1 ) . Nuôi cấy : Có thể dùng các nguyên liệu sau đây nuôi cấy ĐVNS : Rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản , cỏ tươi . các nguyên liệu đó cắt thành các đoạn dài từ 2- 3 cm rồi thả vào bình thuỷ tinh ( loại bô can dung tích khoảng 1 l) dày độ 5 cm , dùng nan tre găm cho nguyên liệu không nổi lên , rồi dùng nước mưa đổ ngập độ 3/4 bình . Trên bình có đậy tấm kính chắn bụi. Thế là bình nuôi cấy đã sẵn sàng . Ngày thứ hai trở đi bình bắt đầu có váng.
+ 4- 5 ngày đầu lớp váng đó có trùng roi
+ 5 - 7 ngày tiếp theo lớp váng đó có trùng giầy
Lấy lớp váng, dầm trong giọt nước lấy ở bình cấy là có được một tiêu bản soi dưới kinh hiển vi để quan sát trùng roi, trùng giầy .
2 . Thu thập từ thiên nhiên : Trong thiên nhiên , trùng roi có thể thu thập từ :
- Lớp váng mầu xanh nỏi lên ở các ao làng. Dùng ống nghiệm kẹp vào chiếc que dài quét trên mặt ao để lấy váng
- Vũng nước mưa đọng ở chum vại để ngoài trời hay các vũng nước mưa . Lấy mẫu nước này rồi cho vào ống nghiệm đặt vào máy li tâm quay ở tốc độ 1 - 2 ngàn lần phút.Trùng roi sẽ lắng xuống đáy ống nghiệm .
- Còn trùng giầy có thể thu thập ở lớp váng nổi lên trên cống rãnh , nhất là lớp váng cống rãnh đã bốc mùi, chảy từ các chuồng gia súc ra
21 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiến thức Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Ngành động vật nguyên sinh ( ĐVNS)
I –Yêu cầu: HS Cần hoạt động để nắm được :
Về kiến thức:
+ Cấu tạo dinh dưỡng , sinh sản của trùng roi
+ Nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của các đại diện khác như : Trùng chân giả,trùng giầy , trùng kiết lỵ và trùng sốt rét .
+ Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS
Về kĩ năng : Kĩ năng quan sát trên kình hiển vi : Thấy được hình dang, cách di chuyển của trùng giầy, trùng roi .
II . Tóm tắt nội dung
1. Đặc điểm chung ĐVNS : Cơ thể ĐVNS chỉ có một tế bào nhừng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ: Chúng là một cơ thể độc lập, thực hiện đầy đủ các chức phận sống như: di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản. ĐVNS có các bào quan khác nhau (như không bào tiến hoá, không bào co bóp , điểm mắt ...) để thực hiện một chức phận sống cụ thể ( như tiêu hoá, bài tiết, định hướng ...) Phần lớn ĐVNS sống ở nước. Số nhỏ sống nơi đất ẩm và ký sinh .
Hình 1: Một số động vật nguyên sinh.
A- Trùng biến hình: 1. Ngoại chất; 2. Nội chất; 3. Chân giả; 4. Nhân; 5. Không bào co bóp; 6. Chân giả bao thức ăn
B-Trùng roi xanh: 1.Roi; 2.Điểm mắt; 3. Không bào co bóp; 4. Diệp lục; 5. Nhân;
C- Trùng giầy: 1. Lông bơi; 2. Nhân lớn; 3. Nhân nhỏ; 4. Vành lông quanh miệng; 5. Miệng; 6. Hầu; 7. Tạo không bào tiêu hoá; 8. Không bào tiêu hoá; 9. Lỗ thoát; 10. Không bào co bóp; 11. ống dẫn của không bào co bóp; 12. Que tự vệ.
2 . Sự đa dạng của ĐVNS : Ngành ĐVNS có 4 lớp với các đặc điểm tóm tắt như sau :
Các lớp
Mặt tìm hiểu
Trùng roi
Trùng chân giả
Trùng cỏ
Trùng bao tử
Đại diên
Trùng roi xanh
Trùng biến hình trùng kiết lỵ, trùng lỗ
Trùng giầy
Trùng sốt rét
- Môi trường sống
- Hình dạng
- Tổ chức cơ thể
Cơ quan di chuyển
- Dinh dưỡng
-Tự do, ký sinh
- ổn định
- đơn bào tập đoàn
- roi
- dinh dưỡng và tự dưỡng
-Tự do, kí sinh
- Luôn biến đổi
- đơn bào
- Chân giả
- Dị dưỡng
-Tự do, kí sinh
- ổn định
- Đơn bào (2 nhân )
- Lông bơi
- Dị dưỡng
- Kí sinh
- ổn định
- Đơn bào
-Tiêu giảm
- Dị dưỡng
Hô hấp
Khuyếch tán qua màng cơ thể
- Sinh sản
Phân đôi (vô tính )
Phân đôi
Phân đôi xen kẽ tiếp hợp (hữu tính )
Phân nhiều (vô tính )
3 . Vai trò của ĐVNS :
STT
Các mặt lợi, hại
Tên các đại diện
1
Thức ăn của các động vật lớn hơn
Trùng cỏ, trùng roi ...
2
Chỉ thị độ sạch môi trường
Trùng cỏ, trùng biến hình ...
3
Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ trái đất
Các loại trùng lỗ
4
Kí sinh gây bệnh
Trùng kiết lị , trùng sốt rét
4 . Cách nuôi cấy và thu thập ĐVNS : Trong đời sống hàng ngày, do thiếu trang bị nên khó gặp ĐVNS, dù chúng rất phổ biến ở các môi trường xung quanh. Có hai cách có được mẫu ĐVNS phong phú :
1 ) . Nuôi cấy : Có thể dùng các nguyên liệu sau đây nuôi cấy ĐVNS : Rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản , cỏ tươi ... các nguyên liệu đó cắt thành các đoạn dài từ 2- 3 cm rồi thả vào bình thuỷ tinh ( loại bô can dung tích khoảng 1 l) dày độ 5 cm , dùng nan tre găm cho nguyên liệu không nổi lên , rồi dùng nước mưa đổ ngập độ 3/4 bình . Trên bình có đậy tấm kính chắn bụi. Thế là bình nuôi cấy đã sẵn sàng . Ngày thứ hai trở đi bình bắt đầu có váng.
+ 4- 5 ngày đầu lớp váng đó có trùng roi
+ 5 - 7 ngày tiếp theo lớp váng đó có trùng giầy
Lấy lớp váng, dầm trong giọt nước lấy ở bình cấy là có được một tiêu bản soi dưới kinh hiển vi để quan sát trùng roi, trùng giầy .
2 . Thu thập từ thiên nhiên : Trong thiên nhiên , trùng roi có thể thu thập từ :
- Lớp váng mầu xanh nỏi lên ở các ao làng. Dùng ống nghiệm kẹp vào chiếc que dài quét trên mặt ao để lấy váng
- Vũng nước mưa đọng ở chum vại để ngoài trời hay các vũng nước mưa . Lấy mẫu nước này rồi cho vào ống nghiệm đặt vào máy li tâm quay ở tốc độ 1 - 2 ngàn lần phút.Trùng roi sẽ lắng xuống đáy ống nghiệm .
- Còn trùng giầy có thể thu thập ở lớp váng nổi lên trên cống rãnh , nhất là lớp váng cống rãnh đã bốc mùi, chảy từ các chuồng gia súc ra
III – Câu hỏi ôn tập :
1 .Trùng roi di chuyển và dinh dưỡng như thế nào?
2 . Trùng biến hình phân biệt với trung roi như thế nào ?
3. Trùng Giầy có cấu tạo phức tạo hơn trùng biên hình và trung roi như thế nào?
4. Các động vật nguyên sinh kí sinh có đặc điểm chung gì ?
IV . Hướng dẫn trả lời :
Câu 1 :
- Di chuyển ở trùng roi : Bộ phân thực hiện chức năng di chuyển là roi. Tuỳ loài, roi có thể có từ 1 - 2 hay nhiều hơn . Trùng roi xanh chỉ có 1 roi. Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như một mũi khoan . Nhờ thế cơ thể vừa tiến vừa xoay.
- Trùng roi có hai hình thức dinh dưỡng:
+ Tự dưỡng : Nhờ các hạt diệp lục ở xung quanh nhân ( khoảng 20 hạt ) , trùng roi tổng hợp được chất hữu cơ từ C02 , nước , dưới ánh sáng mặt trời ( như thực vật )
+ Dị dưỡng : Nếu đem lọ nuôi cấy trùng roi vào trong tối . Sau vài ngày, sử dụng hết chất dự trữ ( ở hạt dự trữ ) trùng roi chuyển sang dị dưỡng như động vật, nghĩa là ăn các vụn hữu cơ trong môi trường nước nhờ miệng nằm ở gốc roi .
Như vậy, trong ĐVNS chỉ có trùng roi vừa có kiểu dinh dưỡng thực vật , vừa có kiểu dinh dưỡng động vật . Trung roi là một bằng chứng về sự thống nhất về nguồn gốc chung của thực vật và đông vật .
Câu 2:
Trùng biến hình phân biệt với trùng roi ở các đặc điểm sau :
- Trùng roi có lớp màng phim trong suốt phủ ngoài, nên cơ thể có hình thù nhất định. Trùng biến hình chưa có lớp màng như thế, nên hình dạng chúng luôn luôn biến đổi.
- Trùng biến hình chưa có cơ quan di chuyển . Để di chuyển chúng phải kéo dài cơ thể về hướng đi tới . Phần cơ thể ấy được gọi là chân giả .
- Trùng biến hình không có khả năng tự dưỡng. Chúng dinh dưỡng dị dưỡng. Gặp thức ăn, chân giả chúng chùm lấy, rồi tiết ra một chất dịch để tiêu hoá thức ăn trong một hạt hình cầu gọi là không bào tiêu hoá . Quá trình ấy thực hiện trong nội bộ một tế bào nên còn gọi là kiểu tiêu hoá nội bào .
Câu 3:
Trùng giầy có cấu tạo phức tạp hơn trùng roi và trùng biến hình ở các đặc điểm :
- Số nhân ở trùng roi và trùng biến hình chỉ là một nhưng ở trùng giầy là hai (Còn gọi là bộ nhân , gồm 1 nhân lớn và 1 nhân nhỏ )
- Trùng giầy có lông bơi ngắn hơn roi nhưng nhiều hơn, vận động kiểu mái chèo, cho nên di chuyển có tốc độ nhanh hơn.
- Trùng giầy có lỗ miệng và hầu . Không bào tiêu hoá hình thành ở đáy hầu,di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, chất dinh dưỡng được sử dụng còn chất thải được loại ra qua một lỗ cố định gọi là lỗ thoát .
- Ngoài hình thức sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi , như trùng roi , trùng biến hình , trùng giầy còn có hình thức sinh sản hữu tính được gọi là tiếp hợp .
Câu 4 .
Các ĐVNS , kí sinh có chung nhau các đặc điểm dưới đây :
- Đều chỉ là một tế bào nhưng thực hiện chức phận sống như một cơ thể độc lập
- Do kí sinh nên cơ quan di chuyển tiêu giảm đi hoặc kém phát triển .
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng ở cơ thể vật chủ qua màng cơ thể . Đó là kiểu hoại sinh, một hình thức dinh dưỡng dị dưỡng .
- Sinh sản vô tính phân đôi hoặc phân nhiều ( còn gọi là liệt sinh, mỗi lần sinh sản cho nhiều cá thể con)
- Khi ở ngoài vật chủ , chúng thường tạo thành bào xác . Nhờ vỏ bọc vững chắc, chúng duy trì đời sống rất lâu để phát tán sang kí sinh ở cơ thể vật chủ khác .
- Cuối cùng , chúng đều là đối tượng gây hại cho sức khoẻ của động vật và người .
Chương II
Ruột khoang ( RK)
I - Yêu cầu :
Qua học và hoạt động trong chương , HS cần có được các năng lực sau :
1 - Về kiến thức : Hiểu biết về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức đại diện cho ruột khoang
- Sự đa dạng của ruột khoang : Qua sứa , hải quỳ, san hô... thấy được RK rất đa dạng về cấu tạo và lối sống
Đặc điểm chung của RK và vai trò thực tiễn của chúng
2 - Về kĩ năng : Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và quan sát thuỷ tức hay hải quì hoặc sứa.
II – Tóm tắt nội dung
1 . Đặc điểm chung của RK : RK là động vật có cơ thể đối xứng toả tròn, cấu tạo 2 lớp tế bào. Thành cơ thể RK gồm 2 lớp : Lớp ngoài và lớp trong. Giữa chúng là tầng keo mỏng hay dày và không có cấu tạo tế bào . Cơ thể chỉ có một khoang tiêu hoá duy nhất là khoang vị thông với môi trường ngoài qua lỗ miệng. ở một số RK có bộ xương đá vôi, hệ thần kinh thuộc kiểu mạng lưới nguyên thuỷ, chúng sống ở nước, hầu hết sống ở biển
Hình 2: Cấu tạo tế bào của thuỷ tức
A- Cấu tạo chi tiết: a.Thuỷ tức bổ dọc; b.Lát cắt ngang; c.Một phần của thành cơ thể
2 . Kĩ thuật thu thập thủy tức ( TT) : TT là đại diện dễ tìm, dễ nuôi và đại diện cho RK về cấu tạo , lối sống và tập tính.Chúng dễ tìm ở thiên nhiên nước ta .
Môi trường sống của TT là các ao, hồ nhỏ ... có các đặc điểm sau : Nước sạch, lặng giầu cây thủy sinh,giầu giáp xác nhỏ ( thức ăn ưa thích của chúng). Dùng chiếc bình thuỷ tinh hay chiếc cốc trong suốt múc đầy nước rôì ngắt các đoạn cây thuỷ sinh thả vào và soi trước mắt để tìm TT . Đợi một lúc cho yên tĩnh, sẽ thấy TT vươn dài cơ thể và tua miệng ra để tìm mồi . Đôi khi gặp cơ thể TT đang sinh sản, trên thân có 1- 2 chồi con ở các mức độ phát triển khác nhau .
Đưa đoạn cây có TT bám ấy vào bể nuôi, cho ăn rận nước , chỉ sau 1- 2 tuần , chúng có thể sinh sản cho rất nhiều TT con mới
3 . Sai khác ở các đại diện của RK
STT
Đại diện
Đặc điểm so sánh
Thuỷ Tức
Sứa
San hô
1
Môi trường sống
nước ngọt
biển
biển
2
Lối sống
Bám, bò chậm
bơi
bám
3
Hình dạng
hình trụ
hình dù
hình trụ
4
Khoang tiêu hoá( khoang vị )
Hình túi đơn giản
phức tạp
phức tạp
5
Tầng keo
mỏng
dày
mỏng
6
Bộ khung xương đá vôi
Không có
không có
Phát triển
7
Tế bào gai độc tự vệ
có
có
có
4 . Vai trò của RK : Thuỷ tức nước ngọt rất phàm ăn. Chúng ăn nhiều giáp xác kể cả các cá nhỏ ( cá bột ) Tuy nhiên chúng ăn thịt các cung quăng góp phần hạn chế sự phát triển của các loài muỗi, trường hợp này TT có lợi . Chúng còn là vật chỉ thị về độ sạch môi trường nước .
Sứa rất phong phú ở vùng biển nước ta. Mùa hạ sứa trôi vào cả các cửa sống và vào sâu trong đất liền . Sứa ăn nhiều tôm, cá nhỏ nhưng cũng là nơi trú của nhiều loài cá cộng sinh . Ngư dân có kinh nghiệm khai thác sứa làm thực phẩm. Căn cứ vào sự di chuyển của sứa, ngư dân có thể dự báo được bão biển.
San hô tạo nên các đảo ngầm và bờ viền, bờ chắn ở vùng biển nhiệt đới ( nơi có nhiệt độ từ 20 - 30 oC, độ mặn 35 %0 , giầu ô xy và thức ăn). Hệ sinh thái vùng biển san hô có năng suất sinh học cao, đa dạng loài và có cảnh quan đẹp ở biển .
III – Câu hỏi ôn tập
1 . Cấu tạo dinh dưỡng và sinh sản ở thuỷ tức ?
2 . Đặc điểm của sứa , hải quì , san hô ?
3. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của san hô ?
IV . Hướng dẫn trả lời .
- Cấu tạo thuỷ tức : Thuỷ tức có cơ thể hình trụ : Phần trên có miệng, xung quanh miệng có các xúc tu . Miệng TT thông với khoang vị hình túi, thành cơ thể TT có 2 lớp tế bào .
+ Lớp ngoài có : Các tế bào mô bì - cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai .
+ Lớp trong có : Các tế bào mô cơ - tiêu hoá .
Dinh dưỡng: TT phàm ăn và ăn mồi sống. Trên tua miệng có nhiều tế bào gai . Mồi bơi chạm vào tua miệng, bị tế bào gai bắn ra làm tê liệt và lập tức được tua miệng cuốn đưa vào miệng. Có thể như chiếc túi căng ra chùm lấy mồi . Nhờ thế TT có thể nuốt được mồi có kích thước lớn hơn chúng .
Tế bào mô cơ - tiêu hoá của lớp trong tiết ra dịch để tiêu hoá thức ăn. Chất cặn bã được thải ra qua lỗ miệng .
Sự trao đổi khí ( nhận ô xy, thải ra C02 ) được thực hiện qua da .
- Sinh sản : TT thường sinh sản vô tính theo kiểu mọc chồi . Lớp ngoài lồi lên thành chồi . Chồi lớn dần có tua miệng, rồi miệng. Khi đủ lớn, chồi tách ra thành cơ thể con .
- Mùa lạnh, ít thức ăn, TT sinh sản hữu tính : Tuyến trứng là khối u hình cầu trong khi tuyến tinh là khối u hình vú. Trứng được thụ tinh , phân cắt liên tiếp để phát triển thành thuỷ tức con.
Câu 2:
- Sứa, hải quì và san hô là những đại diện RK ở biển, làm nên sự đa dạng của ngành RK
- Sứa : cơ thể hình dù , tầng keo dày, có khả năng di chuyển bằng sự co bóp của dù. Sứa trưởng thành sinh sản hữu tính.
- Hải quì : thuộc lớp san hô, giống san hô ở chỗ : cơ thể hình trụ, sống bám, nhiều xúc tu nhưng khác nhau san hô ở chỗ: Sống đơn độc và không có bộ khung xương đá vôi.
- San hô: Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra cứ dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 3:
- Đăc điểm chung: các động vật RK có các đặc điểm chung sau:
+Cơ thể có đối xứng toả tròn
+Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: Lớp ngoài gồm các lớp tế bào làm nhiệm vụ che chở, tự vệ. Lớp trong gồm các tế bào thực hiện chức năng tiêu hoá là chủ yếu .
+RK đều có tế bào gai tự vệ. Đó là tế bào hình túi , phía ngoài có gai cảm giác, phía trong có sợi rỗng, đầu nhọn lộn vào bên trong. Khi bị kích thích sợi dây nhọn lộn lại và phóng ra đem theo chất độc vào da con mồi và kẻ thù.
-Vai chò của RK:
+ RK là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của đại dương. Hơn thế nữa, tập đoàn san hô còn tạo ra nơi cư trú của nhiều động thực vật, tạo nên một trong một cảnh quan độc đáo của biển cả. Chúng có ý nghĩa lớn lao về mặt sinh thái .
+ Một số loài RK có giá trị thực phẩm và dược phẩm( Sứa...)
+Một số loài san hô được khai thác làm nguyên liệu đá vôi, nguyên liệu mỹ phẩm (San hô đỏ), vật trang trí ( xương đá vôi của san hô nói chung )... Một số hoá thạch là chỉ thị cho các địa tầng địa chất .
chương III
các ngành giun
I . Yêu cầu :
Qua học và hoạt động các bài ở chương III, HS cần được hình thành các kiến thức sau đây :
Về kiến thức :
- Sơ đồ cấu tạo của giun nói chung và đặc điểm cấu tạo riêng của từng ngành giun (giun dẹp, giun tròn, giun đốt).
- Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của các đại diện của mỗi ngành là: Sán lá gan, giun đũa người và giun đất.
- Sự đa dạng của mỗi ngành: Ngoài các đại diện chính trên, biết thêm các đại diện khác và qua đó thấy được vai trò thực tiễn của của chúng trong tự nhiên và trong đời sống con người.
Cuối cùng tuy đa dạng như thế , nhưng chúng đều có các đặc điểm chung, đặc trưng của mỗi ngành.
Về kĩ năng:
Biết quan sát cấu tạo ngoài và mổ để tìm hiểu một số cấu tạo trong của giun đất.
II - Tóm tắt nội dung :
Tuy là 3 ngành, nhưng giun dẹp, giun tròn và giun đốt có chung các đặc điểm cấu tạo sau đây:
1. Cơ thể có đối xứng 2 bên: Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành: Phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.
2. Cơ thể có cấu tạo từ 3 lá phôi: khác với RK, đến các ngành giun, xuất hiện lá phôi thứ 3. Chính lá phôi này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu... là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao
3. Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ( Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng - bụng...) Tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở giun dẹp, đến giun đốt mới xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá
4. So sánh các đặc điểm của 3 ngành giun:
STT
Các ngành giun
Đặc điểm so sánh
giun dẹp
giun tròn
giun đốt
1
Đại diện
Sán lá gan
Giun đũa người
Giun đất
2
Hình dáng cơ thể
Hình lá
Hình trụ,dạng ống
hình trụ
3
Tiết diện ngang cơ thể
Dẹp theo chiều lưng bụng
tròn
Tròn hơi dẹp
4
Thể xoang
chưa có
có thể xoang chưa chính thức
có thể xoang chính thức
5
Di chuyển
Nhờ bao bì - cơ hoặc lông bơi
Nhờ cơ dọc và dịch thể xoang
Nhờ chi bên,tơ và dịch thể xoang
6
Hệ tiêu hoá
dạng túi
dạng ống phân hoá
dạng ống phân hoá
7
Hệ tuần hoàn
chưa có
chưa có
có hệ tuần hoàn kín
8
hệ hô hấp
qua da
qua da
qua da và mang
9
Hệ thần kinh
Đôi hạch não và đôi dây TK dọc
Vòng TK hầu và đôi dây TK dọc
Vòng TK hầu và chuỗi hạch TK bụng
10
Hệ sinh dục
lưỡng tính
phân tính
lưỡng tính
11
vai trò thực tiễn
Phần lớn kí sinh có hại
phần lớn kí sinh có hại
phần lớn tự do, có lợi
III - Câu hỏi ôn tập :
1. So sánh ( sự giống nhau và khác nhau ) giữa 3 ngành : Giun dẹp, giun tròn và giun đốt ?
2. Đặc điểm thích nghi của giun sán kí sinh ?
3. Tác hại của giun sán kí sinh và cách phòng chống ?
4. Ngành giun đốt có đặc điểm gì chứng tỏ cơ thể có tổ chức cao hơn giun dẹp, giun tròn ?
5. Vai trò thực tiễn của giun đốt ?
IV . Hướng dẫn trả lời
Câu 1
STT
Các ngành giun
Đặc điểm so sánh
giun dẹp
giun tròn
giun đốt
Sự giống nhau
1. Cơ thể có đối xứng hai bên
2. Cơ thể có cấu tạo từ 3 lá phôi , nhân tố quan trọng giúp hoàn thiện các hệ cơ quan .
3. Xuất hiện hệ cơ chính thức, thường liên kết với nhau tạo nên bao bì mô cơ giúp vào sự di chuyển
1
Hình dạng
Hình lá dẹp
Hình trụ dạng ống
hình trụ phân đốt
2
Khoang cơ thể (dạng thể xoang.)
chưa có
Có thể xoang chưa chính thức
Có thể xoang chính thức
3
Cơ quan di chuyển
chưa có
chưa có
có chi bên, cơ quan di chuyển chuyên hoá
4
Hệ tiêu hoá
Ruột túi
có ruột sau, hậu môn
Ruột tiếp tục phân hoá làm nhiều bộ phận
5
Hệ tuần hoàn
chưa có
chưa có
có hệ tuần hoàn kín
6
hệ hô hấp
qua da
qua da
qua da và mang
7
Hệ thần tinh
Đôi hạch não và đôi dây TK dọc
Vòng TK hầu và đôi dây dọc
Vòng TK hầu và chuỗi hạch TK bụng
8
sinh sản
lưỡng tính
phân tính
lưỡng tính
Câu 2 .
Đặc điểm thích nghi của giun sán kí sinh
Giun sán ở đây chỉ các đại diện của hai ngành giun:giun dẹp (sán) và giun tròn (giun) .Đa số các đại diện của 2 ngành này đều kí sinh,biểu hiện sự thích nghi đó như sau:
- Cấu tạo ngoài :
+ Tiêu giảm mắt và các giác quan nói chung .
+ Tiêu giảm lông bơi , thay thế vào đó là phát triển vỏ cuticun có tác dụng như chiếc áo giáp hoá học và hệ cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo ...) phát triển cùng với thành cơ thể, tạo nên lớp bao bì cơ giúp chúng di chuyển .
+ tăng cường giác bám , một số có thêm móc bám
- Cấu tạo trong :
+ Hệ tiêu hoá tăng cường : hoặc ruột phân nhánh chằng chịt (như sán lá gan) hay tiêu giảm hẳn, để vỏ cơ thể thay thế thẩm thấu chất dinh dưỡng (như sán dây) hoặc ống tiêu hoá phân hoá ( đủ ruột sau và hậu môn như giun đũa , giun kim ...)
+ Hệ sinh dục phát triển : Đó là một cơ quan sinh dục lưỡng tính và phát triển như ở sán lá gan hay mỗi đốt thân, một cơ quan sinh dục lưỡng tính như ở sán dây. ở giun đũa, tuy phân tính nhưng cơ quan sinh dục dạng ống ở chúng đều dài hơn cơ thể gấp nhiều lần. Giun sán đều thích nghi đẻ nhiều lứa, nhiều trứng. Một số giun sán có vòng đời phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng, có kèm theo trao đổi vật chủ.
+ Hệ thần kinh tuy duy trì đặc điểm cấu tạo chung, nhưng rất kém phát triển
Câu 3 :
Tác hại của giun sán :
Ăn hại mô của vật chủ ( giun tóc, giun móc câu ... hút máu ), lấy tranh thức ăn(giun đũa , giun kim trong ruột )
- Gây thương tổn cho nội tạng vật chủ , dễ gây nhiễm trùng và các tai biến khác như: tắc ruột, tắc ống mật, viêm gan, tắc mạch bạch huyết...
- Tiết chất độc gây rối loạn các chức năng sinh lý cơ thể
- Làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng .
Tác hại còn lớn vì số lượng loài kí sinh ở chung nhiều ( hiện biết tới 12.000 loài ), số cá thể ký sinh của một loài thường lớn ( Đã gặp hàng trăm tới hàng ngàn giun đũa ở ruột người ) Một số cơ thể vật chủ lại có khả năng nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau.
Câu 4
Đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt cao hơn giun dẹp, giun tròn:
- Cơ thể phân đốt : Sự phân đốt quán triệt cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên ) và cấu tạo trong ( mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và một vòng tuần hoàn ...) Vậy sự phân đốt giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan.
- Cơ thể có thể xoang chính thức : Trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể .
- Xuất hiện chân bền : Cơ quan di chuyển chuyên hoá chính thức
- Xuất hiện hệ tuần hoàn, hệ hô hấp đầu tiên .
Câu 5
Vai trò thực tiễn của giun đốt :
- Khác với giun dẹp, giun tròn, giun đốt có lợi nhiều hơn như:
+ Là thức ăn của các sinh vật khác trong môi trường nước và cạn
+ Làm tơi, xốp, thoáng và mầu mỡ cho đất ( giun đất )
+ Nguồn thực phẩm cho người ( rươi, sa sùng ...) và cho các động vật khác ( giun đỏ, giun quế, giun đất ...)
- Tuy thế một số loài còn gây hại như :
+ Đỉa kí sinh gây hại cá, vắt hút máu thú rừng và người .
+ Một số loài là vật trung gian truyền các bênh kí sinh, đỉa trâu truyền bệnh kí sinh đường máu cho trâu bò ....)
Chương IV
Ngành thân mềm
I – Yêu cầu :
Qua các hoạt động ở các bài trong chương IV, HS cần đạt các yêu cầu sau:
1 . Cấu tạo vỏ, hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông thích nghi với lỗi sống vùi lấp, ít di chuyển .
2. Ngoài trai ra , nhận biết được đặc điểm và tập tính của một số thân mềm như : ốc sên , ốc vặn, sò, bạch tuộc, mực .
3. Từ các hoạt động và bài thực hành ......... trên một số đại diện thân mềm , HS đúc rút được các đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm .
II – Tóm tắt nội dung :
1. Đặc điểm chung ngành thân mềm : Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là những đặc điểm đặc trưng của thân mềm .Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp ( thường là mang ) phát triển .
ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. ở mặt bụng cơ thể có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển.
Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở
Hệ thần kinh thân mềm gồm một số đôi hạch có dây thần kinh nối với nhau như các đôi : hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân...thuộc kiểu hạch phân tán về các phần cơ thể .
Về sinh sản, thân mềm phân tính . Một số thân mềm lưỡng tính ( như ốc sên ) .
Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển . Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng . Về số lượng loài, ngành thân mềm chỉ thua ngành chân khớp .
2. Lớp chân bụng ( đại diện là ốc sên ) : Chúng sống ở nước, kể cả trên cạn. Cơ thể chân bụng thường gồm : đầu , chân và thân. Vỏ hình ống, xoắn ốc . Một số loài, vỏ tiêu giảm ( sên trần ).
ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới chân phẳng và có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể .
Phần thân chân bụng xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. ở các loài ốc ở nước, trong khoang áo xuất hiện mang .
3. Lớp chân riù ( hay lớp hai vỏ ) ( đại diện là trai sông ) :
Chúng đều ở nước ( ở biển hay ở nước ngọt ) Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề . Phía trong vỏ có lớp áo mỏng phủ ngoài cơ thể . Nằm trong 2 mảnh vỏ là thân trai có cơ chân hình lưỡi rìu, có khả năng thò ra khỏi vỏ khi di chuyển. Giữa thân và áo là khoang áo có mang thở hình tấm .
Vỏ chân riù có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng chặt mỗi khi cần tự vệ .
4 . Lớp chân đầu : Đó là lớp thân mềm chỉ gặp ở biển, thường có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm ( như mai mực ở phía lưng ) để nâng đỡ .
Cơ thể chân đầu gồm : Thân và đầu . Đầu có miệng, quanh miệng có 8 hay 10 tua miệng, trên có các giác bám phát triển . ở 2 bên đầu có đôi mắt to .
Lớp áo tạo nên ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của chân đầu. Mỗi khi khoang áo phồng ra, hút nước vào, rồi co bóp lại, phụt nước qua phễu bụng, giúp cho cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực .
5 . So sánh 3 đại diện chính của thân mềm : ốc sên , trai và mực :
- Giống nhau :
+ Có cùng sơ đồ cấu tạo gồm : đầu, thân và chân . Thân có vạt áo phát triển, tạo nên khoang áo .
+ Đều có tim và hệ mạch hở và các cơ quan khác có chung mức độ tổ chức .
- Khác nhau :
STT
Đặc điểm so sánh
ốc Sên
Trai sông
Mực
1
- Lối sống
Bò chậm chạp
Vùi nửa mình dưới bùn
di chuyển tích cực
2
- Cách dinh dưỡng
ăn thực vật
ăn chất vun hữu cơ, thụ động
săn mồi sống chủ động
3
- Kiểu vỏ
dạng ống lẻ cuộn xoắn ốc
hai mảnh bọc cơ thể phía phải, trái
chỉ có tấm lưng để nâng đỡ
4
- Kiểu đối xúng
- đa số mất đối xứng
Đối xứng hai bên
Đối xứng hai bên
5
- Kiểu chân
- Túi cơ lẻ
- Túi cơ lẻ tiêu giảm
- Phát triển phân hoá thành 8 + 2 tua
6
- Sự phát triển phần đầu
- Đầu phát triển có mắt, tua miệng
Đầu tiêu giảm, mắt không còn, chỉ còn tâm miệng
Đầu rất phát triển có mắt và các giác quan khác phát triển
III – Câu hỏi ôn tập :
1. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống của chúng ?
2. Các nhóm thân mềm chính và đại diện của chúng ?
3. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm ?
IV – Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
Câu 1 :
Lối sống của trai sông và hầu hết thân mềm 2 mảnh vỏ nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy nước ( Thuộc nhóm sinh vật đáy ) di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và lối sống của chúng thích nghi với lối sống này :
- Về cấu tạo : Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Liên quan đến lối sống này :
+ Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm mắt và giác quan
+ Chỉ có tấm miệng duy trì , trên có lông rung động để hút nước
+ Cơ chân : kém phát triển .
- Về di chuyển :Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của chân phối hợp với đóng mở vỏ .
- Về dinh dưỡng và sinh sản : Lông phủ trên
File đính kèm:
- kien_thuc_sinh_hoc_lop_7.doc