Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
1. Dòng nào sau đây có toàn văn bản nhật dụng.
A. Mẹ hiền dạy con; Mẹ tôi; Cổng trường mở ra.
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Mẹ tôi; corng trường mở ra.
C. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Động Phong Nha; Cổng trường mở ra.
D. Con hổ có nghĩa; Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
2. Văn bản nhật dụng là loại văn bản:
A. Viết về những vấn đề nhiều người quan tâm.
B. Viết về những vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội.
C. Viết về những vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài trong đời sống xã hội.
D. Viết về môi trường, về danh lam thắng cảnh, về người mẹ, và giáo dục.
3. Văn bản nhật dụng thường sử dụng phương thức biểu đạt:
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Cả A, B, C đều chưa chính xác
4. Nội dung cơ bản của văn bản Cổng trường mở ra là:
A. Tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
B. Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường lớp một của con.
C. Dòng cảm nghĩa thiết tha sâu lắng của người mẹ về ngày khai trường lớp một của con.
D. Nỗi bâng khuâng của người mẹ khi nhớ lại những kỷ niệm thời tuổi thơ, áo trắng đến trường của mình.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng đầu năm học 2008 - 2009 thành phố TH môn Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2008 - 2009 THÀNH PHỐ TH
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ CHẴN
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
1. Dòng nào sau đây có toàn văn bản nhật dụng.
A. Mẹ hiền dạy con; Mẹ tôi; Cổng trường mở ra.
B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Mẹ tôi; corng trường mở ra.
C. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Động Phong Nha; Cổng trường mở ra.
D. Con hổ có nghĩa; Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
2. Văn bản nhật dụng là loại văn bản:
A. Viết về những vấn đề nhiều người quan tâm.
B. Viết về những vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội.
C. Viết về những vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài trong đời sống xã hội.
D. Viết về môi trường, về danh lam thắng cảnh, về người mẹ, và giáo dục.
3. Văn bản nhật dụng thường sử dụng phương thức biểu đạt:
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Cả A, B, C đều chưa chính xác
4. Nội dung cơ bản của văn bản Cổng trường mở ra là:
A. Tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
B. Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường lớp một của con.
C. Dòng cảm nghĩa thiết tha sâu lắng của người mẹ về ngày khai trường lớp một của con.
D. Nỗi bâng khuâng của người mẹ khi nhớ lại những kỷ niệm thời tuổi thơ, áo trắng đến trường của mình.
Bài tập 2: (2,0 điểm)
1. Ghép một tiếng ở dòng (1) với mỗi tiếng ở dòng (2) để tạo thành các từ ghép chính phụ.
(1): sách; bàn; xe; nổi; giày; cặp.
(2): vuông; tập đọc; nhôm; bò; da.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Ghép một tiếng ở dòng (1) với mỗi tiếng ở dòng (2) để tạo thành các từ ghép đẳng lập
(1): hoa; rau; trâu; ăn; làm.
(2): cỏ; ăn; ngựa; mặc; quả; uống.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Bằng một đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Thánh Gióng trong đoạn văn sau:
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vương vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc.
(Theo Ngữ văn 6 - Tập I)
ĐỀ LẺ
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
1. Dòng nào sau đây có toàn văn bản nhật dụng.
A. Cuộc chia tay của những con búp bê; Mẹ hiền dạy con; Mẹ tôi.
B. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Cuộc chia tay của những con búp bê; Động Phong Nha; Mẹ tôi.
D. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha; Con hổ có nghĩa.
2. Văn bản nhật dụng thường sử dụng phương thức biểu đạt:
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Cả A, B, C đều chưa chính xác
3. Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả Khánh Hoài muốn đề cập đến những quyền gì của trẻ em
A. Quyền được đi học B. Quyền được có gia đình, có cha mẹ.
C. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng D. Quyền được vui chơi giải trí.
4. Chủ đề chính của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê :
A. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý giá quan trọng; mỗi người hãy cố gắng giữ gìn tổ ấm của mình.
B. Ca ngợi tình cảm trong sáng vị tha của Thủy.
C. Kêu gọi sự sẻ chia của cộng đồng với những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
D. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
Bài tập 2: (2,0 điểm)
1. Ghép một tiếng ở dòng (1) với mỗi tiếng ở dòng (2) để tạo thành các từ ghép chính phụ.
(1): bút; vở; mực; túi; giày; dép.
(2): dấu; bi; toán; nhựa; da.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Ghép một tiếng ở dòng (1) với mỗi tiếng ở dòng (2) để tạo thành các từ ghép đẳng lập
(1): xe; ăn;.ruộng; làm.
(2): nương; ăn; uống; mặc; ngựa; pháo.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Bằng một đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Thánh Gióng trong đoạn văn sau:
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vương vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc.
(Theo Ngữ văn 6 - Tập I)
---Hết---
File đính kèm:
- KT chat luong Van 7 dau nam 0809.doc