Kinh nghiệm dạy bài “Tổng kết từ vựng” ngữ Văn 9 năm học 2006 - 2007

Cùng với lao động , ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển xã hội loài người. Ngôn ngữ là một sáng tạo kì diệu của loài người, là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất và thuận lợi nhất . Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình tư duy , giúp cho tư duy phát triển . Mặt khác , ngôn ngữ còn là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành dân tộc , duy trì phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc . Tiếng Việt đã có một quá trình lịch sử và phát triển lâu đời , nó có tư cách là một môn khoa học có liên quan đến những môn học khác cũng như ảnh hưởng tới đồi sống xã hội .Vì vậy Tiếng Việt đã trở thành một môn học , môn thi quan trọng với học sinh ở các bậc học .

 Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng tương ứng với hai lớp đầu cấp và hai lớp cuối cấp .Đến lớp 9 , học sinh phải hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kĩ năng theo yêu cầu của toàn cấp THCS . Trong phân môn Tiếng Việt , ở lớp 6 , 7 học sinh đã được học về từ tượng thanh , từ tượng hình và các phép tu từ từ vựng . Lên lớp 9 , học sinh lại được tổng kết lại kiến thức đã học và vận dụng các kĩ năng phân tích , cảm thụ qua các văn bản cụ thể . Đặc trưng của tiết dạy tổng kết khác với bài dạy kiến thức mới. Bài tổng kết thường có hai phần là tổng kết lí thuyết và làm bài tập thực hành. Với bài tổng kết mà giáo viên không sáng tạo sẽ dễ gây nhàm chán trong học sinh bởi đó là những kiến thức mà các em đã học qua .

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy bài “Tổng kết từ vựng” ngữ Văn 9 năm học 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm dạy bài “tổng kết từ vựng” ngữ văn 9 Năm học 2006-2007 I-Lời mở đầu : Cùng với lao động , ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển xã hội loài người. Ngôn ngữ là một sáng tạo kì diệu của loài người, là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất và thuận lợi nhất . Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình tư duy , giúp cho tư duy phát triển . Mặt khác , ngôn ngữ còn là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành dân tộc , duy trì phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc . Tiếng Việt đã có một quá trình lịch sử và phát triển lâu đời , nó có tư cách là một môn khoa học có liên quan đến những môn học khác cũng như ảnh hưởng tới đồi sống xã hội .Vì vậy Tiếng Việt đã trở thành một môn học , môn thi quan trọng với học sinh ở các bậc học . Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng tương ứng với hai lớp đầu cấp và hai lớp cuối cấp .Đến lớp 9 , học sinh phải hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kĩ năng theo yêu cầu của toàn cấp THCS . Trong phân môn Tiếng Việt , ở lớp 6 , 7 học sinh đã được học về từ tượng thanh , từ tượng hình và các phép tu từ từ vựng . Lên lớp 9 , học sinh lại được tổng kết lại kiến thức đã học và vận dụng các kĩ năng phân tích , cảm thụ qua các văn bản cụ thể . Đặc trưng của tiết dạy tổng kết khác với bài dạy kiến thức mới. Bài tổng kết thường có hai phần là tổng kết lí thuyết và làm bài tập thực hành. Với bài tổng kết mà giáo viên không sáng tạo sẽ dễ gây nhàm chán trong học sinh bởi đó là những kiến thức mà các em đã học qua . Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và qua thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến nhỏ để dạy bài Tổng kết về từ vựng đạt hiệu quả cao. Phạm vi và thời gian thực hiện: Bài Tổng kết về từ vựng – Ngữ văn lớp 9 – Tiết 53 – Học kì I II – Quá trình thực hiện đề tài: A – Khảo sát thực tế: Học sinh nắm vững về các phép tu từ từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học phân tích nét nghệ thuật độc đáo của văn bản cụ thể thì còn lúng túng. B – Phương pháp thực hiện : Giáo viên hệ thống các kiến thức liên quan đến bài học từ lớp 6 đến lớp 9 Xây dựng mục đích yêu cầu của bài dạy . Kiến thức : - Từ tượng thanh , từ tượng hình. - Một số phép tu từ từ vựng . Kĩ năng : Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích văn bản( Tìm giá trị nghệ thuật độc đáo), tạo lập văn bản. 3 . Lên lớp: Đây là khâu quyết định sự thành công của bài dạy vì vậy khi lên lớp tôi thực hiện theo phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh . Hoạt động của học sinh được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau : Làm việc độc lập , làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. Về phương tiện dạy học :Sử dụng phần mềm Power Point (P.P ) và giấy khổ to , bảng phụ , bút dạ… C- Tiến trình thực hiện: Sau lời vào bài , tôi tiến hành thực hiện giờ tổng kết như sau : Hoạt động I : Từ tượng thanh, từ tượng hình. Giáo viên cho học sinh nhắc lại lí thuyết về từ tượng thanh , từ tượng hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập sách giáo khoa. Bài tập 1: Tìm tên loài vật được đặt theo âm thanh tiếng kêu của nó? Học sinh phát biểu Giáo viên đưa đáp án lên màn hình : Tắc kè, tu hú , chèo bẻo , cuốc , mèo , bắt cô trói cột… Bài tập 2: Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của nó trong văn bản. - Học sinh đọc bài tập và phát biểu ý kiến. - Giáo viên chốt lại bằng PP : Các từ tượng hình có trong đoạn văn: Lốm đốm , lê thê, loáng thoáng, lồ lộ . Tác dụng : Làm cho đám mây được miêu tả một cách cụ thể , sinh động . Sau khi học sinh làm bài tập sgk, giáo viên cho học sinh luyện tập nâng cao: Trình bày miệng đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu miêu tả trận mưa rào , có sử dụng thích hợp từ tượng thanh , từ tượng hình. Giáo viên nhận xét và cho điểm . Hoạt động II : Một số phép tu từ từ vựng Tổng kết lý thuyết Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập , tổng kết lại lý thuyết dưới hình thức trò chơi . Để tiến hành trò chơi , giáo viên chuẩn bị hai bộ bìa mỏng , cứng có thể dùng nam châm gắn vào bảng. Bộ 1 gồm 8 tấm có ghi tên các phép tu từ từ vựng : So sánh ẩn dụ Nhân hoá Hoán dụ Nói quá Nói giảm,nói tránh Điệp ngữ Chơi chữ Bộ 2 gồm 8 tấm to hơn , mỗi tấm ghi một định nghĩa về một phép tu từ từ vựng: Đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng. Cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó để tăng sức gợi hình, gợi cảm. Gọi hoặc tả đồ vật, cây cối,con vật bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi , tả người. Gọi tên sự vật , hiện tượng ,khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Phóng đại quy mô , mức độ tính chất của sự việc , hiện tượng nhằm nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng biểu cảm . Cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển , tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ , tránh thô tục , thiếu lịch sự . Lặp lại từ ngữ nhằm làm nổi bật ý , gây cảm xúc. Lợi dụng đặc sắc về âm , nghĩa của từ ngữ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. Chia lớp thành hai đội luân phiên nhau gắn bảng , mỗi lượt chỉ được gắn một tấm . Ví dụ : Đội 1 gắn tấm bìa So sánh Đội 2 gắn tấm bìa ghi định nghĩa tương ứng Đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng. Đội 2 gắn tấm bìa có ghi định nghĩa thì đội 1 phải gắn được tấm bìa có ghi tên phép tu từ tương ứng . Cứ như vậy đến tấm cuối cùng. Giáo viên nhận xét và cho điểm hai đội Học sinh hệ thống lại kiến thức về lý thuyết. Luyện tập Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm , mỗi nhóm khoảng 4- 5 em ( Việc này giáo viên phải dự trù trước- Lựa chọn mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, khá , trung bình ) Phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm một phiếu học tập ,trong đó có ghi bài tập . Mỗi bài tập là một ngữ liệu (thơ, ca dao…) có chứa phép tu từ từ vựng. Yêu cầu học sinh thảo luận , phân tích tác dụng của phép tu từ từ vựng đó . Đại diện các nhóm lên bảng gắn bài tập vào phần lý thuyết tương ứng ( Kết quả của trò chơi) và trình bày trước lớp. Phiếu 1: Thân em như trái ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng Câu ca dao sử dụng phép so sánh . So sánh vẻ bề ngoài “tươi tắn” của cô gái với vẻ “tươi” của quả ớt, nỗi cay đắng trong lòng cô gái với vị cay của quả ớt . Qua đó làm nổi bật nỗi đau khổ của cô gái. Phiếu2: Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai? Câu ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ, ngụ chỉ người nông dân với hoàn cảnh sống phải chịu nhiều nỗi đắng cay. Phiếu 3: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hai câu thơ sử dụng phép nhân hoá. Trăng có hành động , tình cảm của con người . Trăng như một người bạn tri kỉ của Bác . Qua đó làm nổi bật sự gần gũi , tình yêu thiên nhiên của Bác. Phiếu 4: áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Hai câu thơ sử dụng phép hoán dụ . Lấy áo nâu để chỉ người nông dân, áo xanh để chỉ người công nhân ;Nông thôn là nơi ở của của người nông dân, thị thành là nơi ở của người công nhân .Nói vậy nhằm nhấn mạnh vào hai lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu tranh. Phiếu 5: Gươm mài đá , đá núi cũng mòn , Voi uống nước, nước sông phải cạn. Nói quá sự thật nhằm ca ngợi sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. Phiếu 6: Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Gió lay mẹ rụng – Diễn tả cái chết bằng hình ảnh như vậy để làm giảm nhẹ nỗi đau lòng trước sự thật phũ phàng. Phiếu 7: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta. Hai câu điệp lại cùng một ý mang cảm hứng khẳng định mạnh mẽ- khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với vùng trời, vùng đất một cách tự hào. Phiếu 8: Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. Phép chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa ( Chín là thức ăn đã được đun nấu và chín là số 9) dễ gây sự hiểu nhầm, tạo sự hài hước. ở mỗi bài tập , giáo viên chuẩn bị sẵn phần đáp án ở phần mềm vi tính P.P Khi học sinh đại diện các nhóm trình bày xong ,giáo viên trình chiếu để học sinh đối chiếu so sánh. Giáo viên nhận xét và cho điểm các nhóm. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập thì trên bảng cũng hình thành hệ thống tổng kết theo mô hình: Tên gọi ềĐịnh nghĩaềVí dụ minh hoạ. Củng cố Để củng cố mở rộng kiến thức, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ ( Phần này có thể dùng bảng phụ hoặc PP) Học sinh sẽ điền các từ hàng ngang để đoán hàng dọc. Hệ thống câu hỏi sẽ là: Ngoài biểu nghĩa từ còn có tính…. Cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển làm giảm nhẹ cảm giác đau buồn, ghê sợ… Lặp lại từ ngữ làm nổi bật ý gây cảm xúc… Cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó để tăng sức gợi hình gợi cảm… Một phương thức để nói quá… Gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó… Đối chiếu sự vật ,sự việc này với một sự vật ,sự việc khác có nét tương đồng… Dùng những từ ngữ, hình ảnh đối lập với nhau để làm nổi bật ý muốn nói… Dùng cách diễn đạt tế nhị để tránh thô tục , thiếu lịch sự… Phóng đại mức độ , quy mô, tính chất của sự việc,hiện tượng… Cách gọi khác của nói quá… Phép tu từ này cũng như nói quá, nhấn mạnh sự việc lên quá mức bình thường… Học sinh có thể lựa chọn ô chữ ngẫu nhiên của hàng ngang và có thể đoán sớm ô chữ cột dọc. * Một yêu cầu đối với học sinh lớp 9 là phải biết vận dụng các kĩ năng để tạo lập văn bản ,vì vậy cuối tiết tổng kết giáo viên nên cho học sinh luyện viết đoạn văn. * Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh làm và thu để chấm:Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, trong đoạn văn có sử dụng thích hợp phép tu từ từ vựng. Dặn dò Từ hệ thống kiến thức đã tổng kết trong tiết học, về nhà làm các bài tập sgk còn lại vào vở bài tập. Vận dụng từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ từ vựng để làm thơ 8 chữ . III- kết quả thực hiện : -Giờ học sôi nổi ,học sinh làm chủ tiết học , có tinh thần đồng đội ,nắm kiến thức vững vàng và biết vận dụng vào việc tạo lập văn bản. -Tôi đã áp dụng bài soạn này để dạy cho học sinh và được cán bộ kiểm định chất lượng đánh giá tốt. IV- Lời kết: Trên đây là kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua quá trình soạn giảng . Với kinh nghiệm này tôi đã thu được thành công nhất định , đảm bảo được yêu cầu của phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực của học sinh- đặc biệt với đặc trưng của bài tổng kết . Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của đoàn Kiểm định chất lượng ,Tổ thanh tra chuyên môn Ngữ văn, BGH và tổ Xã hội để tôi hoàn thành tiết dạy này. Hà Nội ngày 30/3/2007 Người viết: u g i ó n ơ s ó g m n n n n g u c q i g s ẩ i g ệ n ạ m đ xxx h d g ữ c t i ó n o đ i ơ h á rrr h n o h d p ả i i n ừ ư ậ t á t ả p ư ụ á h đdd ó p n ệ m i n u n h á ụ n ả ể b

File đính kèm:

  • docKinh nghiem day bai Tong ket tu vungT53.doc