Kì thi tuyển sinh lớp tạo nguồn năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau đây. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a. Dế Mèn phiêu lưu kí b. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

c. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn d. Tuyển tập Tô Hoài.

Câu 2. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào?

a. Đất rừng phương Nam b. Rừng U Minh c. Quê nội d. Mảnh đất phương Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh lớp tạo nguồn năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP TẠO NGUỒN NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau đây. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm nào? a. Dế Mèn phiêu lưu kí b. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn c. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn d. Tuyển tập Tô Hoài. Câu 2. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào? a. Đất rừng phương Nam b. Rừng U Minh c. Quê nội d. Mảnh đất phương Nam. Câu 3. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép tu từ ẩn dụ? a. Người cha mái tóc bạc. b. Bác vẫn ngồi đinh ninh. c. Chú cứ việc ngủ ngon. d. Bóng Bác cao lồng lộng. Câu 4. Nhận xét nào nêu đúng nghệ thuật miêu tả của văn bản “Vượt thác”? a. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với hoạt động của con người b. Làm rõ cảnh thiên nhiên dọc theo hai bờ sông c. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông d. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. Câu 5. Nội dung văn bản “Cầu long biên chứng nhân lịch sử” đề cập đến vấn đề gì? a. Di tich lịch sử b. Danh lam thắng cảnh c. Môi trường d. Dân số. Câu 6. Trong truyện “Bức tranh em gái tôi” tại phòng tranh, hai lần mẹ hỏi con trai: “Con có nhận ra con không?” “Con đã nhận ra con chưa”? Theo em những câu hỏi đó có ý nghĩa gì? a. Gợi mở những cảm xúc và suy nghĩ của con. b. Thể hiện tình yêu thương của mẹ. c. Thể hiện sự trách móc của mẹ. d. Không thể hiện điều gì. Câu 7. “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Những từ ngữ nào thuộc thành phần chính của câu? a. Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. b. Cối xay tre nặng nề quay c. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay d. Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. Câu 8. Từ ngữ nào thể hiện phép tu từ ẩn dụ trong câu văn sau: “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén”. a. Mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén b. Vài chiếc nhạn c. Vài chiếc nhạn mùa thu d. Chao đi chao lại. Câu 9. Cho câu văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào? a. Cụm động từ b. Cụm tính từ c. Tính từ d. Động từ. Câu 10. Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” có nhịp điệu chung như thế nào? a. Nhanh và linh hoạt b. Chậm rãi c. Trầm lắng, thiết tha d. Náo nức, rộn rã. Câu 11. Mục đích của văn bản miêu tả là gì? a. Tái hiện sự vật hiện tượng con người. b. Bày tỏ tình cảm cảm xúc. c. Trình bày diễn biến sự việc. d. Nêu nhận xét, đánh giá. Câu 12. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là phó từ chỉ mức độ? a. Thật, rất, lắm, quá b. Đã, đang, vừa, mới c. Không, chưa, chẳng, phải d. Vào, ra, lên, xuống. II. PHẦN TỰ LUẬN: 7,0 điểm Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy. …..HẾT….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm - Mỗi câu đúng được 0,25 điểm - Đáp án đặt ở vị trí (a). II. PHẦN TỰ LUẬN: 7,0 điểm 1. Yêu cầu chung: - Giáo khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 2. Đáp án và biểu điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM Tự luận Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy. 7,0 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích. - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ. 1,0 - Diễn biến của cuộc gặp gỡ: + Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng). + Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ. + Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật. 4,0 - Nêu ấn tượng về nhân vật. 1,0 * Giáo khảo định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Quốc

File đính kèm:

  • docDE VAN 7 TAO NGUON.doc
Giáo án liên quan