn? - Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh. - Các biện pháp để bảo vệ vật dụng bằng kim loại: + Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại. + Để nơi khô ráo, giữ gìn sạch sẽ. 1 điểm 1 điểm Câu 2 1- Nêu điều kiện để phản ứng giữa một muối và một axit có thể xảy ra. Viết hai phương trình hóa học minh họa. - Phản ứng tạo thành axit mới yếu hơn hoặc dễ bay hơn hơn axit ban đầu: VD: NaCl(r) + H2SO4 đ " HCl + NaHSO4 - Phản ứng tạo thành muối mới không tan trong axit mới: VD: KCl + AgNO3 " AgCl + KNO3. Học sinh có thể lấy ví dụ khác, miễn là phản ứng có xảy ra. 0,75 điểm 0,75 điểm 2- Cho các chất sau tác dụng với nhau từng đôi một, viết các phương trình hóa học xảy ra: Na2CO3, NaHCO3, NaOH, BaCl2, HCl, MgSO4. Có 10 phản ứng sau: Na2CO3 với NaOH Na2CO3 với BaCl2 Na2CO3 với HCl (viết hai phản ứng tạo ra CO2 và tạo ra NaHCO3) Na2CO3 với MgSO4 NaHCO3 với NaOH NaHCO3 với HCl NaOH với HCl NaOH với MgSO4 BaCl2 với MgSO4 Mỗi phản ứng viết và cân bàng đúng cho 0,25 điểm 2,5 điểm Câu 3 1- Từ 1 mol H2SO4 hãy viết các phương trình hóa học để tạo ra: a. 0,5 mol SO2 b. 1 mol SO2 c. 1,5 mol SO2 d. 2 mol SO2 a- Cu + 2 H2SO4 đ, nóng " CuSO4 + SO2 + 2 H2O (Hoặc một kim loại hóa trị II khác) b- Na2SO3 + 2 H2SO4 " Na2SO4 + SO2 + H2O ( Hoặc muối khác tương tự Na2SO3) c- S + 2H2SO4 đ, nóng " 3SO2 + 2 H2O d- 2NaHSO3 + H2SO4 " Na2SO4 + 2SO2 + 2H2O Mỗi phương trình đúng cho 0,5 đ 2 điểm 2- Trong phòng thí nghiệm có hai dung dịch loãng là NaOH và AlCl3. Không dùng bất kì thuốc thử nào, hãy nêu và giải thích cách nhận biết các dung dịch trên. - Nêu được cách làm: Dùng lượng nhỏ một dung dịch này (gọi là ung dịch A) cho vào một lượng rất lớn dung dịch kia (gọi là dung dịch B). + Nếu có kết tủa không tan thì A là NaOH, B là AlCl3 + Nếu có kết tủa rồi tan ngay thì A là AlCl3, B là NaOH. Vì trường hợp thứ hai dư NaOH, kết tủa Al(OH)3 tan - Viết đúng phương trình: NaOH + AlCl3 " NaCl + Al(OH)3 Al(OH)3 + NaOH " NaAlO2 + 2H2O 1 điểm 1 điểm Câu 4 Cho 4,48 lít hỗn hợp CO và CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng hết với dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thì thu được 5,0 gam kết tủa. Tính % thể tích CO2 trong hỗn hợp. Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O (1) Nếu dư CO2: CaCO3 + CO2 + H2O " Ca(HCO3)2 (2) - Trường hợp thứ nhất: Chỉ có phản ứng (1) tính được số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,05. V(CO2) = 1,12 lít; chiếm 25%. - Trường hợp thứ hai: nếu CO2 dư, sau khi phản ứng (1) xảy ra xong tạo ra 0,1 mol kết tủa; phản ứng (2) lại hòa tan được 0,05 mol. Vây tổng số mol CO2 tham gia hai phản ứng là: 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol). Thể tích CO2 = 3,36 lít; chiểm 75 % 1 điểm 1 điểm 2 điểm Câu 5 Hòa tan 8,200 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl dư thì thu được 7,840 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác cho 8,200 gam hỗn hợp trên tác dụng hết với khí clo thì thu được 34,825 gam hỗn hợp muối. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Phương trình hóa học: Fe + 2 HCl " FeCl2 + H2 2 M + 2n HCl " 2 MCln + n H2 2Fe + 3 Cl2 " 2FeCl3 2M + n Cl2 " 2MCln Tính được số mol H2 = 0,35 (mol) Khối lượng clo tham gia phản ứng = 34,825 – 8,200 = 26,625 Số mol Cl2 đã phản ứng = 26,625/ 71 = 0,375 (mol) Gọi số mol Fe trong 8,200 gam hỗn hợp là x Số mol M là y Lập được hệ: x + ny/2 = 0,35. (1) 3x/2 + ny/2 = 0,375.(2) 56 x + My = 8,200.(3) Giải hệ trên: Lấy (2) trừ đi (1) được x = 0,05 ny = 0,6 (4) Thay x vào pt (3) được My = 5,4 (5). Từ (4) và (5) được M = 9n. Biện luận suy ra đó là nhôm (Al) Tính được thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp: %Fe: 2,8/8,2 = 34,15% %Al : 5,4/8,2 n = 65,85% 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Giám khảo có thể chia điểm chi tiết hơn trong mỗi ý. Nếu học sinh làm theo cách khác mà chặt chẽ và kết quả đúng thì vẫn cho ddierm tối đa.

File đính kèm:

  • doc1.48.doc