Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs năm học 2007 – 2008 môn : Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)

Quan sát hình vẽ bên hãy:

 - Xác định vị trí hai miền cực.

 - Hai ngày 22/6 và 22/12 ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thế nào?

 Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs năm học 2007 – 2008 môn : Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs năm học 2007 – 2008 môn : địa lý Thời gian: 150 phút(Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/3/2008 Đề thi gồm 01 trang Câu 1: (2 điểm) Quan sát hình vẽ bên hãy: - Xác định vị trí hai miền cực. - Hai ngày 22/6 và 22/12 ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thế nào? Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau Câu 2: (2 điểm) Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta? Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng khai thác dầu thô của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 Đơn vị: (Nghìn tấn) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Sản lượng 16291 16863 17700 20051 18519 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 Dựa vào bảng số liệu trên hãy: - Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng khai thác dầu thô của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005. - Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích. Câu 4: (2 điểm) Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: - Kể tên các loại cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Trình bày và giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây cao su ở Đông Nam Bộ. Câu 5: (2 điểm) Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với việc sản xuất cây lúa ở đồng bằng sông Hồng. ..................Hết.............. (Học sinh được sử dụng át lát Địa lý Việt Nam tái bản lần thứ 10, 11 để làm bài) Họ và tên thí sinh:...................................................SBD.............................. Hướng dẫn chấm và biểu điểm môn địa lý 9 Câu 1: 2 điểm ý chính Nội dung cần đạt Điểm - Xác định vị trí hai miền cực - Trình bày: - Miền cực Bắc: 66033’B – Cực Bắc - Miền cực Nam: 66033’N – Cực Nam - Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam (vòng cực Bắc và Nam) có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. - Các địa điểm từ 66033’ Bắc và Nam đến cực Bắc và Nam có số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng. - Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2: 2 điểm - Nhiệt độ: - Lượng mưa: - Gió mùa: - Kết luận: - Nhiệt độ trung bình năm của cả nước cao (trên 210C), tăng dần từ Bắc vào Nam (CM = SL 3 trạm đại diện: Hà Nội, Đà Nẵng, t.p Hồ Chí Minh). Vì nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc, lãnh thổ kéo dài nên càng vào Nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn và tác động của gió mùa đông bắc suy giảm. - Lượng mưa trong năm rất lớn (1500 mm – 2000 mm) và độ ẩm không khí cao (> 80%). Vì: do ảnh hưởng của gió mùa, lãnh thổ hẹp ngang nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. - Một số nơi có lượng mưa rất lớn (nêu tên) do địa hình ở những nơi đó cao, đón gió. - Khí hậu nước ta chia hai mùa gió rõ rệt: + Mùa gió đông bắc (lạnh khô) + Mùa gió tây nam (nóng ẩm) Do nước ta nằm ở trong khu vực gió mùa Đông Nam á. - Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3: 2 điểm - Vẽ - Nhận xét và giải thích: - Biểu đồ hình cột (5 cột). Trục tung đơn vị: nghìn tấn (nếu học sinh nào chuyển thành triệu tấn cũng được) Trục hoành thể hiện các năm, khoảng cách năm không đều nhau. Trên các cột ghi số liệu, có tên biểu đồ. - Sản lượng khai thác dầu thô của nước ta tăng: Từ năm 2000 đến 2005 tăng 2228 nghìn tấn (1,1 lần) Do nước ta có trữ lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa phía Nam, dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Sản lượng khai thác dầu thô của nước ta không ổn định: Từ năm 2004 đến 2005: sản lượng giảm 1532 nghìn tấn (1,08 lần) do những biến động của thị trường xuất khẩu dầu khí. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4: 2 điểm - Kể tên các cây công nghiệp: - Tình hình sản xuất và phân bố cây cao su: - Giải thích: - Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, mía, lạc, đậu tương. Lưu ý: Nếu HS nêu tên một số cây lương thực, cây ăn quả lẫn vào cây công nghiệp thì không trừ điểm. - Cây cao su chiếm diện tích và sản lượng lớn ở Đông Nam Bộ và dẫn đầu cả nước: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng cao su cả nước. - Cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. Nhiều nhất là ở Đồng Nai. Vì: - Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên thấp, lượn sóng, không có gió mạnh (cây cao su không ưa gió mạnh). - Diện tích đất ba dan, đất xám lớn. - Khí hậu cận xích đạo chia làm hai mùa mưa, khô rõ rệt. (Học sinh trình bày đúng 2 ý vẫn cho điểm tối đa). 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: 2 điểm - Thuận lợi: - Khó khăn: - Địa hình đồng bằng châu thổ, có độ cao thấp. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn. - Nguồn nước phong phú (s. Hồng – s. Thái Bình), hàm lượng phù sa lớn. - Có diện tích đất phù sa màu mỡ (phù sa trong đê) thích hợp với cây lúa. - Địa hình có nhiều ô trũng dễ bị ngập nước trong mùa mưa. - Thời tiết thay đổi thất thường (mùa đông lạnh). - Lũ sông Hồng thất thường. - Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, dễ bị bạc màu nếu không chú ý cải tạo. Lưu ý: HS có thể nêu thuận lợi và khó khăn của từng đặc điểm, không tách như hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm tối đa nhưng đối chiếu với hướng dẫn chấm cho sát. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5

File đính kèm:

  • docDE THI HSG TINH DIA 9 Co DAN An .doc
Giáo án liên quan