Kinh nghiệm giảng dạy phần và tiết luyện tập Ngữ văn 7 theo phương pháp dạy và học tích cực

- Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học đặc biệt là tiết luyện tập trong nhà trường, đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên đứng lớp.

- Nhằm đáp ứng một phần hiểu biết về phương pháp dạy tiết luyện tập góp một phần nhở vào việc đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói chung.

- Phương pháp dạy phần và tiết luyện tập cũng là môn khoa học. Về nội dung, nó là tiết tổng hợp kiến thức của từng phần trong các dạng bài của chương trình. Vì thế đòi hỏi giáo viên cần phải có phương pháp dạy riêng để học sinh hiểu và phù hợp theo phương pháp mới.

- Là giáo viên trẻ, tôi thấy mình có cần có nhiệm vụ nghiên cứu chỉ ra biện pháp thích hợp, tránh lối dạy dàn trải, đem lại hiệu quả thấp cho học sinh.

- Theo tôi, “Luyện tập” là tiết dạy khó nên tôi tìm cho mình một phương pháp riêng. Để dạy tiết luyện tập thành công, đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức, tổng hợp mọi tình huống và tổ chức cho học sinh học theo hướng học tập tích cực. Qua tiết luyện luyện tập học sinh hình thành được phương pháp giải một dạng bài tập và đọng lại torng các em những kiến thức đã học trước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy phần và tiết luyện tập Ngữ văn 7 theo phương pháp dạy và học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY PHẦN VÀ TIẾT LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 7 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC ˜™ MỞ ĐẦU Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học đặc biệt là tiết luyện tập trong nhà trường, đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên đứng lớp. Nhằm đáp ứng một phần hiểu biết về phương pháp dạy tiết luyện tập góp một phần nhở vào việc đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói chung. Phương pháp dạy phần và tiết luyện tập cũng là môn khoa học. Về nội dung, nó là tiết tổng hợp kiến thức của từng phần trong các dạng bài của chương trình. Vì thế đòi hỏi giáo viên cần phải có phương pháp dạy riêng để học sinh hiểu và phù hợp theo phương pháp mới. Là giáo viên trẻ, tôi thấy mình có cần có nhiệm vụ nghiên cứu chỉ ra biện pháp thích hợp, tránh lối dạy dàn trải, đem lại hiệu quả thấp cho học sinh. Theo tôi, “Luyện tập” là tiết dạy khó nên tôi tìm cho mình một phương pháp riêng. Để dạy tiết luyện tập thành công, đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức, tổng hợp mọi tình huống và tổ chức cho học sinh học theo hướng học tập tích cực. Qua tiết luyện luyện tập học sinh hình thành được phương pháp giải một dạng bài tập và đọng lại torng các em những kiến thức đã học trước. I. Nguyên nhân và mục đích: Giáo dục đã đổi mới, nội dung và phương pháp dạy học theo xu hướng tích cực hóa. Hướng học sinh vào thực hành giao tiếp. Vì thế theo tôi, tiết luyện tập cần được chú trọng hơn. Vấn đề được đặt ra cho tôi khi bắt đầu vào nghề là phải làm thế nào để dạy tốt tiết luyện tập. Để các em hiểu lý thuyết bài học và vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tế. Đối với tôi, đây là một việc làm không dễ. Tôi nghĩ rằng, giáo viên cần phải có một phương pháp riêng cho từng kiểu bài tập. Chính những vấn đề trên nên tôi suy nghĩ và mạnh dạn tìm hướng đi, phương pháp dạy học riêng cho tiết luyện tập. II. Tình hình và thực trạng: 1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được nghe báo cáo kinh nghiệm của các giáo viên dạy giỏi. - Trực tiếp dực giờ, nghe rút kinh nghiệm của các bậc thầy cô đi trước và các bạn đồng nghiệp. - Ngoài ra tôi còn tham kho\ảo thêm một số sách về phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ văn ở Trường Trung học cơ sở. - Vì là giáo viên trẻ nên tôi còn được rất nhiều sự vận động quan tâm của phụ huynh học sinh. Các phụ huynh quan tâm nhắc nhở đến con em mình học tập tốt, tích cực phát biểu trong giờ học. - Các học sinh khối 7 năm học này là những học sinh tôi đã có dạy và tiếp xúc các em ở lớp 6 nên sự gần gũi và gắn bó với các em không ít. Các em cũng tỏ ra rất cố gắng trong học tập. 2. Khó khăn: - Việc đổi mới về nội dung và phương pháp tích hợp rất hay nhưng là giáo viên trẻ tôi còn lúng túng bỡ ngỡ trong khi thiết kế giáo án, đặc biệt là còn theo một khuôn mẫu, bản thân chưa dám mạnh dạn áp dụng những cách riêng trong giảng dạy. - Trình độ của các học sinh không đồng đều (số học sinh yếu còn nhiều) ảnh hưởng đến việc dạy và học. - Các em còn nhúc nhát trong việc thực hành theo nhóm, theo tổ, theo đôi bạn. - Cái nhìn của xã hội về môn Ngữ văn chưa được chú trọng trong thời buổi kinh tế thị trường. Do đó các em học môn Ngữ văn qua loa, đại khái. - Trong chương trình, các tiết luyện tập còn hạn chế. NỘI DUNG v Các bước thực hiện: Bước 1:Thống kê - Phân loại - Trước tiên tôi làm công việc thống kế các phần và các tiết luyện tập và phân loại chúng theo từng dạng bài tập cụ thể. - Trong chương trình Ngữ văn 7, sau mỗi văn bản, mỗi phần lý thuyết Tiếng Việt đều có phần luyện tập. Ngoài ra còn có 11 tiết luyện tập dành cho phần Tập làm văn và Tiếng Việt. Ta có thể chia ra thành các dạng bài tập như sau: a/ Luyện tập sau khi học xong một văn bản: Gồm các dạng thường gặp: + Nhận xét + Nêu ý kiến riêng + Dựng đoạn văn + Sưu tầm. b/ Luyện tập sau phần học lý thuyết Tiếng Việt và các tiết luyện tập Tiếng Việt: Gồm các dạng thường gặp: + Bài tập nhận diện + Bài tập chuyển đổi + Bài tập sáng tạo c/ Luyện tập sau phần học lý thuyết Tập làm văn và các tiết luyện tập Tập làm văn: Gồm các dạng thường gặp: + Phân tích mẫu + Thực hành xen kẽ với lý thuyết + Luyện nói 2. Bước 2: Chuẩn bị - Tiết luyện tập, thực hành đóng vai trò quan trọng, quyết định việc nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng nói, viết nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt đúng câu, đủ ý.Vì thế trong tiết học, tôi rất cẩn trọng với bước dặn dò, bước này không thể sơ sài được. Tôi cho các em những câu hỏi phụ hoặc ra trước đề bài đối với tiết “Luyện nói”, để khi về nhà các em có thời gian chuẩn bị. Đồng thời tôi phân công cho các em chuẩn bị bài mới theo tổ, nhóm. Bên cạnh đó tôi còn cho các em xếp bàn theo nhóm để các em dễ dàng thảo luận. 3. Bước 3: Lên lớp a/ Đối với phần luyện tập sau khi học xong một văn bản: - Sau khi các em học xong một văn bản tác phẩm văn học, mỗi cá nhân của các em đều có cảm nhận riêng. Vì thế khi thực hành phần luyện tập đa số tôi cho các em làm vào phiếu học tập. - Dựa vào phần thống kê từ đầu, nếu yêu cầu bài tập rơi vào dạng nhận xét, nêu ý kiến riêng bằng cách dựng đoạn về tác phẩm văn học thì hướng dẫn các cho các em làm theo cá nhân và ghi vào phiếu học tập. Nếu yêu cầu luyện tập rơi vào dạng sưu tầm thì phân công theo nhóm. Có thể cho các em về nhà hoặc có thể cho các em thực hiện ngay trên lớp. - Ngoài ra, tùy vào trường hợp, tôi cho các em chơi những trò chơi góp sức, các nhóm sẽ thi nhau trình những đáp án của mình. Đây cũng là dịp để các em co thể phát huy tính tích cực, rèn luyện cho các em thêm dạn dĩ. b/ Đối với phần luyện tập và tiết luyện tập Tiếng Việt: - Học sinh thực hiện tốt được phần, tiết luyện tập này chứng tỏ các em đã nắm được cơ bản lý thuyết mà các em đã học trước đó. w Bài tập nhận diện: Đây là dạng bài tập thấp nhất giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Để học sinh thực hành tốt, tôi cho các em nhận diện và phân tích theo cá nhân. * Ví dụ: Yêu cầu: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây: - Chị em như chuối nhiều tàu, Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời Số cô chẳng giàu thì nghèo, Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Bài tập này các em thực hiện cá nhân, một học sinh được gọi lên sẽ trình bày đáp án của mình. Đối với phần ôn tập cho bài tập dạng trên, tôi vẽ sẵn sơ đồ khung vào bảng phụ và cho cá nhân các em lần lượt lên điền vào. Ví dụ: Yêu cầu: Gồm có mấy loại từ láy ? Kể ra và cho ví dụ. Học sinh sẽ điền vào sơ đồ khung như sau: Từ láy (Hình thức này thường dùng để ôn tập chuẩn bị vào kiểm tra một tiết hoặc cuối học kỳ) w Bài tập chuyển đổi: Ở dạng bài tập này thường là chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào đó về thành phần cấu tạo, trật tự sắp xếp. Ví dụ: Yêu cầu: Thay các quen hệ từ dùng sai sau đây thành những quan hệ từ thích hợp. - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng. - Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bên được. Để thực hiện dạng bài tập này, tôi cho học sinh làm bài tập theo nhóm. Sau đó đại diện nhóm sẽ trình bày. (Các nhóm được phân sẵn từ đầu năm học, các em sẽ luân phiên nhau làm nhóm trưởng và thư ký. Để kích thích hưng phấn học tập của các em, tôi lồng vào đấy phần thi đua giữa các nhóm. Sau khi trình bày kết quả, giáo viên sẽ chấm điểm nhưng kh6ong lấy điểm chính thức vào sổ mà nhóm nào làm bài tốt sẽ đạt điểm cộng. Như vậy 5 lần đạt điểm cộng thì các em sẽ đạt một cột điểm 10. Có như thế, các em sẽ phấn đấu nhiều hơn trong tiết, phần luyện tập. w Bài tập dạng sáng tạo: - Bài tập này thường là yêu cầu học sinh mình tạo ra sản phẩm ngôn ngữ. Ví dụ: Yêu cầu: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó. - Tôi cho học sinh thực hiện cá nhân để rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, phương thức diễn đạt. Các em sẽ làm vào phiếu học tập và gọi 2->3 học sinh lên bảng trình bày. Sau đó giáo sửa và thu các phiếu học tập về nhà chấm. c/ Đối với luyện tập sau phần học lý thuyết Tập làm văn và các tiết luyện tập Tập làm văn: - Ở phần Tập làm văn theo tôi đây là phần luyện tập hay nhất đó là luyện nói. - Giáo viên cho các em chủ đề trước. Các em sẽ chuẩn bị theo nhóm trước, 1->3 ngày. - Khi luyện nói, tôi cho các em lần lượt trình bày các ý mà các em đã chuẩn bị. - Nhóm này trình bày thì nhóm khác nhận xét và ngược lại. - Nếu gặp dạng bài phân tích mẫu: Ví dụ: Yêu cầu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi ! Sao mẹ đi lâu thế ? Mãi không về ! Ngưới ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chừi cả mẹ nữa ! Mẹ xa con, mẹ có biết không ? (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? - Vì đây là chính là vấn đề trực quan ngôn ngữ dựa vào mẫu, giáo viên diễn dắt học sinh nắm phương phân tích phong cách vận dụng vào việc xây dựng bài viết. - Nếu gặp dạng bài thực hành xen kẽ với lý thyết: dạng bài tập này mang tính tổng hợp, vừa luyện vừa ôn. Tôi cho các em thực hành ngay sau khi học lý thuyết. C. PHẦN KẾT * Kết quả đạt được: Bắt đầu học kỳ 2 năm học 2005 – 2006 tôi áp dụng nhiều lần cách luyện tập mà tôi đã trình ở trên đến cuối học kỳ đạt được kết quả như sau: (Môn Ngữ Văn) Tổng số học sinh Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 35 04 10 15 06 Tỉ lệ 11,4% 28,6 % 42,9% 17,1% Cuối năm 35 06 14 13 02 Tỉ lệ 17,14% 40% 37,14% 5,72% Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu thử nghiệm. Tôi nghĩ rằng trong những năm gần đây cần phải có hướng giảng dạy tốt hơn nữa. Vì trong giai đoạn hiện nay, việc tìm ra các biện pháp dạy học theo hướng tích hợp là cần thiết trong công tác giảng dạy ở Trường THCS. Qua những gì mà tôi trình trên đây đó chỉ là một chút ít mà tôi học được từ rất nhiều Thầy, cô đi trước và các đồng nghiệp của tôi. Có một điều mà tôi thấy cần thiết trong giảng dạy Ngữ văn 7 nói riêng và Ngữ văn ở Trường THCs nói chung là: “Dạy văn ngoài việc giảng sâu, bình thấu mà còn phải phân loại các dạng bài và để cho các em thực hành, chính các em chủ động, để các em nói. Có như thế bài học sẽ dễ khắc sâu vào tâm trí các em hơn. Trên đây là một tổng kết kinh nghiệm nhỏ mà tôi thực hiện sau 1 năm giảng dạy. Tôi hy vọng kinh nghiệm này góp một phần nhỏ vào việc dạy và học hiện nay. Từ đó bắt kịp được tình hình đổi mới phương pháp và nội dung theo kiểu hiện đại hóa giáo dục. Tôi rất mong được quí Thầy, cô đi trước cùng các đồng nghiệp chia sẻ. Chân thành cảm ơn ! Bình Hòa Phước , ngày 12 tháng 11 năm 2006 Người viết Trương Thị Thùy Trinh DUYỆT CỦA TỔ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LONG HỒ

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc