Câu 1: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích sẽ:
A: Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 4 lần D. Giảm 2 lần
Câu 2. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong:
A. Nước nguyên chất B. Chân không C. Dầu hoả D. Không khí ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu 3. Hai điện tích điểm trái dấu có độ lớn bằng 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong prafin có hằng số điện môi bằng 2 thì chúng:
A. Hút nhau với một lực 0,5 N B. Đẩy nhau với một lực 5N
C. Hút nhau với một lực 5 N D. Đẩy nhau với một lực 0,5N
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Proton mang điện tích + 1,6.10-19C
B. Khối lượng nơtron xấp xỉ bằng khối lượng prôton
C. ĐIện tích của prôton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố
D. Tổng số hạt prôton và nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên từ
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút - Môn: Vật lí 11 - Chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 15 phút
Môn: Vật lí
Họ và tên...................................
Lớp11A.... Điểm
Câu 1: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích sẽ:
A: Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 4 lần D. Giảm 2 lần
Câu 2. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong:
A. Nước nguyên chất B. Chân không C. Dầu hoả D. Không khí ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu 3. Hai điện tích điểm trái dấu có độ lớn bằng 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong prafin có hằng số điện môi bằng 2 thì chúng:
A. Hút nhau với một lực 0,5 N B. Đẩy nhau với một lực 5N
C. Hút nhau với một lực 5 N D. Đẩy nhau với một lực 0,5N
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Proton mang điện tích + 1,6.10-19C
Khối lượng nơtron xấp xỉ bằng khối lượng prôton
ĐIện tích của prôton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố
Tổng số hạt prôton và nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên từ
Câu 5. Đặt một điện tích thử -1 C tại một điểm. Nó chịu một lực điện 1 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:
A. 1 V/m, hướng từ phải sang trái B. 1 V/m, hướng từ trái sang phải
C. 100 V/m, hướng từ phải sang trái D. 100 V.m, hướng từ trái sang phải
Câu 6. Tại một điểm có hai cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn lần lượt là 3000 V/m và 4000 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là:
A. 1000 V/, B. 5000 V/m C. 6000 V/m D. 7000 V/m
Câu 7.Trong không khí người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn là 2 .10-8C nhưng trái dấu nhau cách nhau 2m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường tổng hợp là:
A. 180 V/m, hướng về điện tích dương B. 180 V/m, hướng về điện tích âm
C. 360 V/m, hướng về điện tích âm D. 360 V/m, hướng về điện tích dương
Câu 8. Nếu độ dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần, thì công của lực điện:
A. Tăng 2 lần B. Giảm 2 lần C. Không thay đổi D. Chưa đủ dữ kiện để xác định
Câu 9. Hai điểm trên cùng một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là:
A. 2000 V B.1000 V C. 500 V D. Chưa đủ điều kiện để xác định
Câu 10. Một tụ điện có điện dung 2mF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản tụ thì tụ tích được điện tích là:
A. 16.10-6 C B. 8. 10-6 C C. 6. 10-6 C D. 4. 10-6 C
Kiểm tra 15 phút
Môn: Vật lí
Họ và tên...................................
Lớp11A.... Điểm
Câu 1. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ:
A. Tăng 2 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 4 lần D. Không đổi
Câu 2: Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được điện tích 20.10-9 C. Điện dung của tụ là:
A. 2mF B. 2 pF C. 2 nF D. 2 F
Câu 3. Nếu đặt hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được điện tích là 2 mC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được điện tích là:
A. 50 mC B. 5mC C. 1mC D. 0,8mC
Câu 4. Hai bản kim loại tích điện trái dấu nhau, có độ lớn điện tích bằng nhau, khoảng cách giữa hai bản là 2m, có hiệu điện thế 20 V. ĐIện thế tại điểm M cách đều hai bản kim loại là bao nhiêu? Chọn mốc điện thé ở bản âm:
A. 10 V B. 15 V C. 20 V D. 40 V
Câu 5. Công của lực điện làm di chuyển điện tích - 2.10-6C từ A đến B là 4.10-3 J. Hiệu điện thế giữa hai 2 điểm A và B là:
A. 2 V B. 2000 V C. - 8V D. -2000 V
Câu 6. Khi độ lớn điện tích thử tại một điểm tăng gấp đôi thì điện thế tại điểm đó:
A. Tăng gấp đôi B. Giảm một nửa C. Không đổi D. Tăng gấp 4 lần
Câu 7. Khi di chuyển điện tích 10-5C quãng đường 1 m, quãng đường di chuyển vuông góc với phương của đường sức của một điện trường đều. Thì lực điện thực hiện một công là:
A. 1 J B. 0 J C. 10 J D. 100 J
Câu 8. Cường độ điện trường tại một điểm dặc trưng cho:
Tác dụng của lực điện trường lên điện tích tại điểm đó
Tốc độ dịch chuyển điện tích tại đó
Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ
Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
Câu 9. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không tăng 2 lần thì độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích sẽ:
A: Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần
Câu 10. Trong không khí người ta bố trí 2 điện tích dương có độ lớn là 2 .10-8C , cách nhau 2m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường tổng hợp có độ lớn là:
A. 100 V/m B. 180 V/m
C. 0 V/m D. 360 V/m
File đính kèm:
- Bai KT 15 phut chuong I .doc