Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu, kém môn toán ở Tiểu Học

 Đổi mới giáo dục tiểu học, với trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học không phải là việc làm riêng của một khối lớp hay của một ai đó mà là nhiệm vụ chung của cả bậc Tiểu học. Trong việc dạy học Toán (và cả các môn học khác) chúng ta phải xuất phát từ một nhận định đã được chứng minh là: Mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có thể tiếp thu được nền học vấn Tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình ở trường Tiêủ học. Hiện nay ở các trường Tiểu học, có không ít học sinh yếu, kém môn Toán . Hiện tượng đó do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập và cũng có thể do thầy (cô) giáo dạy chưa tốt Chứ nhất quyết không phải do việc học môn Toán (với mức độ yêu cầu của trường Tiểu học) đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt hay năng khiếu đặc biệt nào. Mỗi người giáo viên có trách nhiệm cần phải làm và có thể làm cho mọi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định. Nhưng từ đó cũng không thể suy ra rằng mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau. Trong những điều kiện sống và học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức Toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần một sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù cố gắng rất nhiều. Đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu, kém môn toán ở Tiểu Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu, kém Môn Toán ở Tiểu học Đặt vấn đề I.. Lí do chọn đề tài Đổi mới giáo dục tiểu học, với trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học không phải là việc làm riêng của một khối lớp hay của một ai đó mà là nhiệm vụ chung của cả bậc Tiểu học. Trong việc dạy học Toán (và cả các môn học khác) chúng ta phải xuất phát từ một nhận định đã được chứng minh là: Mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có thể tiếp thu được nền học vấn Tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình ở trường Tiêủ học. Hiện nay ở các trường Tiểu học, có không ít học sinh yếu, kém môn Toán . Hiện tượng đó do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập và cũng có thể do thầy (cô) giáo dạy chưa tốt… Chứ nhất quyết không phải do việc học môn Toán (với mức độ yêu cầu của trường Tiểu học) đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt hay năng khiếu đặc biệt nào. Mỗi người giáo viên có trách nhiệm cần phải làm và có thể làm cho mọi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định. Nhưng từ đó cũng không thể suy ra rằng mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau. Trong những điều kiện sống và học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức Toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần một sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù cố gắng rất nhiều. Đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán. Qua khảo sát một số lớp ở trường, tôi thấy kết quả thu được có sự khác nhau giữa lớp này và lớp khác, giữa học sinh này và học sinh khác. Cụ thể: Kết quả thi định kỳ lần 4- Năm học 2007-2008 Khối lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 3A 19 4 21,1 7 36,8 5 26,3 3 15,8 3B 20 4 20,0 6 30,0 8 40,0 2 10,0 4A 28 4 14,3 12 42,8 8 28,7 4 14,2 4B 28 7 25,0 11 35,7 7 25,0 4 14,3 Trong thực tế tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Toán vẫn tồn tại trong mọi lớp, mọi trường. Năm học 2008- 2009 toàn ngành ta tiếp tục nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, trong đó “Không để học sinh ngồi nhầm lớp” là một nội dung đặc biệt quan trọng đối với mỗi người giáo viên, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá thật chính xác kết quả của mỗi học sinh. Cùng với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” buộc chúng ta – những người đang trực tiếp giảng dạy – phải tìm mọi cách để giảm số lượng học sinh yếu, kém trong lớp. Vì vậy, chúng ta phải tập trung tìm hiểu về các học sinh yếu, kém trong đó có yếu, kém môn Toán, nhằm giúp nâng các em lên trình độ trung bình. Đó là lý do giúp tôi tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm này. II. Cơ sở khoa học 1.Cơ sở lý luận. Mọi trẻ em bình thường khi sinh ra đều mang đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm nhận thức tương đối giống nhau. Qua thời gian, các em lớn lên, trưởng thành được giáo dục, được học tập, được tiếp thu, được lĩnh hội các tri thức về khoa học, tự nhiên; về văn hoá, xã hội. Và từ đó bắt đầu có sự phân biệt: có em khá, giỏi và có em yếu, kém; lại có em yếu về Toán; có em yếu về Tiếng Việt, yếu về Lịch sử, Địa lý… Nhiệm vụ của người thầy là phải giúp các em phát triển một cách toàn diện, có sự hiểu biết đồng đều về tất cả các lĩnh vực trong đó lĩnh vực về toán học là một lĩnh vực hết sức quan trọng và cần thiết. Người thầy phải nắm được quy luật nhận thức của học sinh để từ đó tìm ra được những biện pháp dạy học thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Nội dung chương trình Toán ở tiểu học không đòi hỏi ở các em một trí thông minh nhiều mà chủ yếu đòi hỏi ở các em một phương pháp học tập đúng đắn, một thái độ tích cực tự giác. Điều đó sẽ hình thành và rèn luyện được qua sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo của người thầy. 2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, có lẽ ở bất kỳ trường nào, lớp nào, ở nông thôn hay ở thành thị, đều tồn tại học sinh yếu dù nhiều hay ít. Với điều kiện sống và học tập như nhau có học sinh học giỏi nhưng có học sinh lại học yếu. Và thực tế cũng cho thấy rằng có trường có học sinh giỏi nhiều, học sinh yếu ít nhưng có trường lại có học sinh giỏi ít, học sinh yếu nhiều. Nguyên nhân vì đâu? Có lẽ nó tuỳ thuộc khá nhiều vào sự dạy dỗ của người thầy giáo. Có người thầy giáo giúp các em tiến bộ từ yếu vươn lên trung bình, từ trung bình vươn lên khá, giỏi và cũng có một số ít thầy giáo có thể làm cho học sinh tụt xuống. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học sinh yếu, kém đang là một vấn đề bức xúc không chỉ riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội thì vấn đề dạy học của người thầy giáo lại càng phải được quan tâm, đầu tư hơn lúc nào hết. Xoá bỏ học sinh “ngồi nhầm lớp”, hạn chế tối đa học sinh yếu, kém là điều mà bất kỳ người giáo viên nào cũng luôn tâm niệm, luôn canh cánh bên mình và biện pháp để giải quyết vấn đề này nên chăng bắt đầu từ thực tế học sinh của mình, bắt đầu từ điểm đầu tiên và trải qua một quá trình lâu dài, bền bỉ. Đối với môn Toán, lại là một môn học khó, đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, tính hệ thống chặt chẽ lô gíc. Các em khó học lên nếu như không nắm vững kiến thức ở các lớp dưới. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo hãy bằng các biện pháp tối ưu của mình để giúp học sinh không bị yếu, kém về Toán ở bậc Tiểu học- bậc học nền tảng. Giải quyết vấn đề I. Tìm hiểu những biểu hiện của học sinh yếu, kém về môn Toán Sự yếu kém về môn Toán có những biểu hiện nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung học sinh yếu, kém về Toán thường có các đặc điểm sau: 1. Kiến thức, kỹ năng về Toán có nhiều lỗ hổng. Học sinh kém Toán thường được lên lớp nhưng không nắm được, hoặc không nắm vững các kiến thức, kỹ năng ở lớp dưới. Ví dụ: Học đến lớp 2 rồi mà khi cộng, trừ trong phạm vi 10 vẫn phải bấm ngón tay. Hoặc đến lớp 5 rồi mà vẫn không thuộc bảng nhân, bảng chia. 2. Khả năng tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng chậm. - Với cùng một khoảng thời gian trong khi các học sinh khác đã hiểu bài thì học sinh kém vẫn chưa hiểu; trong khi các bạn học sinh khác đã ghi nhớ được quy tắc thì học sinh kém vẫn chưa ghi nhớ được. Hoặc trong khi các học sinh khác giải được 2, 3 bài tập để luyện tập thì học sinh kém mới giải được 1 bài. - Song để hình thành được một kỹ năng nào đó, một học sinh bình thường chỉ cần giải 3- 4 bài tập cùng loại thì học sinh kém lại phải giải 6- 7 bài… 3.Phương pháp học tập chưa tốt: Cụ thể: a .Chưa học thuộc lý thuyết đã vội làm bài tập Ví dụ: Học sinh lớp 3 chưa học thuộc quy tắc: “ trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn ( ) và có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm các phép tính nhân, chia trước rồi sau đó làm các phép tính cộng, trừ” nên các em thường cứ thực hiện các phép tính trong một biểu thức từ trái sang phải 2+ 3 x 4 = 5 x 4 = 20 ( Sai) b. Chưa đọc kỹ đề Toán để phân biệt cái đã cho và cái phải tìm đã vội bắt tay vào giải. Ví dụ: Khi gặp bài toán giải toán có lời văn ( Lớp 3): “ Lan có 15 cái kẹo . Minh có nhiều hơn Lan 6 cái kẹo. Hỏi cả 2 bạn có bao nhiêu cái kẹo?” Các em thường không đọc kỹ câu hỏi mà chỉ đọc lướt qua các dữ kiện, thấy câu: “ Minh có nhiều hơn Lan 6 cái kẹo” là vội cầm bút giải luôn. Giải: Số kẹo của Minh là: 15 + 6 = 21 ( cái) Đáp số: 21 cái kẹo ( Sai ) c. Không chịu thử lại sau khi làm tính, giải toán; luôn tẩy xoá trong bài làm, bài kiểm tra. Ví dụ: Sau khi giải bài tập ( lớp 2). Tìm X: 30- X = 16 X= 16 +30 X= 46 (sai) Các em thường không chịu thay x= 46 vào đầu bài để thử 30 - 46 = 16 (!).Do đó không biết là mình làm sai d. Không chịu làm ra nháp hoặc làm bài nháp cẩu thả Ví dụ: Lúc đặt tính công, trừ thì không viết các chữ số cùng hàng đơn vị thẳng cột. Hoặc khi bỏ và dời dấu phẩy trong phép chia cho số thập phân thì tẩy xoá khiến dễ bị lẫn lộn. Trên giấy nháp các phép tính viết chen chúc, gây ra sự lộn xộn, nhầm lẫn. 4.Năng lực tư duy yếu. a. Tư duy thiếu linh hoạt. - Từ việc lĩnh hội một tính chất chung nào đó, học sinh yếu, kém khó có thể tìm được thí dụ minh hoạ hoặc từ một thí dụ cụ thể khó phát hiện ra cái chung. Ví dụ: + Từ quy tắc: “ Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3”, các em sẽ rất lúng túng khi nêu các ví dụ minh họa. + Ngược lại, từ các ví dụ: 369 chia hết cho 9; 1449 chia hết cho 9; 207 chia hết cho 9…. Học sinh khó có thể rút ra được nhận xét chung: “ Một số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của nó chia hết cho 9”. - Các em gặp khó khăn khi phải chuyển từ hình thức, thao tác tư duy này sang hình thức tư duy khác. Ví dụ: Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn phân tích một bài toán, các học sinh khác thấy ngay được trình tự giải là đi ngược lại quá trình phân tích nhưng các học sinh yếu, kém thường lúng túng không móc nối được hai quá trình phân tích và tổng hợp, vì thế không biết phải bắt đầu giải từ đâu. - Các em bị buộc chặt vào lời giảng của giáo viên, các em thường thay thế việc nắm một cách tự giác nội dung kiến thức bằng việc tiếp thu kiến thức nhiều khi không đầy đủ. Ví dụ: Khi thấy giáo viên nêu quy tắc tính diện tích tam giác là: “Muốn tính diện tích tam giác ta lấy đáy nhân với chiều cao rồi chia đôi”, thì lại hoang mang, lúng túng khi gặp quy tắc “ Diện tích tam giác bằng một nữa tích của đáy và chiều cao”. - Suy luận của học sinh yếu, kém thường máy móc, hay dựa vào tương tự, căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài. Suy luận thường là những khẳng định không có căn cứ. Ví dụ: Các em thấy: 1km = 1000m Suy ra: 1km2 = 1000 m2 ( sai) Hoặc khi so sánh 2 số thập phân: 9,27 và 34 thì các em thấy rằng: 9,27 > 34 và giải thích 9,27 có nhiều chữ số hơn. ( Sai) - Đặc biệt trong giải toán, tư duy thiếu linh hoạt ở học sinh yếu, kém thể hiện rất rõ. Trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được vào bài tâp bằng “ bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng thường sai lầm khi tính toán. Khi giải các bài tập mới, các em thường giải bằng cách tái hiện, có khi không đầy đủ, những cách giải đã được luyện tập máy móc nhiều lần, khi hỏi về lý lẽ các em không trả lời được. Ví dụ: Khi giải toán ( lớp 2), hễ cứ thấy trong đề toán có từ “ nhiều hơn” là dùng phép cộng. Do đó các em thường giải bài toán như : “ Lan có 12 quyển vở. Lan có nhiều hơn Hồng 7 quyển vở. Hỏi Hồng có mấy quyển vở” như sau: Giải: Số vở của Hồng là: 12 + 7 = 19 ( quyển) Đáp số: 19 quyển vở ( sai) b. Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. Đối với những học sinh yếu, kém toán: + Khi phân tích các em thường khó phân biệt dấu hiệu bản chất và không bản chất. + Khi tổng hợp thường dựa vào các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài. + Khả năng phân tích và tổng hợp kém và phát triển không đồng đều nên có khi phân tích được nhưng không biết tổng hợp. + Khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá đều chậm. Các em luôn cảm thấy khó khăn khi mất chỗ dựa cụ thể. Ví dụ: Khi giáo viên hỏi: “ Hai cạnh AB và AC của tam giác ABC cắt nhau ở điểm nào?” thì các em bị lúng túng nếu giáo viên chưa kéo dài 2 cạnh đó ra vì đối với các em này thì trường hợp a mới là cắt nhau còn trường hợp b ( hình vẽ ) thì chưa thể coi là cắt nhau được. A A ( a ) ( b) c. Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh yếu, kém cũng gặp khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ toán học ( thuật ngữ, ký hiệu) lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Ví dụ: Viết số “ mười ba” là 103. Hoặc nói “ chia cho số có hai chữ số” là “ chia cho 2 số”. Hay lẫn lộn “ hơn 3 đơn vị” với “ gấp 3 lần”. 5. Biểu hiện bề ngoài của học sinh yếu, kém môn Toán là thái độ thờ ơ đối với học tâp, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài tập; thái độ trong lớp thụ động. Ví dụ: Khi làm Toán hoặc trả lời các em thường đưa mắt theo dõi nét mặt của thầy cô. Hễ thấy thầy, cô cau mày là sợ rằng mình sai không dám làm tiếp. 6. Biểu hiện rõ thấy nhất của một học sinh yếu, kém về Toán là kết quả học Toán thường xuyên dưới trung bình. Trong các bài kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ mà liên tục bị dưới 5 điểm là chứng tỏ học sinh đó bị yếu, kém về môn Toán. II. Nguyên nhân học kém toán của học sinh. Các biểu hiện nêu trên cũng là 5 nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng học yếu, kém môn Toán của học sinh. Ngoài 5 nguyên nhân ấy, theo tôi còn có các nguyên nhân khách quan sau: Về phía giáo viên a. Còn một số giáo viên chưa nắm thật vững những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng bài dạy. Việc giảng dạy mang tính chất dàn trải, không nêu bật được trọng tâm, đôi lúc còn mở rộng nâng cao kiến thức một cách tuỳ tiện. Ví dụ: Khi dạy bài “ Hình vuông” ở lớp 1 thì yêu cầu học sinh ghi nhớ: “ Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau” .Điều đó chưa phù hợp với học sinh lớp 1. b. Còn 1 số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Ví dụ: Khi học sinh yếu, kém không hiểu được đề toán thì có giáo viên không biết cách dùng sơ đồ, hình vẽ… để giúp đỡ các em mà cứ giảng đi giảng lại theo một kiểu khiến cho trẻ thêm rối trí. c. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu, kém không theo kịp. Có nhiều giáo viên bám quá chặt vào phân phối chương trình, bất kể học sinh có hiểu bài hay không, bất kể bài dài hay ngắn, khó hay dễ, cứ dạy y hệt theo số tiết đã quy định. Về phía phụ huynh học sinh. Còn một số phụ huynh học sinh: a. Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con cái: phó mặc mọi việc cho nhà trường. b. Một số phụ huynh học sinh tuy rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm. Chẳng hạn khi học sinh không giải được bài tập thì lập tức làm hộ, trong khi đáng lẽ ra phải cố gắng gợi ý để các em tự làm. Hoặc khi thấy con em học tập sa sút thì mắng chửi, đánh đập làm cho các em tự ti, nhụt chí… c. Một số phụ huynh do không nắm được cách giải toán ở bậc tiểu học nên đã hướng dẫn con em giải toán theo cách ở trung học, khiến cho trẻ không hiểu được, phản đối và thiếu tin tưởng. Ví dụ: Khi giúp các em giải Tìm X ( Lớp 2) X – 7 = 14 Có phụ huynh bảo con “ chuyển vế đổi dấu” – 7 ở vế trái nay chuyển sang vế phải thì đổi thành + 7; do đó: X = 14 + 7 = 21 d. Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống tình cảm khiến trẻ không thể chú tâm vào học tập. Ngoài ra có một số học sinh kém là vì sức khoẻ yếu, bệnh tật nhiều hay phải nghỉ học. 3. Về phía công tác quản lý. Trong những năm qua, thực sự chưa chú ý đúng mức đến vấn đề học sinh kém trong công tác chỉ đạo chuyên môn, trong thi cử chưa thật sự nghiêm túc, đôi lúc còn có hiện tượng học sinh yếu quay cóp bài của học sinh khá, giỏi. III. Các biện pháp để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém toán. 1. Các biện pháp chung. a. Điều quan trọng đầu tiên là giáo viên cần theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập( trên lớp, làm bài tập, kết quả kiểm tra…) của học sinh trong lớp, sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập. Và đi sâu tìm hiểu cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân đưa đến tình hình đó đối với từng em. Phân loại học sinh yếu, kém theo những nguyên nhân chủ yếu như: - Sự phát triển trí tuệ chậm - Kiến thức không vững chắc, nhiều lỗ hổng - Thái độ học tập không đúng - Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn… Từ đó có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. Việc này cần làm trong suốt năm, trong quá trình đó cần có sự điều chỉnh học sinh theo nhóm trình độ, phù hợp với kế hoạch giúp đỡ. b. Giáo viên cần tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, xoáy sâu vào các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần lên. Không nôn nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó, và những định kiến, thiếu tin tưởng vào tiến bộ của học sinh. - Khi giảng dạy cần theo dõi sự chú ý của học sinh yếu, kém; kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, hiểu các thuật ngữ, cách suy luận của các em. Phần hướng dẫn bài tập cần làm cụ thể hơn đối với học sinh này. Phần hướng dẫn học bài ở nhà nên có thêm một số câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kỹ… - Mọi nhiệm vụ được giao cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải cần được phân tích và sữa chữa ( nếu cần thì giáo viên nên làm việc riêng với học sinh). Khuyến khích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả ( dù khiêm tốn). Đồng thời vẫn phải phân tích, phê bình đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng cần tránh thái độ, lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh. c. Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức… d. Tổ chức kèm cặp, phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định. Trong các buổi này, nội dung chủ yếu là: + Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu cần thì ôn tập, củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn + Kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về nhà, làm bài tập và học bài ở nhà. + Chữa kỹ một số bài tập, có phân tích cụ thể các sai lầm và hướng dẫn phương pháp giải để các em nắm vững. + Nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu được hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. + Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, làm bài tập, việc tự học ở nhà. e. Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà. 2. Phương hướng giúp đỡ học sinh yếu, kém: Nội dung giúp đỡ học sinh yếu, kém nên nhằm vào các phương hướng sau: a. Tạo điểm khởi đầu, tạo tiền đề xuất phát. Trong một tiết học để việc học tập có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của học sinh. Thế nhưng đối với các em yếu, kém thì nhiều khi chưa có đủ tiền đề này. Vì thế một trong những nội dung giúp đỡ học sinh yếu, kém là phải giúp các em tạo tiền đề xuất phát cho những tiết lên lớp. Tiền đề xuất phát ở đây muốn nói tới trình độ, tới những điều kiện của học sinh`tại điểm xuất phát của một quá trình dạy học. Những điều kiện này rất đa dạng chúng không chỉ bao gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà cần cả thái độ, hành vi, thói quen, niềm tin cùng những đặc điểm nhân cách khác nữa. + Trong dạy học, giáo viên cần căn cứ vào những điều kiện có sẵn và tạo nên những tiền đề xuất phát cần thiết để đạt được những mục đích đặt ra. Cụ thể, giáo viên cần phải tạo ra được những tiền đề xuất phát sau: - Những tiền đề chung: như kỹ năng đọc và hiểu Tiếng Việt; tinh thần thái độ học tập; ý thức tổ chức kỷ luật… Đó là những phẩm chất nhân cách chung không phải của riêng nội dung đó và thậm chí cũng không phải là đặc thù của môn Toán. -Những tiền đề toán học: Đó là những điều kiện cần thiết, điển hình của đối với môn Toán nhưng không phải là đặc thù của nội dung đang xét như năng lực tư duy, thái độ đối với môn Toán… - Những tiền đề đặc thù: Đó là những điều kiện về kiến thức, kỹ năng đặc thù đối với nội dung đang xét. Việc tạo tiền đề xuất phát thường được tiến hành theo quy trình sau: + Trước hết bản thân giáo viên phải nắm vững nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có trong những tiền đề xuất phát. Muốn vậy điều quan trọng là cần phải nghiên cứu sâu sắc những tài liệu chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng… hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK, SGV… + Giáo viên cần biết những kiến thức, kỹ năng cần thiết đã có sẵn ở các học sinh yếu, kém tới mức nào. Điều này có thể thực hiện qua quá trình theo dõi từ trước, hoặc bằng biện pháp kiểm tra + Cho tái hiện những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc tái hiện có thể thực hiện theo 2 cách: Cách 1: Giáo viên cho học sinh ôn tập trước khi dạy nội dung mới( tái hiện tường minh ). Cách 2: Tái hiện những kiến thức, kỹ năng cần thiết ở những lúc thích hợp trong mối liên quan với từng nội dung mới chứ không thành một khâu tách biệt ( tái hiện ẩn tàng). Tuy nhiên trong 2 cách đó nên dùng nhiều hình thức thứ nhất, tức là nói rõ kiến thức, kỹ năng cần ôn luyện là nhằm chuẩn bị cho việc học nội dung nào trong buổi học chính khoá sắp tới. Làm như vậy để tăng cường hiệu quả hướng đích và gợi động cơ, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với bài học. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chu vi hình tam giác- chu vi hình tứ giác” ở lớp 2. Giáo viên cần giúp học sinh có một số tiền đề xuất phát đó là: + Biết tính thành thạo, chính xác độ dài đường gấp khúc + Nắm được hình tam giác có 3 cạnh, hình tứ giác có 4 cạnh. Trước khi dạy bài mới: “ Tính chu vi hình tam giác- chu vi hình tứ giác” giáo viên cần biết được những kiến thức, kỹ năng về cách tính độ dài đường gấp khúc, về đặc điểm của hình tam giác, hình tứ giác học sinh đã đạt đến mức nào? Đồng thời giáo viên cần cho học sinh ôn tập lại những kiến thức, kỹ năng đó thông qua một số bài tập và cho học sinh biết chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào việc tính chu vi tam giác, tứ giác. Tóm lại: Tạo tiền đề xuất phát là một điều kiện quy định thành công của việc dạy học toán cho học sinh yếu, kém. Bằng cách tái hiện thích hợp, giáo viên cần chú ý thiết lập cả những tiền đề chung, những tiền đề toán học lẫn tri thức, kỹ năng đặc thù cho chủ đề cần dạy. b. Lấp lỗ hổng kiến thức. Như mọi người đều biết, kiến thức có “ lỗ hổng” là một bệnh phổ biến của học sinh yếu, kém toán. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, nhưng chỉ để phục vụ cho một nội dung sắp học. Trong quy trình dạy học trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Những “ lỗ hổng” nào điển hình đối với học sinh yếu, kém mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì giáo viên nên có kế hoạch tiếp tục giải quyết riêng trong nhóm học sinh yếu, kém. Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên cũng cần tập cho các em, kể cả những học sinh yếu, kém có ý thức tự phát hiện những “ lỗ hổng” của bản thân mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự lấp những “ lỗ hổng” đó. c.Luyện tập vừa sức học sinh yếu, kém. Đối với học sinh yếu, kém giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức. Do đó, khi hướng dẫn học sinh luyện tập cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau: - Đảm bảo học sinh hiểu đề bài: Học sinh yếu, kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên: Không hiểu bài toán nói gì, do đó không thể tiếp tục quy trình giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó. - Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ. Để hiểu một kiến thức, rèn một kỹ năng nào đó, học sinh yếu, kém cần giải những bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá, giỏi và trung bình. Phần gia tăng này được thực hiện trong những tiết làm việc riêng với nhóm học sinh yếu, kém toán. Ví dụ: ở lớp 2 giáo viên có thể ra cho học sinh yếu, kém rất nhiều bài tập tìm X có dạng: x + a = b hoặc a +x = b; x – a = b; a- x = b mà không sợ “ nhàm” như trường hợp học sinh khá, giỏi. Bởi học sinh càng được làm nhiều bài như thế thì các em mới nắm vững cách tìm các thành phần chưa biết trong một phép tính. - Sử dụng những mạch bài tập phân bậc: Việc sử dụng những mạch bài tập phân bậc trong dạy học toán nói chung là đáng khuyến khích. Đối với học sinh yếu, kém sự phân bậc nên cụ thể hơn so với trình độ chung, tức là khoảng cách giữa mức độ khó của 2 bậc ( tức hai nhiệm vụ) liên tiếp không nên quá xa, quá cao. Ví dụ: Khi học về độ dài đường gấp khúc ( lớp 2) đối với học sinh yếu, kém ta có thể phân bậc như sau: Bậc 1: Tính độ dài đường gấp khúc ABC có đoạn AB = 2 cm, BC = 3 cm ( kèm theo hình vẽ). Bậc 2: Tính độ dài đường gấp khúc MNP có đoạn MN = 24 cm; NP = 13 cm. Bậc 3: Tính độ dài đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng. Đoạn thứ nhất dài16 dm, đoạn thứ hai dài 21 dm Bậc 4: - Vẽ đường gấp khúc ABC có 2 đoạn thẳng, đoạn AB = 6 cm; đoạn BC = 4cm. - Tính độ dài đường gấp khúc đó. Bậc 5: Tính độ dài đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng Bậc 6: Tính độ dài đường gấp khúc gồm 2 ( hoặc 3) đoạn thẳng mà độ dài các đoạn thẳng có đơn vị đo khác nhau. Bậc 7: Tính độ dài đường gấp khúc có 2 ( hoặc 3) đoạn thẳng mà độ dài các đoạn thẳng bằng nhau ( Tính bằng phép nhân) Qua đó ta có thể hình dung rằng nhiều bậc của học sinh yếu, kém có thể gộp lại thành một bậc cho trình độ trung bình hoặc khá, giỏi. Trong quá trình học tập, được bước theo những “ nấc thang” vừa với sức mình, học sinh kém sẽ đỡ bị “ hụt hẫng” đỡ bị “ngã”. Nhờ đó các em có nhiều khả năng leo hết các nấc thang dành cho các em để chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mà chương trình yêu cầu. Những nấc đầu dù có thấp, những bước chuyển bậc dù có ngắn nhưng khi học sinh thành công sẽ tạo nên một yếu tố tâm lý cực kỳ quan trọng: Các em sẽ tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu, kém. Mặt khác, đối với học sinh yếu, kém chỉ nên cho các em giải những bài tập thuộc dạng cơ bản, tránh ra thêm cho các em những dạng bài tập mới có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức. Ví dụ: Khi học “ Tìm số bị trừ” ( Lớp 2) Giáo viên chỉ nên

File đính kèm:

  • docgiao an giao luu giao vien gioi toan quoc.doc