1. Hoà tan hoàn toàn 10,0g hh 2 muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl ta thu được dd A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dd A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
A. 1,033g B. 10,33g C. 9,265g D. 92,65g
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kim loại phân nhóm chính nhóm III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM III
1. Hoà tan hoàn toàn 10,0g hh 2 muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl ta thu được dd A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dd A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
A. 1,033g B. 10,33g C. 9,265g D. 92,65g
2. Nhúng 1 thanh Al nặng 50g vào 400ml dd CuSO40,5M. Sau 1 thời gian lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g.Khối lượng Cu thoát ra là:
A. 0,64g B. 1,28g C. 1,92g D. 2,56g
3. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất Al vì lí do nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng
B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
C. Tạo 1 lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxihoá
D. A,B,C đúng
4. Hợp kim nào sau đây không phải là của nhôm ?
A. Silumin B.Đuyra C. Electron D. Inox
5. Loại quặng và đá quý nào sau đây có chứa nhôm oxit trong thành phần hoá học?
A. Boxit B. Hồng ngọc C. Ngọc bích D. A,B,C đúng
6. Dung dịch muối AlCl3 trong nước có pH là:
A. =7 B. 7 D. Không xác định
7. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dd HCl vào dd NaAlO2?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Ban đầu có kết tủa dạng keo ,sau đó kết tủa tan
C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần
D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.
8. Cho 3 chất sau Mg, Al, Al2O3. Có thể dùng 1 thuốc thử nào sau đây để nhận biết mỗi chất?
A. Dung dịch HCl B.Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Ba(OH)2 D.B,C đều đúng
9. Hoà tan 7,8g bột Mg và Al trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch axít tăng thêm 7,0g. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là :
A. 2,7g và 1,2g B. 5,4g và 2,4g C. 5,8 và 3,6g D. 1,2 và 6,6g
10. Kim loại nào sau đây có thể điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy oxít?
A. Fe B. Cu C. Al D. Ag
11. Hoà tan 4,59 g Al bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí VN2O: VNO trong hỗn hợp là :
A. 1:3 B. 2:3 C. 1:4 D. 3:4
12. Chất nào sau đây được gọi là phèn chua để đánh trong nước?
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24 H2O D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
13. Cho 0,9g kim loại X tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 0,28lít khí N2O (dktc).X là:
A. Cu B. Fe C. Zn D. Al
14. Xác định công thức của các chất theo thứ tự X,Y của chuyển hoá sau?
Al NaOH, H2O X H2O, CO2 Y NaOH X
A.Al2O3, NaAlO2. B.NaAlO2, Al(OH)3 C.Al(OH)3, NaAlO2 D.NaAlO2, AlCl3
15. Có thể nhận biết được 3 chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn : CaO, MgO, Al2O3 bằng hoáchất nào sau đây:
A. HNO3 đặc B. NaOH đặc C. H2O D. dd HCl
16. Cryolit(Na3AlF6) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 để sản xuất Al nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhận được Al nguyên chất B. Cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp hơn
C. Tăng độ tan Al2O3 D. Phản ứng với oxi trong Al2O3
17. Cho hỗn hợp kim loại Na, Ba, Al vào H2O dư , phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung
dịch X và chất rắn Y. Dung dịch X chứa :
A. NaOH và Ba(OH)2 B. NaOH, Ba(OH)2, NaAlO2, Ba(AlO2)2
C. NaOH và NaAlO2 D. NaAlO2 và Ba(AlO2)2
18. Để nhận biết 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng trực tiếp nhóm thuốc thử nào sau đây
A. H2O và HCl B. H2O và H2SO4 C. H2O và NaOH D. H2O và NaCl
19. Nếu nhỏ từ từ ddKOH vào ống nghiệm đựng dd Al(NO3)3 cho đến dư, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Chỉ có kết tủa xuất hiện
B. Kết tủa trắng xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, sau đódần tan hết tạo dd không màu
C. Không có hiện tượng gì xảy ra
D. Kết tủa hồng nhạt xuất hiện và tan ngay tạo dung dịch không màu
20. Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dd sau phản ứng là:
A. 56,9g B. 5,69g C. 28,45g D. 2,845g
21. Hoà tan hoàn toàn 17,4g hỗn hợp Al,Fe, Mg trong dd HCl thấy thoát ra 13,44lít khí(đktc). Nếu cho 8,7g hỗn hợp tác dụng với dd NaOH dư , thu được 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho 34,8g hỗn hợp trên tác dụng với dd CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng ,cho tác dụng với HNO3 nóng dư thì thu được khí NO2. Thể tích khí NO2 ở đktc là:
A. 26,88lit B. 53,70lít C. 13,44lit D. 44,8lit
22. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn . Giá trị của m là:
A. 2,24g B. 4,08g C. 10,2g D. 0,224g
23. Trộn 0,54g bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dd HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Thể tích NO,NO2 ở đktc lần lượt là:
A. 0,224lit và 0,672lit B. 0,672 và 0,224lit C. 2,24 và 6,72lit D.6,72 và 2,24lít
24. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06 gam so với dd XCl3. Công thức muối XCl3 là:
A. BCl3 B. CrCl3 C. FeCl3 D. Không xác định
25. Có 5 ống nghiệm đựng riêng biệt các dd loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và AlCl3. Chọn 1 trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên:
A. NaOH B. Quỳ tím C. BaCl2 D. AgNO3
26. Hoà tan 10 gam hỗn hợp Al và Al2O3 trong dung dịc NaOH dư thu được 10,08 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al2O3 có trong hỗn hợp là :
A. 19 % B. 81 % C. 50 % D. 38 %
27. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] ( hoặc NaAlO2) thì htượng quan sát được là
A. Tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết B. Tạo kết tủa trắng , kết tủa không tan
C. Tạo kết tủa trắng , có một phần kết tủa tan D. Không có hiện tượng
28. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 thì hiện tượng quan sát được là:
A. Tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết B. Tạo kết tủa trắng , kết tủa không tan
C. Tạo kết tủa trắng , có một phần kết tủa tan D. Không có hiện tượng
29. Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,3 mol khí N2O và 0,15 mol NO (dung dịch không chứa muối amoni). Giá trị của m là
A. 25,65 B. 12,15 C. 14,85 D. 22,95
30. Hoà tan hết 3,9 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 3,5 gam.Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,4 mol D. 0,6 mol
31.Cho 13,5g hỗn hợp gồm Al và Ag tan trong HNO3 dư thu được dung dịch A và 4,48 lít hỗn hợp khí gồm (NO,NO2) có khối lượng 7,6gam. Tính % khối lượng mỗi kim loại.
A. 30 và 70
B. 44 và 56
C. 20 và 80
D. 60 và 40
32.Hòa tan 14,8g hỗn hợp Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Lượng khí H2 tạo thành dẫn vào ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau phản ứng khối lượng trong ống sứ giảm 5,6g. Cô cạn dung dịch A thu m(g) muối. Tính m?
A. 20,6
B. 28,8
C. 27,575
D. 39,65
33.Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A(không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2g kết tủa. Xác định M.
A. Fe
B. Mg
C. Al
D. Ca
34.Hòa tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí ở (đktc) và 7,48g muối sunfat khan. Giá trị của V là?
A. 1,344
B. 1,008
C. 1,12
D. 3.36
35.Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,225 g
B. 33,225g
C. 35,25g
D. 37,25g
36. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m A. 48,3 B. 57,0 C. 45,6 D. 36,7
37. Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25
38. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam.
39. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
40. Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam AL và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,06 mol B. 0,14 mol C. 0,08 mol D. 0,16 mol
41. Cho 5,7 gam hỗn hợp bột P gồm Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp rắn Q có khối lượng là 8,1 gam. Thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1M cần dùng để hoà tan hoàn toàn Q là
A. 180 ml B. 270 ml C. 300 ml D. 360 ml
41. Một hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Ba và Al. Cho m gam X tác dụng với nước dư, thu được 8,96 lít khí H2.Cho m gam X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 22,4 lít khí H2. m có giá trị là:
A. 29,9 gam B. 27,2 gam C. 16,8 gam D. 24,6 gam
42.Cho 2,2 gam hỗn hợp Al và Fe trong đó số nguyên tử Al gấp đôi số nguyên tử Fe, tác dụng với lượng dư dung dịch muối clorua của kim loại M ( M có hoá trị II trong muối và đứng sau Al, Fe trong dãy điện hoá) thu được 5,12 gam chất rắn. Công thức muối của kim loại M là:
A. Ni B. Pb C. Cu D. Hg
43. Hoà tan hoàn toàn 9,94 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra 3,584 lít khí NO (ở đktc ; là sản phẩm khử duy nhất). Tổng khối lượng muối tạo thành là:
A. 39,7g B. 37,3g C. 29,7g D. 27,3g
44. Cho 16,2g kim loại M hoá trị 3 tan hết trong dung dịch HNO3 đủ được 5,6 lít hỗn hợp khí NO, N2 ở đktc và dung dịch có một muối. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với Oxi là 0,9. Kim loại M là :
A. Cr B. Al C. Fe D. không xác định
45. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là :
A. 1,8 B. 0,2 C. 2,4 D. 2
46.Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là :
A. 7 B. 1 C. 2 D. 2,5
46. Hoà tan hết 13,9 gam hỗn hợp gồm Mg - Al - Cu bằng 360 ml dung dịch HNO3 5M vừa đủ thu được 20,16 lít khí NO2 duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X khối lượng muối khan thu được là :
A. 76,9 gam B. 79,6 gam C. 69,7 gam D. 67,9 gam
47.Hòa tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al, Mg bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu có khối lượng 2,59gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thì lượng muối khan thu được là :
A. 19,621gam B. 8,771gam C. 28,301gam D. 32,641gam
48. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X gồm bột Al và sắt oxit FexOy trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp B rồi chia thành 2 phần :
Phần 1 có khối lượng 14,49gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, thu được dung dịch C và 0,165mol NO là sản phẩm khử duy nhất.
Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52gam chất rắn. Công thức của oxit và giá trị của m lần lượt là :
A. FeO và 19,32gam B. Fe2O3 và 28,98 gam
C. Fe3O4 và 19,32 gam D. Fe3O4 và 28,98 gam
49. Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích VNO : VN2O : VN2 = 3:2:1. Trị số của m là:
A. 32,4 gam B. 31,5 gam C. 40,5 gam D. 24,3 gam
50.Cho hỗn hợp G ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam G bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 0,675 mol khí SO2. Cho 23,4 gam G vào bình A chứa dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,45 mol khí B . Khối lượng Al, Fe, Cu trong hỗn hợp G lần lượt là:
A. 5,4 gam; 8,4 gam; 9,6 gam B. 9,6 gam; 5,4 gam; 8,4 gam
C. 8,4 gam; 9,6 gam; 5,4 gam D. 5,4 gam; 9,6 gam; 8,4 gam
51.Hòa tan hoàn toàn 16,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối khan có khối lượng là
A. 82,9 gam B. 69,1 gam C. 55,2 gam D. 51,8 gam
52. Cho 3,445 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít NO (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối khan có khối lượng là
A. 12,745 gam B. 11,745 gam C. 10,745 gam D. 9,574 gam
53. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08.
54.Cho a gam hỗn hợp E (Al, Mg, Fe ) tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO, 0,01 mol N2O, 0,01 mol NO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 11,12 gam muối khan. a có giá trị là
A. 1,82. B. 11,2. C. 9,3. D. kết quả khác.
55.Cho 13,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg tác dụng với oxi dư thu được 20,12 gam hỗn hợp 3 oxít. Nếu cho 13,24 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan
A. 64,33 gam. B. 66,56 gam. C. 80,22 gam. D. 82,85 gam.
56. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp 2 kim loại (Zn, Al) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X.
A. 60,3 gam. B. 50,3 gam. C. 72,5 gam. D. 30,3 gam.
57. Nhúng một thanh nhôm nặng 25 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, cân lại thanh nhôm thấy cân nặng 25,69 gam. Nồng độ mol của CuSO4 và Al2(SO4)3 trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là
A. 0,425M và 0,2M. B. 0,425M và 0,3M.
C. 0,4M và 0,2M. D. 0,425M và 0,025M.
58.Cho 8,3g hỗn hợp X gồm Fe và Al vào 1lít dung dịch CuSO4 0,2 M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68g chất rắn Y gồm 2 kim loại. Thành phần phần trăm theo khối lượng của nhôm trong hỗn hợp X là:
A. 32,53% B. 53,32% C. 50% D. 35,3%
59. Cho m gam bột Al vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 0,6 M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 23,76 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là
A. 9,72 gam B. 10,8 gam C. 10,26 gam D. 11,34 gam
60. Lấy 20 g hỗn hợp bột Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH(dư), phản ứng xong người ta thu được 3, 36l khí hidro (đktc). Khối lượng Fe2O3 ban đầu là:
A. 13,7 gam B. 17,3 gam C. 18 gam D. 15,95gam
61.Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
62. Cho m gam Na vào 50 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được V lít khí (đktc), dung dịch X và 1,56 gam kết tủa.Khi thổi CO2 dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa.Khối lượng Na ban đầu là:
A. 4,14 g B. 1,44 g C. 4,41 g D. 2,07 g
63.Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2
File đính kèm:
- NHOM.doc