Giáo án Địa lý 9 tiết 11 đến 19

Bài:11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần:

 Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển công nghiệp nước ta.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ

3. Thái độ:

 Tài nguyên nước ta phạng phú đa dạng cần có biện pháp khai thác qui hoạch hợp lý.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 11 đến 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Ngày soạn..../....../2007 Bài:11 các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần: Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển công nghiệp nước ta. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ 3. Thái độ: Tài nguyên nước ta phạng phú đa dạng cần có biện pháp khai thác qui hoạch hợp lý. B. Phương pháp chủ đạo: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bản đồ, bảng phụ - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. Kiểm tra sỹ số II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành ra về nhà. III. Nội dung bài mới. 1. Đặt vấn đề: Khác với nông nghiệp sự phân bố công nghiệp chịu sự tác động của cấc nhân tố kinh tế,xã hội tuy nhiên các nhân tố tự nhiên vẩn đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp nước ta 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy+trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 GV: Quan sát lược đồ và sgk hãy nhận xét về nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta. HS:Dựa vào lược đồ vá sgk trả lời. -Có tài nguyên phong phú trử lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp quan trọng. GV: Giới thiệu H11 và giải thích. GV:Giới thiệu bảng phụ I.Các nhân tố tự nhiên: - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Phân bố. Công nghiệp trọng điểm Trung du và miền núi Bắc bộ Đông Nam Bộ Đồng Bằng sông Hồng Đồng Bằng sông Cửu Long Côngnghiệp khai thác nhiên liệu Than, thuỷ điện. nhiệt điện. Dầu khí Công nghiệp luyện kim Kim loại màu. kim loại đen. Công nghiệp hoá chất Sản xuất phân bón. hoá chất cơ bản Sản xuất phân bón. hoá dầu Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Đá vôi. xi măng. Sét, xi măng. GV:Sự phân bố nguyên thiên nhiên nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành công nghiêp trọng điểm. HS: Tạo nên thế mạnh khác nhau giửa các vùng. Hoạt động 2: GV:Yêu cầu HS đọc mục 2 Nét nổi bật về dân cư nước ta điều đó ảnh hương như thế nào dến sản xuất cônghiệp ? HS:-Thị trương trong nước ngày càng mở rộng. -Đội ngủ lao động lành nghề,rẻ. GV: Nhận xét về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. HS:Trả lời GV:Giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp nước ta có định hướng lớn như thế nào? HS: Dựa vào sgk trả lời GV:Thị trườngcó vai trò như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp nước ta. HS: - Điều tiết sản xuất thúc đẩy công nghiệp hoá. -Tạo môi trường cạnh tranh - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau của từng vùng. II. Các nhân tố KT- XH: 1.Dân cư và lao động: - Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng. -Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần nhiều lao động , rẽ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2. Cơ sở vật chất -Kĩ thuật và hạ tầng cơ sở: - Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ.Phân bố tập tỷung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng được cải thiện . ( Nhất là các vùng KT trọng điểm) 3. Chính sách phát triển công nghiệp: -Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư. - Chính sách phát triểnKT nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác. 4. Thị trường: - Sức cạnh tranh hàng ngoại nhập. - Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. *Kết luận: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc chặt chẻ vào các nhân tố KT-XH. IV. Củng cố: 1.Nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ngành than, thuỷ điện, luyện kim là: a. Tài nguyên, nguyên liệu. năng lượng b.Nguồn lao động c.Thị trường tiêu thụ d. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. 2. Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc trước hết vào: a. Nhân tố tự nhiên b.Nhân tố KT-XH. c.Nhân tố đầu tư nước ngoài. d.Tất cả các nhân tố trên V. Dặn dò: - Học bài cũ - Tìm hiểu về "sự phát triển và phân bố công nghiệp" Tiết: 12 Ngày soạn: ../.../2007. Bài 12 : sự phát triển và phân bố công nghiệp A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần : - Nắm được tên một số ngành CN chủ yếu(công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chinh của các ngành này. - Biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất của nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam) -Thấy được hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này. 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu công nghiệp. - Đọc và phân tích được lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu, khí. - Đọc và phân tích được lược đồ các trung tâm công nghiệp. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển công nghiệp. B. Phương pháp chủ đạo: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - Giáo viên:- Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu, khí. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. Kiểm tra sỹ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy cho biết các yếu tố đầu vào và đầu ra là các nhân tố tự nhiện và kinh tế - xã hội nào? 2. Cho biết tầm quan trọng của yếu tố chính sách đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? III. Nội dung bài mới. 1. Đặt vấn đề: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, công nghiệp có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốc phòng và đời sống xã hội. Vậy hệ thống công nghiệp nước ta có cơ cấu giá trị sản xuất như thế nào? Những ngành CN nào là trọng điểm? Các trung tâm công nghiệp lớn tiêu biểu cho các vùng kinhtế được phân bố như ở đâu? Đó là những vấn đề được đề cập đến trong nội dung bài học hôm nay. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy+trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV:Dựa vào SGK và thực tế hãy cho biết: Cơ cấu Công nghiệp nước ta phân ra như thế nào? HS: Trả lời. GV: Mở rộng thêm kiến thức. GV: Yêu cầu HS đọc khái niệm "Ngành công nghiệp trọng điểm” ? Dựa vào H12.1 hãy sắp xếp các ngành CN trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? ? Ba ngành CN có tỉ trọng lớn nhất(>10%) phát triển dựa trên các thế mạnh gì của đất nước? ? Cho biết vai trò của các ngành CN trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp? HS Trả lời.GV kết luận. GV: Dùng bảng phụ chuẩn bị sẵn khái quát lại “ Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta Hoạt động 2. GV:Cho biết nước ta có mấy loại than? - CN khai thác than nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu? - Sản lượng khai thác hàng năm? ? Xác định trên H12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác? HS:Trả lời. GV:Chốt lại kiến thức. GV:Tham khảo phụ lục mở rộng thêm kiến thức ngành CN trọng điểm quan trọng này. -Nhiệt điện phía Nam phân bố Đông Nam Bộ gần thềm lục địa. -Thuỷ điện được phân bố trên các dòng sông có trữ năng thuỷ điện lớn. ?Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta như thế nào? GV:Chốt lại. GV: Dựa vào H12.3 và vốn hiểu biết: Xác định các trung tâm tiêu biểu của ngành cơ khí- điện tủ. trung tâm hoá chất lớn và các nhà máy xi măng, cơ sở vật liệu xây dựng cao cấp lớn? GV:?Các ngành CN nói trên dựa trên những thế mạnh gì để phát triển? ?Dựa vàoH12.1 và h 12.3 ; Cho biết tỉ trọng của ngành chế biến thực phẩm? -Đặc điểm phân bố của ngành chế biến thực phẩm? Trung tâm lớn? ? CN chế biến LTTP ở nước ta có những thế mạnh gì? (nguồn nguyên liệu tại chổ và thị trường rộnglớn...) GV :Chốt lại kiến thức. GV: Mở rộng. ? Cho biết ngành dệt may nước ta dựa trên ưu thế gì? ? Dựa vào H 12.3 cho biết cac trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? - Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? Hoạt động 3 ?Dựa vào H12.3 hãy xác định hai khu vực tập trung CN lớn nhất cả nước? kể tên một số trung tâm tiêu biểu cho hai khu vực trên. HS:Xác định trên bản đồ I.Cơ cấu ngành công nghiệp: - Cơ cấu CN phân theo thành phần KT trong nước và khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài. - CN nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành CN trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, như khai thác nhiên liệu CN chế biến LTTP II. Các ngành công nghiệp trọng điểm: 1. Công nghiệp khai thác nhiên liêu: -Nước ta có nhiều loại than.Nhiều nhất than gầy, trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, 90% trữ lượng cả nước. Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh những năm gần đây. 2.Công nghiệp điện: - Ngành điện lực ở nước ta phát triển dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên thuỷ năng phong phú và gần đây là khí đốt ở vùng thềm lục địa phía nam. - Sản lượng điện mỗi năm mỗi tăng đáp ứng nhu cầu sản xuát và đời sống. 3.Một số ngành công nghiệp khác: - Trung tâm cơ khí - điện tử lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội , Đà Nẵng. -Trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Việt Trì- Lâm Thao. - CN sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhất là vùng Bắc trung bộ. 4.Công nghiệp chế biến lương thực- Thực phẩm: -Có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu SX công nghiệp phân bố rộng khắp cả nước. - Có nhiều thế mạnh phát triển.Để đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất . 5.Công nghiệp dệt may: -Nguồn lao động là thế mạnh., Công nghiệp may phát triển. -Trung tâm dệt may lớn nhất Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. III. Các trung tâm Công nghiệp lớn: -Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP Hồ Chí Minh Và Hà Nội IV. Củng cố: 1.Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có: a. Truyền thống sản xuất lâu đời. b. Sử dụng nhiều lao động. c. Hiệu quả kinh tế cao. d. Tác động mạnh tới các nề kinh tế. Câu 2: Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông nam bộ và đồng bằng Sông Hồng và có ưu thế về: a. Vị trí địa lí và tài nguyên b. Lao động và thị trường. c. Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. d. Tất cả các ưu thế trên. V. Dặn dò: -Về nhà làm bài tập TH 12 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 13: +Chuẩn bị lược đồ Việt Nam để trống. +Tìm hiểu sự phát triển ngành dịch vụ nước ta. Tiết: 13 Ngày soạn:..../..../2007. Bài 13: vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần biết: - Nắm được ngành dich vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp, ngày càng đa dạng.Biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta. -Thấy được ngành dịch vụ có ý nghĩa ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát triển cuả các ngành kinh tế khác, trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc làm cho nhân dân, đóng góp vào thu nhập quốc dân. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ - Rèn luyện kĩ năng làm việc với sơ đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng các loại tài nguyên để phát triển ngành dịch vụ. B. Phương pháp chủ đạo: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bản đồ, biểu đồ, - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. Kiểm tra sỹ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy chứng minh rằng cơ cấu CN nước ta khá đa dạng? 2. Điền vào lược đồ trống Việt nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thuỷ điện , nhiệt điện lớn? III. Nội dung bài mới. 1. Đặt vấn đề: Nếu như công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế quan trọng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, thì dịch vụ là một ngành có vai trò đặc biệt là làm tăng thêm giá trị của hàng hoá sản xuất ra. ở nước ta cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế , cũng như đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ như thế nào? đó là nội dung mà chúng ta càng tìmn hiểu trong bài học hôm nay. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy+trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: yêu cầu HS đọc thuật ngữ ” dịch vụ” ? Dựa vào H13.1cho biết dịch vụ là các hoạt động gì? Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ?Trả lời GV:Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trở nên đa dạng? GV:Có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời. GV:Yêu cầu HS đọc kênh chữ và cho biết vai trò của ngành dịch vụ? HS:Trả lời Hoạt động 2: GV:Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất. HS:Trả lời GV:Dựa vào H13.2, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ SX , dịch vụ công cộng và nêu nhận xét. HS:Thu hút 25% Nhận xét GV yêu cầu HS đọc đoạn từ “ Sự phân bố....nghèo nàn” ? Cho biết tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều? ? Tại sao Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất? HS: Trả lời.GV kết luận. I.Cơ cấu và vai trò của dich vụ trong nền kinh tế: 1.Cơ cấu ngành dịch vụ: - Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. -Cơ cấu gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. - Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng. 2.Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống: -Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành KT. - Tiêu thụ sản phẩm, tạo ra mối liện hệ giữa các ngành sản xuất, trong nước và ngoài nước. - Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn. II.Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta: 1.Đặc điểm phát triển: -Trong điều kiện mở cửa nền KT. các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn ngang tầm khu vực và quốc tế. - Khu vực dịch vụ mới thu hút 25% lao động, nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. 2.Đặc điểm phân bố -Hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân cư và KT phát triển. IV. Củng cố: 1.Lập sơ đồ dịch vụ theo mẩu bài sgk. 2.Sự phân bố ngành dịch vụ dựa vào những yếu tố nào? 3.Lấy ví dụ ở địa phương em chứng minh rằng ở đâu có đông dân ở ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ? V. Dặn dò: -Về nhà làm bài tập TH 13 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 14: +Tìm hiểu những tuyến đường của đất nước ta. Loại đường nào chở được nhiều hàng và khách nhất. +Tìm hiểu các thông tin về ngành bưu chính viễn thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng. Tiết: 14 Ngày soạn:.../.../2007. Bài:14 giao thông vận tải và bưu chính viễn thông A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần: - Nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta, cũng như các tiến bộ mới trong hoạt động giao thông vận tải. - Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế- xã hội. 2. Kĩ năng: - Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta. - Biết phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải, với sự phân bố các ngành kinh tế khác. 3. Thái độ: - Có ý thức chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. B. Phương pháp chủ đạo: Thảo luận nhóm Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Lược đồ mạng lưới giao thông - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. Kiểm tra sỹ số II. Kiểm tra bài cũ: 1.Lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu SGK(Tr 50). 2.Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? III. Nội dung bài mới. Đặt vấn đề: Giao thông vận tải và bưu chính viển thông đang phát triển nhanh, các kiểu dịch vụ trong hai loại hình này ngày càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy+trò Nội dung kiến thức GV: Giới thiệu. GTVT là ngành SX quan trọng đứng hàng thứ tư sau CN khai thác , CN chế biến và SX nông nghiệp. Một ngành tuy không tạo ra của cải vật chất , nhưng lại được ví như mạch máu trong cơ thể.Để hiểu rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng và sự phát triển GTVT ở nước ta, ta cùng xét mục I của bài. Hoạt động 1: GV: Khi chuyển sang nền KT thị trường, giao thông vận tải được chú trọng phát triển đi trước một bước. Để hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngành GTVT, yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục 1. ? Vai trò ý nghĩa của ngành GTVT? ? Những ĐK thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT nước ta? HS:Trả lời. GV: Quan sát biểu đồ cơ cấu ngành GTVT và H14.1 hãy cho biết loại hình GTVT nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? GV:Dựa vào H14.1 hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh( Theo dỏi trên bản đồ...) HS:Xác định trên bản đồ GV: Tham khảo phần phụ lục nhấn mạnh vai trò của hai trục đường bộ xuyên Việt quốc lộ 1A và dự án đường Hồ Chí Minh. ? Cho biết loại hình vận tải nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? GV: chốt lại. GV:Hãy kể tên các cầu lớn thay cho phà qua sông mà em biết?( Cầu Mỹ Thuận.,cầu Quán hàu...) ?Dựa vào H14.1 hãy kể tên các tuyến đường sắt chính? ? Xác định các cảng biển lớn của nước ta? GV: Kết luận. GV:Giới thiệu vận tải đường ống: -Phát triển từ chiến tranh chống Mĩ. -Ngày nay , vận chuyển dầu mỏ , khí đốt ngoài biển vào đất liền. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm(5phút) B1 1. Dựa vào SGK và vốn hiểu biết em hãy cho biết những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông? Những tiến bộ của BCVT hiện đại thể hiện ở những dịch vụ gì? 2.Chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông ở nước ta là gì? Cho biết tình hình phát triển mạng điện thoại nước ta tác động như thế nào tới đời sống và kinh tế -xã hội nước ta? 3.Việc phát triển Internet tác động như thế nào đến đời sống KT-XH nước ta? B2 Đại diện1-2 nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung nhận xét B3 GV chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ I.Giao thông vận tải: 1.ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế. 2.Giao thông vận tải nước ta phát triển đầy đủ các loại hình: -Vận tải đường bộ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển, đảm đương chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước. -Đường sông chỉ khai thác ở mức độ thấp -Đường sắt thống nhất nối liền Hà Nội và Thành phố HCM -Đường biển bao gồm vận tải trong nước và quốc tế.Có 3 cảng biển lớn,Hải Phòng,Đà Nẵng,SàiGòn. -Đường hàng không đã được hiện đại hoá mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa. -Đường ồng phát triển với ngành dầu khí. II.Bưu chính viễn thông: - Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ của khoa học kĩ thuật. - Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế. - Phục vụ việc vui chơi giải trí và học tập của nhân dân. -Góp phần đưa đất nước ta nhanh chống hoà nhập với nền KT thế giới. IV. Củng cố: Câu1:đặc điểm của ngành GTVT là: a.Không tạo ra sản phẩm vật chất mới. b.Làm tăng giá trị sản phẩm. c.Tạo thuận lợi cho đời sống và sản xuất có cơ hội phát triển . d.Các đáp án trên đều đúng. Câu 2:Loại hình thông tin nào ở nước ta hiện nay giúp cho mọi người có thể học tập, nghiên cứu, tự mình tiếp cận nhanh nhất với những thông tin của thời đại mớí : a.Vô tuyến truyền hình. b.Mạng Internet. c.Vệ tinh và trạm mặt đất. d.Mạng điện thoại tự động. V.Dặn dò và hướng đẫn học sinh học ở nhà: 1.Tìm hiểu các chợ lớn ở địa phương em về một số vấn đề sau: - Lượng hàng hoá nhiều, ít, phong phú hay đơn giản về mặt hàng. - Sức mua, sức bán 2.Hiện nay nước ta có những mặt hàng xuất khẩu gì nhiều? Tiết: 15 Ngày soạn:../.../2007. Bài:15 thương mại và du lịch A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học HS cần biết: - Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta. - Chứng minh và giải thích tại sao Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất ở nước ta. -Nắm được những tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ. - Kĩ năng phân tích bảng số liệu. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ gìn giữ tài nguyên du lịch. B. Phương pháp chủ đạo: Thảo luận nhóm Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Bản đồ du lịch Việt nam. - Bảng phụ - Tranh ảnh - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. Kiểm tra sỹ số II. Kiểm tra bài cũ: 1. Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? Hãy xác định trên bản đồ về các tuyến đường bộ quan trọng của nước ta. III. Nội dung bài mới. 1. Đặt vấn đề: Buôn bán đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, góp phần vào sự phân công lao động quốc tế. thậm chí ngay đối với từng cá nhân, việc buôn bán cũng đem lại lợi ích cho từng gia đình, như xưa kia ông cha ta đã từng tổng kết: Phi thương bất phú. , đặc biệt với sự kiện trong năm vừa qua nước ta được gia nhập WTO trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này đây là một thành công cũng là thách thức lớn đối với mọi ngành kinh tế trong đó có thương mại và du lịch. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy+trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình cho biết: ?Hiện nay các hoạt động nội thuơng có sự chuyển biến như thế nào? HS: Thay đổi căn bản, thị trường thống nhất, lượng hàng hoá nhiều.chợ mọc lên khắp nơi.. GV: Thành phần KT nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất ? biểu hiện? HS: KT tư nhân, tập thể chiếm 81% trong cơ cấu từng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 2002 GV: Quan sát biểu đồ H 15.1. Cho nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? HS : Có mặt ở cả bảy vùng kinh tế nhưng phân bố rất chênh lệch lớn nhất là ĐNB ,rồi đến ĐBSCL,ĐBSH...ít nhất là ở Tây Nguyên. GV: Tại sao nội thương Tây nguyên kém phát triển. HS: Dân rất thưa, KT chưa phát triển, giao thông không thuận lợi .. GV: Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? GV: Dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi ,kinh tế phát triển....... GV:Giới thiệu ảnh chụp GVGiới thiệu: Ngành nội thương hiện nay còn những hạn chế: - Sự phân tán manh mún, hàng thật. hàng giả cùng tồn tại trên thị trường. - Lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. -Cơ sở vật chất còn chậm đổi mới. GV: Ngày nay,sản xuất đã được quốc tế hoá không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển được nếu không tham gia vào giao thương với các quốc gia bên ngoài GV: Cho biết vai trò quan trọng nhất của hoạt động ngoại thương đối với nền KT mở rộng thị trường ở nước ta. HS: + Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm + Đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. +Cải thiện đời sống....... GV: Quan sát H 15.kết hợp hiểu biết thực tế , hãy cho biết nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết? HS: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản(dầu khí ,than đá ....) Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ( hàng may mặc, giầy da, mây tre đan ,gốm Hàng nông, lâm, thuỷ sản(cá tra, cá ba sa ,gạo, tôm ,mực cá biển .....) GV: nước ta hiện nay hiện có xuất khẩu lao động, mang lại nhiều lợi ích.bên cạnh đó có nhiều trường hợp lợi dụng xuất khẩu để trục lợi. GV:Hãy cho biết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu cuả nước ta hiện nay? GV: Em hãy cho biết hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường nào? HS: Thị trường châu á - Thái Bình Dương GV:Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất vơí thị trường khu vực châu á- Thái Bình Dương? HS: Vị trí thuận lợi cho việc giao nhận hàng hoá. Các mối quan hệ có tính truyền thống. Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường . Tiêu chuẩn hàng hoá không cao nên phù hơp với trình độ sả Hoạt động 2: Thảo luận nhóm(5phút) B1Yêu cầu tìm các ví dụ về hai nhóm tài nguyên du lịch của nước ta. + Ví dụ về tài nguyên du lịch tự nhiên. + Ví dụ về tài nguyên du lịch nhân văn. + Liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương em. B2 Đại diện1-2 nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung nhận xét B3 GV chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ I.Thương mại: 1.Nội thương: - Nội thương phát triển với hàng hoá phong phú, đa dạng. - Mạng lưới lưu thông hàng hoá có khắp cácV địa phương. - Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại . dịch vụ lớn , đa dạng nhất nước ta. 2.Ngoại thương: - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta. - Những mặt hàng xuất khẩu là hàng nông lâm, thuỷ sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản. -Nước ta đang nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu , nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng. - Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu á- Thái Bình Dương. II. Du lịch: Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Tài nguyên du lịch tự nhiên Phong cảnh đẹp Hạ long. Phong Nha- Kẽ bàng. Sa pa, Hương Sơn, Tam Đảo, Đà Lạt, Non Nước, ... Bãi tắm tốt Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa lò. Thiên Cầm, Cửa Tùng. Vũng Tàu, Lăng Cô, Vân Phong, Khí hậu tốt Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nên du lịch quanh năm, đặc biệt mùa hè. Tài nguyên động thực vật quý hiếm. Các sân chim Nam Bộ, 27 vườn quốc gia( Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì...), Đà lạt, 44 khu bảo tồn thiên nhiên... Tài nguyên du lịch nhân văn Các công trình kiến trúc Chùa Tây Phương, Tháp chàm Pônaga, phố cổ Hà Nội, cố đô Huế, Văn Miếu ,Thánh địa Mĩ Sơn... Lễ hội dân gian Chùa Hương, hội Đền Hùng, Hội Lim. hội Giống, Chọi trâu (Đồ Sơn), Yên Tử (Quảng Ninh) ,Ka Tê( Ninh thuận) Di tích lich sử Cố đô Huế, đô thị cổ

File đính kèm:

  • docTiết 11-19.DOC
Giáo án liên quan