Câu 1: (3,0 điểm)
Tại sao lại có sự tuần hoàn nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng nước có bị hao hụt đi không?
- Do lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều nhất trong các đại dương và dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời nên nước dễ dàng bay hơi. (1,0đ)
- Hơi nước từ các đại dương bốc lên và vận động không ngừng tạo nên các vòng quay liên tục. Tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. (1,0đ)
- Theo tính toán của các nhà thủy văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái Đất, nước chỉ thayđổi trạng thái chứ không bị hao hụt. (1,0đ)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011 - 2012 môn: Địa lí - Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2011-2012
Đề chính thức
Môn: Địa lí - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày: 24/9/2011
________________
HƯỚNG DẪN CHẤM
----------------------
Câu 1: (3,0 điểm)
Tại sao lại có sự tuần hoàn nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng nước có bị hao hụt đi không?
Do lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều nhất trong các đại dương và dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời nên nước dễ dàng bay hơi. (1,0đ)
Hơi nước từ các đại dương bốc lên và vận động không ngừng tạo nên các vòng quay liên tục. Tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. (1,0đ)
Theo tính toán của các nhà thủy văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái Đất, nước chỉ thayđổi trạng thái chứ không bị hao hụt. (1,0đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
Trình bày khái niệm công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nêu tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
*Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển mạnh ngành công nghiệp. Đưa nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động thủ công năng suất thấp thấp thành nền kinh tế sản xuất bằng máy móc có năng suất cao. (0,75đ)
*Đô thị hóa: là quá trình kinh tế - xã hội, biển hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, tập trung dân cư trong các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. (0,75đ)
* Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp hóa thúc đẩy kinh tế phát triển vì: cung cấp máy móc nhằm giải phóng sức lao động, tăng năng suất. (0,25đ)
- Công nghiệp hóa sẽ củng cố quốc phòng. (0,25đ)
- Công nghiệp hóa nâng cao đời sống văn minh xã hội. (0,25đ)
- Đô thị hóa là một quá trình tiến bộ nếu xuất phát từ công nghiệp hóa. (0,25đ)
- Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ dẫn đến các hậu quả: thất nghiệp, sức ép nhà ở, sự quá tải của cơ sở vật chất kĩ thật, ảnh hưởng đến môi trường (0,5đ)
Câu 3: (2,0 điểm)
Nước ta có những thời cơ và thách thức nào trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
* Thời cơ: (1,0đ)
- Mở rộng thị trường.
- Thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
- Tiếp nhận các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thách thức: (1,0đ)
- Đặt nước ta vào thế cạnh tranh khốc liệt.
- Ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường.
- Dễ bị ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của nước ta.
- Ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính.
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Em hãy:
Kể tên các đảo và quần đảo lớn của nước ta.
Nêu ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta.
Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. (2,0đ)
Các đảo và quần đảo xa bờ (0.5đ)
+ Hoàng Sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng)
+ Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa)
Các đảo gần bờ.
* Các đảo, quần đảo ven bờ Bắc Bộ: (0.5đ)
+ Quần đảo Cô Tô, đảo Cái Bầu (Quảng Ninh)
+ Đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng)
* Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung (0,5đ)
+ Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
+ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
+ Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
* Các đảo ven bờ Nam Bộ (0,5đ)
+ Quần đảo Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu)
+ Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta. (2,0đ)
Về kinh tế - xã hội (1,0đ)
+ Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với đánh việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển công nghiệp chế biến hải sản. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân huyện đảo.
+ Giao thông vận tải biển.
+ Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch: Bái Tử Long, Phú Quốc
Về an ninh, quốc phòng (1,0đ)
+ Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
+ Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
Câu 5: (2,0 điểm)
Ở nước ta tại sao lại có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam?
Ở nước ta có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam là vì:
- Càng vào Nam, càng gần xích đạo sẽ nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn hơn do có góc chiếu Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách nhau dài hơn. (1,0đ)
- Ở miền Bắc gần chí tuyến hơn, có góc nhập xạ nhỏ hơn, khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn, đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ rất thấp vào mùa đông. (1,0đ)
Câu 6: (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước. (1,25đ)
Năm 2005: 27,1%
Năm 2006: 27,66%
Năm 2007: 28,2%
Năm 2008: 28,99%
Năm 2009: 29,74%
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường) (1,75đ)
Yêu cầu đẹp, sạch sẽ, chính xác về số liệu trên biểu đồ và có chú giải.
* Nhận xét (1,5)
Dân số tăng liên tục từ năm 2005 đến 2009 (dẫn chứng)
Số dân thành thị cũng tăng đều mỗi năm từ 2005 – 2009 (dẫn chứng)
Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần (dẫn chứng)
*Giải thích (1,5đ)
- Do dân số đông nên tuy tốc độ tăng dân số có giảm nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh.
- Do kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng liên tục.
- Tốc độ tăng dân số giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
--- HẾT ---
File đính kèm:
- DiaLy_CT_HDCham.doc