Câu 1 ( 2 điểm): Dựa vào “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Dòng nào sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ:
A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B.Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
C.Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
D.Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hãy giải thích.
2) Từ”trái tim” trong câu “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào?
3) Hai câu thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
a.Phạm Tiến Duật đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy.
b. Hai câu thơ trên có nội dung tương tự với hai câu thơ nào trong bài Đồng chí của Chính Hữu?
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS năm học 2007 – 2008 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo hải dUơng
-----------------
đề chính thức
kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh
lớp 9 THCS năm học 2007 – 2008
môn : ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 29/ 3 /2008
Đề thi gồm : 01 trang
Câu 1 ( 2 điểm): Dựa vào “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Dòng nào sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ:
A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B.Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
C.Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
D.Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hãy giải thích.
2) Từ”trái tim” trong câu “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào?
3) Hai câu thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
a.Phạm Tiến Duật đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy.
b. Hai câu thơ trên có nội dung tương tự với hai câu thơ nào trong bài Đồng chí của Chính Hữu?
Câu 2(2 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh xuân trong hai phần trích sau:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu 3 (6 điểm): Có ý kiến cho rằng:
Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến của em.
..........................Hết........................
Họ và tên thí sinh.........................................Số báo danh...............................
Chữ kí GT1.........................................
Chữ kí GT2..........................................
hướng dẫn chấm và biểu điểm môn ngữ văn lớp 9
2007 – 2008
Câu 1:(2điểm)
1) - Chọn A 0.25đ
- Giải thích: 0.5đ
+Tuyên ngôn nghệ thuật: là quan điểm nghệ thuật của tác giả.
+Trong nhan đề bài thơ: “Bài thơ” là nói đến chất thơ, còn “tiểu đội xe không kính” là hiện thực trần trụi, khắc nghiệt trong chiến tranh.
+Tác giả khai thác chất thơ ngay trong hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống.
2) – Phương thức ẩn dụ 0.25đ
- Từ “trái tim” được hiểu là tình yêu thương, chí căm thù, nhiệt huyết cách mạng của ngưòi chiến sĩ. 0.25đ
3) a.- Biện pháp điệp từ và liệt kê. 0.25đ
-Tác dụng: diễn tả những khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy ngày càng chồng chất. 0.25đ
b.Tương tự hai câu: áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá 0.25đ
Câu 2:(2điểm)
Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng trên cơ sở hiểu và phân tích đoạn thơ, làm rõ được các ý sau:
*Nét chung về hai bức tranh xuân:
- Đều phác hoạ được vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo và tràn trề sức sống của mùa xuân.
- Đều được phác hoạ tinh tế bằng nét bút rất mực tài hoa.
- Đều thể hiện được tâm hồn của thi sĩ (yêu thiên nhiên, say sưa với cảnh sắc mùa xuân)
*Nét riêng trong mỗi bức tranh xuân:
Hai nhà thơ sống ở hai thời đaị khác nhau, nên bức tranh xuân qua cảm nhận của mỗi thi nhân cũng mang nét độc đáo:
+Bức tranh xuân trong thơ Nguyễn Du:
- Đó là bức tranh trong một thời điểm cụ thể: tháng cuối cùng của mùa xuân.
-Được phác hoạ bằng nét bút chấm phá, hình ảnh mang tính ước lệ quen thuộc của thi ca cổ nhưng vẫn có nét sáng tạo độc đáo (màu trắng của hoa lê).
- Bức tranh xuân mang nét đẹp cổ điển, tĩnh lặng, êm đềm.
+Bức tranh xuân trong thơ Thanh Hải:
- Bức tranh xuân không chỉ được phác hoạ bằng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi mà còn phác hoạ bằng cả âm thanh rộn ràng, náo nức của tiếng chim chiền chiện.
- Mùa xuân mang nét đặc trưng của xứ Huế thơ mộng.
- Mùa xuân thiên nhiên được phác hoạ trong hoàn cảnh cụ thể: đất nước vừa thống nhất được năm năm, mùa xuân mang không khí của thời đại: rộn rã, náo nức, tươi vui. Mùa xuân đất trời quyện hoà với mùa xuân đất nước, mùa xuân trong lòng người.
Lưu ý: Thí sinh trình bày được các ý như trên, văn viết sáng sủa, có cảm xúc (cho 2 điểm). Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2.
Câu 3 (6điểm):
A.Yêu cầu:
1. Về nội dung: Bài làm đúng kiểu văn nghị luận, các ý có thể trình bày khác nhau, nhưng trên cơ sở hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, làm rõ các ý sau:
*Trình bày ý kiến của mình : khẳng định ý kiến trên là đúng. Vì tác phẩm văn nghệ không bao giờ chỉ phản ánh hiện thực mà còn thông qua đó gửi gắm tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ.
*Phân tích thái độ của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương:
“Chuyện người con gái Nam Xương” kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến. Câu chuyện được kể khách quan nhưng người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc được thái độ, tình cảm của tác giả với nhân vật thông qua những chi tiết cảm động, cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật...
+Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương: tình cảm thuỷ chung, hiếu thảo, trọng nhân phẩm, nhân hậu, bao dung.
+ Xót xa, thương cảm cho số phận oan nghiệt của người phụ nữ đức hạnh:
- Chỉ vì câu nói thơ ngây của con trẻ mà nàng bị khép vào trọng tội của người phụ nữ, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề.
- Nàng phải chọn lấy cái chết trong khi vẫn còn đang khao khát sống.
- ở dưới thủy cung mà vẫn đau đáu hướng về nơi trần thế.
+ Bênh vực, đòi quyền sống, lẽ công bằng cho người phụ nữ:
Tác giả đã sáng tạo chi tiết hoang đường ở cuối truyện, Vũ Nương được cứu sống, nỗi oan cũng được giải. Đó cũng là khao khát ngàn đời của nhân dân về triết lý “ở hiền gặp lành”.
Tuy nhiên, mặc dù bênh vực ngưòi phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp của họ nhưng Nguyễn Dữ vẫn không thoát khỏi sự bế tắc: Vũ Nương muốn bảo vệ phẩm chất trong sạch thì không còn con đường nào khác là phải chọn đến cái chết. Còn việc Vũ Nương được cứu sống cũng chỉ là một giấc mơ.
Chính thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật đã đem lại giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
2, Về hình thức:
Vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương thức biểu đạt và các phép lập luận đã học, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5 – 6: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3 – 4: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Có thể còn sai sót về nội dung nhưng không đáng kể. Văn viết rõ ràng, trôi chảy; có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: Nội dung bài viết sơ sài, dẫn chứng nghèo nàn. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả.
****Hết****
File đính kèm:
- De thi hoc snh gioi NV 9 dap an .doc