Cau 1: (1,5đ) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Cau 2: (1,5đ) So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
Cau 3: (2đ) Tiêu cự của hai kính lúp lần lượt là 10cm và 5cm. Tính độ bội giác G của mỗi kính.
Cau 4: (3,5đ) Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
a) Tính số bội giác của kính lúp.
b) Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn Vật lý 9 (tự luận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày -5-2009
MÔN
Năm học: 2008-2009
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề)
(1,5đ) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
(1,5đ) So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
(2đ) Tiêu cự của hai kính lúp lần lượt là 10cm và 5cm. Tính độ bội giác G của mỗi kính.
(3,5đ) Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
Tính số bội giác của kính lúp.
Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
(1,5đ) Nêu các tác dụng của ánh sáng. Tại sao về mùa hè ta nên mặc áo màu sáng, còn về mùa đông nên mặc áo màu tối?
2
Ngày -5-2009
MÔN
Năm học: 2008-2009
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề)
(1,5đ) Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì?
(2đ) Nêu hai ví dụ chứng tỏ ánh sáng có mang năng lượng.
(2đ) Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ? (Ca dao)
Lúc nào thì ánh trăng màu vàng? (vào chập tối hay vào đêm khuya)
Tại sao trong nước lại có ánh trăng?
(3đ) Vật sáng AB có độ cao h = 1cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 12cm và cách thấu kính một khoảng d = 8cm.
Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính.
(1,5đ) Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh 3m. Phim cách vật kính 6cm. Hãy tính chiều cao ảnh của người ấy trên phim.
D:\HO SO\De HKII LY 9 08-09.doc Last printed 3/27/2009 10:46:00 AM
3
Ngày -5-2009
MÔN
Năm học: 2008-2009
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề)
(2,5đ) Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị. Làm thế nào để nhận biết một kính cận?
(1,5đ) Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy 2m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
(3đ) Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm.
Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
Tính khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao của ảnh.
(1đ) Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
(2đ) Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.
4
Ngày -5-2009
MÔN
Năm học: 2008-2009
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề)
(2đ) Làm thế nào để nhận biết một thấu kính hội tụ?
(1,5đ) Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão.
(3đ) Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cao 1cm.
Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
Dựa vào hình vẽ hãy tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
(2,5đ) Kể tên nguồn phát ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Làm thế nào để tạo ra ánh sáng màu?
(1đ) Ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu vào một pin mặt trời sẽ gây ra những tác dụng gì? Nêu những biểu hiện cụ thể của những tác dụng đó.
File đính kèm:
- De HKII lY9 Tu luan.doc