Đối với bộ môn Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên, bộ môn này rất nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều định luật nên cũng có rất nhiều lý luận, lập luận để giải thích các hiện tượng vật lý. Trong bộ môn này có rất nhiều thí nghiệm, bộ môn này là bộ môn thực nghiệm đặc biệt trong một tiết ôn tập chương, nội dung kiến thức rất nhiều. Ngoài những kiến thức cơ bản còn có những kiến thức mở rộng, bên cạnh lý thuyết còn phải nắm phương pháp giải bài tập và hướng suy nghĩ trước khi giải. Lượng kiến thức tương đối nhiều trong tiết ôn tập đòi hỏi các em phải tư duy nhiều mới nắm được kiến thức toàn chương.
2. Nhận thức của cá nhân về lý luận
Dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, bản thân tôi đề ra 01 sáng kiến kinh nghiệm về 01 tiết ôn tập chương. Phương pháp chung để dạy 01 tiết tổng kết chương, giáo viên phải trải qua các bước:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong toàn chương, xác định trọng tâm của chương.
- Giải bài tập củng cố kiến thức trọng tâm.
- Mở rộng kiến thức
- Điều chỉnh những vấn đề còn sót, chưa chính xác trong quá trình các kiến thức của chương.
- Truyền đạt những vấn đề còn sót mà chưa trình bày
Nội dung kiến thức của chương
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy 1 tiết luyện tập (môn Vật lý 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặt vấn đề:
Kinh nghiệm này giúp chúng ta hoàn thành tốt 01 tiết ôn tập chương, giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng, hình thành kỹ năng giải các bài tập từ dễ đến khó.
2. Cơ sở khoa học
Đối với bộ môn Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên, bộ môn này rất nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều định luật nên cũng có rất nhiều lý luận, lập luận để giải thích các hiện tượng vật lý. Trong bộ môn này có rất nhiều thí nghiệm, bộ môn này là bộ môn thực nghiệm đặc biệt trong một tiết ôn tập chương, nội dung kiến thức rất nhiều. Ngoài những kiến thức cơ bản còn có những kiến thức mở rộng, bên cạnh lý thuyết còn phải nắm phương pháp giải bài tập và hướng suy nghĩ trước khi giải. Lượng kiến thức tương đối nhiều trong tiết ôn tập đòi hỏi các em phải tư duy nhiều mới nắm được kiến thức toàn chương.
2. Nhận thức của cá nhân về lý luận
Dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, bản thân tôi đề ra 01 sáng kiến kinh nghiệm về 01 tiết ôn tập chương. Phương pháp chung để dạy 01 tiết tổng kết chương, giáo viên phải trải qua các bước:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong toàn chương, xác định trọng tâm của chương.
- Giải bài tập củng cố kiến thức trọng tâm.
- Mở rộng kiến thức
- Điều chỉnh những vấn đề còn sót, chưa chính xác trong quá trình các kiến thức của chương.
- Truyền đạt những vấn đề còn sót mà chưa trình bày
Nội dung kiến thức của chương
I. Mục đích yêu cầu (Mục tiêu)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh, của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng quan sát được trong gương phẳng so với vùng quan sát được trong gương cầu lồi.
Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
II. Các kiến thức cần nắm trong bài
Đối với tiết này, giáo viên cần phải sử dụng phương pháp dạy học mới một cách triệt để và giúp học sinh phát huy được khả năng của mình.
1. Hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương
Bằng cách học sinh các nhóm làm việc, các nhóm tuần tự trả lời các câu hỏi tự kiểm tra từ câu 1 đến câu 9. Giáo viên cho các nhóm thảo luận, sau đó cho các nhóm trả lời, giáo viên bổ sung những sai sót.
Cho học sinh các nhóm làm các câu hỏi phần vận dụng từ C1đến C3, cho các nhóm thảo luận và cử 01 em của nhóm lên làm, sau đó giáo viên bổ sung điều chỉnh cho đúng.
Câu 1 nên cho học sinh vẽ vào vở, tiếp theo giáo viên cho học sinh điền từ vào trò chơi ô chữ ở bảng kẻ sẵn của giáo viên. Nếu còn thời gian, giáo viên có thể mở rộng trình bày cho học sinh cách vẽ ảnh của một vật đặt trước 01 gương cầu lồi, cầu lõm.
Giáo viên tiến hành tiết ôn tập cụ thể là:
Các hoạt động dạy học
Bài cũ: Em hãy nêu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, cầu lõm. Gương cầu lõm có tác dụng gì?
Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức cơ bản
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi tự kiểm tra từ C1?; C2; C3?
Giáo viên nêu người ta bố trí thí nghiệm như thế nào để xác định được đường truyền của ánh sáng?
C4?; C5?
Phần ghi bảng
I. Tự kiểm tra
C1?; C2?; C3?; C4?; C5?; C6?; C7?; C8?
C8: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.
- ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.
C9: Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lơn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước
II. Vận dụng
C1: Hình vẽ (4-1)
C2?
C3: Những cặp nhìn thấy nhau
An - Thanh; An - Hải
Thanh - Hải; Hải - Hà
III. Trò chơi ô chữ
Từ hàng ngang
1. Vật sáng
2. Nguồn sáng
3. ảnh ảo
4. Ngôi sao
5. Pháp tuyến
6. Bóng đen
7. Gương phẳng
Từ hàng dọc: ánh sáng gương cầu nói chung người ta quy ước.
Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O
của gương gọi là trục chính điểm F trung điểm của OC gọi là tiêu điểm của gương.
Hình vẽ gương cầu lồi
- Cách vẽ ảnh của một vật sáng AB đặt trước 01 gương cầu lồi, từ B vẽ tia sáng song song với trục chính của gương cầu lồi cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F.
Từ B vẽ tia sáng đi tới đỉnh O của gương cHoàng tia phản xạ đối xứng với tia tơi qua trục chính. 02 tia phản xạ này kéo dài gặp nhau tại B'; B' là ảnh của điểm B.
- Nếu A ở trên trục chính thì chỉ việc từ B' hạ đường vuông góc cắt trục chính tại A'. Nối A' với B' ta được A'B' là ảnh của AB.
Những kết luận sau về tia tới và tia phản xạ đối với gương cầu lõm.
- Tia tới song song với trục chính cho ta tia phản xạ đi qua tiêu điểm F của gương.
- Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia phản xạ song song với trục chính.
- Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại.
- Tia tới đi đến đỉnh gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính của gương.
- Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương cầu lồi.
Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức cần nắm trong chương cho các em làm 01 bài tập đơn giản đói với học sinh thường, 01 bài khó đối với học sinh khá giỏi thì kết quả số học sinh đạt điểm trung bình nhiều còn nữa là đạt khá giỏi.
3. Kết luận
Với một bài tổng kết chương trình bày trên giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh, hình thành cho các em kỹ năng giải bài tập trong chương từ bài dễ đến bài khó. Nếu dùng phương pháp cổ điển thì chất lượng giờ dạy sẽ thấp, học sinh tiếp thu chậm hơn. Đối với phương pháp mới hiệu quả giờ dạy đạt tới mức tối đa, học sinh dễ hiểu tạo hứng thú cho các em trong quá trình tiếp thu kiến thức. Kết quả các em nắm vững kiến thức và kiểm tra đạt điểm tốt hơn.
File đính kèm:
- Vat li 6 Kinh nghiem day 1 tiet luyen tap .doc