Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33, 34 Trường THCS Minh Dân

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Qua tiết 1 giúp HS nắm chắc được những đặc điểm cơ bản về loại hình kịch, xung đột về loại hình kịch.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV

- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33, 34 Trường THCS Minh Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày dạy...../...../ 2007 Tiết 161 Bắc Sơn (Trích hồi bốn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Qua tiết 1 giúp HS nắm chắc được những đặc điểm cơ bản về loại hình kịch, xung đột về loại hình kịch. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') - GV kiểm tra bài soạn của HS 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu về loại hình kịch và các thể loại (8') HS: Đọc phần chú thích (SGK T. 165) GV: Giới thiệu ngắn gọn về loại hình kịch. HS: Nhắc lại tác phẩm kịch, chèo đã học và lấy dẫn chứng minh hoạ cho các nội dung trên? HĐ2: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (5') HS: Đọc chú thích SGK (T. 164) GV: Khái quát những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Bắc Sơn" HĐ3: Hướng dẫn đọc (8') GV: Hướng dẫn đọc - Khi đọc cần chú ý lời dẫn chuyện và lời của nhân vật . GV: Đọc phần tóm tắt (lớp I) HS: Đọc phân vai (lớp II và lớp III) GV: Nhận xét cách đọc HĐ4: Tìm hiểu vở kịch (13') GV: Tóm tắt diễn biến sự việc và hành động các lớp kịch ở hồi bốn? - Lớp I: Đối thoại gữa vợ chồng Thơm - Ngọc. Mâu thuẫn giữa hai người. Thơm dần nhận ra sự thật về Ngọc. Cô đau sót và ân hận. - Lớp II: Thơm - Thái - Cửu: Gới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển, tính cách nhân vật bộc lộ, tâm lí hành động chuyển biến. Thái - Cửu hai cán bộ chiến sĩ cách mạng chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn quan, lính Pháp và bọn phản động tay sai (Ngọc), tình cờ trong lúc bối rối, vội vã ; chạy vào nhà Thơm - Ngọc. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm quyết định tạm để hai anh vào trốn trong buồng ngủ của mình. - Lớp III: Thơm - Ngọc: Ngọc đột ngột về nhà. Thơm cố tìm cách giấu chồng, qua câu chuyện càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, day dứt trong lòng Thơm: Một mặt dù là nhận ra bản chất phản động của Ngọc, đã quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng nhưng mặt khác, Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động, chỉ mong sao Ngọc nghi ngờ, không vào buồng ngay lúc ấy. Cuối lớp, Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp, Tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn. GV: Em hiểu thế nào là xung đột và hàng động kịch? HS: Thảo luận nhóm: tìm hiểu xung đột kịch ở Bắc Sơn. - Đại diện trình bày - Nhận xét GV: Kết luận GV: Theo em tình huống gay cấn, bất gờ ấy có tác dụng gì? HS: Thúc đẩy hành động kịch I. Tìm hiểu về loại hình kịch và các thể loại - Kịch thuộc loại nghệ thuật sân khấu - Phương thức thể hiện bằng ngôn ngữ trực tiếp và hành động của nhân vật - Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch - Các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, hài kịch, bi kịch ... - Cấu trúc vở kịch: hồi lớp, thời gian và không gian trong kịch. II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm * Chú thích SGK (T. 164) III. Đọc vở kịch IV. Tìm hiểu vở kịch - Xung đột kịch: + Tình huống Thái và Cửu, sau khi bị Ngọc và đồng bọn truy lại chạy nhầm vào đúng nhà y. 3. Củng cố (3') - HS tóm tắt kịch Bắc Sơn - Xác định tình huống gay cấn, bất ngờ trong kịch 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Luyện đọc diễn cảm - Tóm tắt vở kịch - Phần trích tìm hiểu các nhân vật: Tơm, Ngọc, Thái, Cửu Ngày dạy...../...../ 2007 Tiết 162 Bắc Sơn (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: nắm chắc nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. - Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') -Tóm tắt kịch Bắc Sơn 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu vở kịch (29') GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để HS hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật ở hồi bốn (SGK T. 173) GV: Nhân vật Thơm được giới thiệu trong hoàn cảnh nào? GV: Nói thêm một số biểu hiện chứng tỏ Ngọc đã dần lộ rõ bộ mặt việt gian (SGK T. 173) GV: Khi dần hiểu ra sự thực về chồng Thơm có tâm trạng như thế nào? HS: Thảo luận nhóm - Đại diện trình bày-> Nhận xét GV: Kết luận bằng bảng phụ HS: Đọc lại một số lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc trong lớp III. GV: Những lời của Thơm "đã chắc gì những lời đồn... nhưng tiền đâu mà lắm thế" Chứng tỏ điều gì? HS: Sự nghi ngờ ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn níu lấy một chút hi vọng và cũng bởi cô không dễ dàng từ bỏ cuộc sống an nhàn và những đồng tiền của chồng đưa cho để mua sắm. GV: Tình huống nào sảy ra khiến Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát? GV: Thơm đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? HS: Không sợ hiểm nguy để che dấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình. GV: Theo em, điều gì khiến Thơm có được hành động dứt khoát như vậy? HS: - Bản chất trung thực và lương thiện - Sự quí mến sẵn có đối với Thái - Sự hối hận, day dứt -> Manh động mau lẹ, khôn ngoan. GV: Cũng do tình huống này giúp Thơm hiểu thêm điều gì ở chồng? GV: Nói thêm lớp kịch thứ IV: vì nhận rõ hành động của chồng, hành động chủ động ở phần cuối - Khi biết Ngọc dẫn đường cho quân Pháp truy lùng người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin kịp thời cho du kích. GV: Cách mạng đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng tình huống gay cấn có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật? HS: Bộc lộ được đời sống nội tâm. GV: Qua nhân vật Thơm tác giả muốn khẳng định điều gì? HS: Ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả những người ở vị trí trung gian. GV: Ngoài nhân vật Thơm, còn những nhân vật nào dược nhắc đến? HS: Nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. GV: Ngọc là con người như thế nào? GV: Nhữmg biểu hiện của Ngọc đối với Thơm? HS: Ngọc cố giấu Thơm bản chất và hành động của y, vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc vẫn cứ lộ ra trước Thơm. GV: Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật phản diện của tác giả? HS: Cách xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán không đơn giản. GV: Em nhận xét gì về nhân vật Thái ? GV: Nhân vật Cửu là người như thế nào? GV: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng? HS: Đọc phần ghi nhớ SGK -T.167) GV: Chốt lại ý chính HĐ5: Luyện tập (5') HS: Đọc phân vai kịch lớp thứ II của hối bốn GV: Nhận xét, uốn nắn. IV. Tìm hiểu vở kịch (tiếp) 1. Nhân vật Thơm * Hoàn cảnh - Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, người mẹ bỏ đi. Người thân duy nhất là Ngọc nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt việt gian - Tâm trạng: + day dứt, ân hận + Băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng. - Cán bộ cách mạng bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. => hành động dứt khoát cứu họ - Nhận rõ bộ mặt Việt gian xấu xa của chồng. -> Đứng hẳn về phía cách mạng 2. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu * Nhân vật Ngọc - Ham muốm địa vị, quyền lực, tiền tài -> Làm tay sai cho giặc * Nhân vật Thái: - Bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của quần chúng với cách mạng. * Nhân vật Cửu - Nóng nảy, thiếu chín chắn song trung thực dũng cảm. 3. Nghệ thuật - Tạo xung đột gay gắt - Xây dựng tạo tình huống éo le, bất ngờ, bộc lỗ rõ xung đột và thúc đẩy hoạt động kịch phát triển - Người đối thoại phù hợp bộc lộ rõ nội tâm , tính cách nhân vật * Ghi nhớ: SGK (T. 167) V. Luyện tập 3. Củng cố (3') - GV hệ thống toàn bài - HS đọc lại ghi nhớ 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc các bài kịch, tìm đọc toàn bộ vở kịch - Học thuộc lòng phần ghi nhớ - Chuẩn bị: Tổng kết phần tập làm văn. Ngày dạy ...../ ....../ 2007 Tiết 163 Tổng kết phần tập làm văn I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn lại để nắm vững các văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các loại văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng với thực tế làm bài. - Phân biệt kiểu văn bản với thể loại văn bản. - Biết đọc các kiểu văn bản - theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học. 3. Thái độ : Có ý thức tổng hợp các kiến thức đã học. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa các kiểu văn bản (39') GV: Hướng dẫn HS ôn tập theo câu hỏi SGK HS: Đọc bảng tổng kết SGK (T. 170) GV: Cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản đã học? HS: Trả lời GV: Bổ sung, kết luận GV: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? Tìm hiểu các phương thức biểu đạt GV: Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong cùng một văn bản cụ thể hay không? Cho ví dụ minh hoạ HS: Ví dụ: văn bản "thuế máu". Tìm hiểu các thể loại văn học GV: Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau, kể tên các thể loại văn học đã học? GV: Mỗi thể loại ấy đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? GV: Các tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Ví dụ? HS: Ví dụ: các tác phẩm truyện và kí của Nguyễn ái Quốc viết những năm 20 của thế kỉ XX. Tìm hiểu văn bản tự sự GV: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau như thế nào? GV: Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hịên ở những điểm nào? Tìm hiểu kiểu văn bản biểu cảm GV: Phân biệt kiểu văn bản biểu cảm với thể loại v học trữ tình? Tìm hiểu tác phẩm nghị luận GV: Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào? Vì sao? I. Các kiểu văn bản dã học trong chương trình ngữ văn THCS 1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản : - Văn bản tự sự: Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, quy lụât cuộc sống, bày tỏ thái độ. - Văn bản miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu hiện nhằm giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn bản biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật nhằm bày tỏ tình cảm và khêu gợi lòng đồng cảm. - Văn bản thuyết minh: Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hình tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. - Văn bản nghị luận: Trình bày tư tưởng, chủ trương của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận nhằm thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. - Văn bản điều hành: Trình bày theo mẫu chung các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan quản lí hay bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có quyền đối với người thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với công dân về lợi ích và nghĩa vụ. 2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế nhau vì: chúng có phương thức và thao tác biểu đạt với mục đích biểu đạt khác nhau. 3. Các phương thức biểu đạt: có thể phối hợp với nhau trong một văn bản 4. Các thể loại văn học: tự sự, trữ tình, kịch + Tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dân gian... chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả. + Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca, thơ ca dân gian, tuỳ bút... chủ yếu dùng phương thức biểu đạt biểu cảm. + Kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch... sử dụng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại hoặc độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật. - Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có sử dụng các yếu tố nghị luận 5. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự - Kiểu văn bản tự sự là cơ sở của thể loại văn học tự sự. - Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình: - Kiểu văn bản biểu cảm là cơ sở của thể loại văn học trữ tình. 7. Tác phẩm nghị luận cần có các yếu tố thuyết minh, miêu tả. Việc đưa các yếu tố này vào trong bài văn nghị luận phải xuất phát từ nhu cầu nghị luận, phải phù hợp tránh phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. 3. Củng cố (3') - GV hệ thống bài. Nhắc lại các kiểu văn bản đã học 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập các kiểu văn bản đã học - Chuẩn bị bài: (phần II và phần III) Ngày dạy...../...../ 2007 Tiết 164 Tổng kết phần tập làm văn (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: Tinh thần tích hợp trong tập làm văn và ba kiểu văn bản ở lớp 9 đó là văn bản thuyết minh, tự sự và nghị luận - Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông thường. 2. Kỹ năng: Tổng hợp các kiến thức đã học. 3. Thái độ: Có ý thức tổng hợp các kiến thức đã học. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS (17') GV: Ba bộ phận đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn có mối quan hệ như thế nào? GV: Ba phân môn này nhằm rèn cho HS những kĩ năng gì? HS: nghe, nói, đọc, viết GV: Lấy ví dụ chứng minh cho mối quan hệ của ba phân môn? HS: Trình bày GV: Nhận xét GV: Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp ích cho em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào? GV: Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề? HĐ2: Tìm hiểu các bản trọng tâm (22') GV: Văn bản thuyết minh có mục đích biểu đạt gì? GV: Muốn làm văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì? GV: Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh? GV: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? GV: Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là gì? GV: Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự? GV: Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? GV: Cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự? GV: Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? GV: Mục đích biểu đạt của văn bản nghị luận? GV: Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành? GV: Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận? GV: Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sinh vật, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) hoặc một bài thơ, đoạn thơ ? II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS 1. Mối quan hệ giữa ba bộ phận: đọc, hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn - Thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi kết cấu chương trình 2. ý nghĩa của các phương thức biểu đạt III. Các kiểu văn bản trọng tâm 1. Văn bản thuyết minh a. Mục đích biểu đạt - Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sinh vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn b. Yêu cầu đối với người viết: - Phải có hiểu biết về sự vật, hiện tượng được thuyết minh c. Phương pháp thuyết minh: - So sánh, định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích, phân loại, liệt kê, nêu số liệu d. Ngôn ngữ: Chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động 2. Văn bản tự sự a. Mục đích biểu đạt: - Biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ b. Các yếu tố tạo thành: - Chi tiết, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trần thuật... c. Tác dụng của các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. - Yếu tố miêu tả: làm cho sự việc kể sinh động và hiện lên như thật - Các yếu tố biểu cảm: thể hiện thái độ của mình đối với sự việc được kể - Yếu tố nghị luận: nhằm xác lập cho người đọc, nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. d. Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày 3. Văn bản nghị luận a. Mục đích biểu đạt: - Nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó b. Các yếu tố tạo thành - Luận điểm - Luận cứ - Lập luận c. Lập dàn ý chung của một văn bản nghị luận 3. Củng cố: (3') - HS nhắc lại những nội dung cần nghi nhớ ở phần tập làm văn - GV hệ thống toàn bài 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Ôn tập toàn bộ phận tập làm văn - Nắm chắc cách làm của từng kiểu bài - Chuẩn bị bài: Tôi và chúng ta. Ngày dạy...../...../ 2007 Tiết 165 Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba) (Lưu Quang Vũ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Qua tiết 1 giúp h/s nắm được Những nét chính về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vở kịch "Tôi và chúng ta". Hiểu mâu thuẫn cơ bản của vở kịch và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời bấy giờ. - Hiểu thêm đặc điểm của thể loại kịch, cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu phân tích mâu thuẫn - xung đột, tình huốngvà tính cách nhân vật trong một đoạn kịch nói qua ngôn ngữ đối thoại. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (3') - GV kiểm tra bài soạn của HS 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (6') HS: Đọc phần chú thích * (SGK T. 179) GV: Em hãy tóm tắt những nét chính về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch "Tôi và chúng ta"? GV: Khái quát những nét cơ bản (SGK T. 182) HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích (10') GV: Hướng dẫn cách đọc. Khi đọc cần chú ý phan biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật, thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt tình huống kịch. HS: Đọc phần vai GV: Nhận xét cách đọc HS: Đọc các chú thích SGK HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu vở kịch (20') GV: Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch "Tôi và chúng ta" thể hiện là gì? GV: ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì đó như thế nào? GV: Tóm tắt hai cảnh đầu của vở kịch (Sách học tốt ngữ văn 9 - 187) GV: Trong cảnh ba này tình huống là gì? GV: Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây được bộc lộ như thế nào? HS: Hoạt động nhóm - Đại diện trình bày nhận xét GV: Kết luận bằng bảng phụ GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của các xung đột trên? HS: Xung đột phát triển ngày càng căng thẳng. GV: Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ điều gì? HS: Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có những thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ. GV: Theo em, ở cảnh này đã diễn ra mâu thuẫn giữa tuyến nhân vật nào? HS: Hai tuyến nhân vật: Tiên tiến, dám nghĩ dám làm và những người bảo thủ máy móc. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Chú thích * (SGK T. 179) II. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích III. Tìm hiểu vở kịch 1. Mâu thuẫn cơ bản: - Mâu thuẫn giữa những người có tư tưởng đổi mới, muốn thay đổi phương thức sản xuất và phương thức quản lí, tổ chức đã lạc hậu với những người bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế sản xuất và quản lí đã cũ kĩ và kìm hãm sản xuất phát triển. => Giúp mọi người nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi cách tư duy, cách quản lí cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. 2. Tình huống của cảnh ba - Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. - Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. - Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này. - Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào nghị quyết của Đảng uỷ xí nghiệp . 3. Củng cố (3') - Nhắc lại tình huống của cảnh ba vở kịch "Tôi và chúng ta" 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Đọc lại cảnh ba của vở kịch - Nắm chắc mâu thuẫn cơ bản của vở kịch và sự phát triển tình huống, xung đột - Chuẩn bị bài: Tôi và chúng ta (tiếp) Tuần 34 Ngày dạy...../...../ 2007 Tiết 166 Tôi và chúng ta (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: hiểu được phần nào tính cách nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn dám đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta. - Hiểu thêm về đặc điểm thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích hành động kịch 3. Thái độ: Giúp học sinh ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') - Tóm tắt vở kịch "Tôi và chúng ta" 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu vở kịch (27') Tìm hiểu tính cách của một số nhân vật tiêu biểu HS: Nhắc lại hai tuyến nhân vật trong vở kịch. GV: Tính cách của nhân vật trong vở kịch được bộc lộ chủ yếu ở phương diện nào? HS: Hành và ngôn ngữ của chính họ GV: Giám đốc Hoàng Việt là người như thế nào? ? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó? GV: Những nét tính cách đáng quí của kĩ sư Lê Sơn là gì? ? Phân tích những biểu hiện của tính cách đó? GV: Nguyễn Chính là con người như thế nào? GV: Phân tích tính cách của nhân vật Trương? GV: Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch? HS: Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của đời sống thực tiễn -> Phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. HS: Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của vở kịch. HS: Đọc ghi nhớ SGK (T.180) HĐ2. Luyện tập (7') GV: Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên? HS: Trình bày -> Nhận xét GV:Nhận xét, kết luận. III. Tìm hiểu vở kịch 1. Mâu thuẫn cơ bản: 2. Tình huống của cảnh ba 3. Tính cách của nhân vật tiêu biểu a. Giám đốc Hoàng Việt: - Là người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm. - Vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. - Người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí. b. Kĩ sư Lê Sơn: - Là một kĩ sư tài năng, có trình độ chuyên môn cao. - Luôn sát cánh cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị. c. Phó giám đốc xí nghiệp Nguyễn Chính: - Bảo thủ, máy móc, gian ngoan, nhiều mánh khoé, khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên. d. Quản đốc phân xưởng Trương - Suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch. * Ghi nhớ: SGK (T. 180) IV. Luyện tập 3. Củng cố (3') - HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài - GV liên hệ thực tế 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2') - Đọc đoạn trích - tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn trong đoạn trích - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học. Ngày dạy...../....../ 2007 Tiết 167 Tổng kết văn học I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS. - Củng cố hệ thống và hệ thống hoá các tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp. 3. Thái độ: Hệ thống kiến thức sau mỗi phần học. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Nêu yêu cầu tiết học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam (12') GV: Nhận định về vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam? GV: Dựa vào bảng thống kê tác phẩm mà em đã làm, cho biết văn học Việt Nam được tạo thành từ những bộ phận nào? Được viết bằng loại văn tự nào? Mỗi loại văn tự được sử dụng chủ yếu ở thời kì nào? GV: Kể tên một số tác phẩm chữ Hán? GV: Nam quốc sơn hà, Côn sơn ca... GV: Kể tên các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có giá trị? HS: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều... HĐ2. Tìm hiểu tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam (14') GV: Văn học Việt Nam trải qua những thời kì nào? GV: Những nét chính về lịch sử, văn họ

File đính kèm:

  • docv9 tuan 33-34.doc
Giáo án liên quan