Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 đề thi môn: hoá học năm học: 2008 - 2009

Câu 1. (15 điểm)

Cho các nguyên tố: Na, Ca, S và O. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong 4 nguyên tố trên, gọi tên.

Câu 2. (15 điểm)

1/ Từ các hoá chất: KMnO4, KNO3, dung dịch HCl, Zn, H2O, Al. Có thể điều chế trực tiếp được những đơn chất khí nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá lớp 9 đề thi môn: hoá học năm học: 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: HOÁ HỌC Năm học: 2008 - 2009 Khoá ngày: 30/9/2008 Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) ....................@&?.................... Câu 1. (15 điểm) Cho các nguyên tố: Na, Ca, S và O. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong 4 nguyên tố trên, gọi tên. Câu 2. (15 điểm) 1/ Từ các hoá chất: KMnO4, KNO3, dung dịch HCl, Zn, H2O, Al. Có thể điều chế trực tiếp được những đơn chất khí nào ? 2/ Cho các đơn chất khí đó tác dụng với nhau từng đôi một. Viết tất cả phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 3. (20 điểm) 1/ Lấy ví dụ về hỗn hợp rắn gồm: 1 oxit bazơ, 1 oxit axit, 1 oxit lưỡng tính. 2/ Trình bày cách tách riêng 3 oxit đã chọn bằng phương pháp hoá học. Câu 4: (25đ) Hoà tan một lượng Oxit kim loại có hoá trị II vào một lượng vừa đủ bằng dung dịch H2SO4, có nồng độ a%. Tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng độ b%. Hãy xác định: 1/ Nguyên tử khối của kim loại theo a, b. 2/ Nếu a% = 20%; b% = 22,64% Cho biết công thức hoá học của axit kim loại đã dùng. Câu 5: (25đ) Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam hợp chất A: thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. 1/Cho biết trong hợp chất A có chứa những nguyên tố nào? 2/Biết khi hoá hơi 1 lít khí A ở (đktc) nặng gần bằng 2,05g. Tìm công thức hoá học của A. PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Hướng dẫn chấm môn: HOÁ HỌC Năm học: 2008 - 2009 Khoá ngày: 30/9/2008 ....................'&$.................... Câu 1. (15 điểm) Viết mỗi công thức và gọi tên đúng 1,5đ x 10 = 15 điểm: Na2S natri sunfua Na2O natri oxit CaS canxi sunfua CaO canxi oxit SO2 lưu huỳnh đioxit SO3 lưu huỳnh trioxit Na2SO3 natri sunfit Na2SO4 natri sunfat CaSO3 canxi sunfit CaSO4 canxi sunfat Câu 2. (15 điểm) 1/ Viết đúng mỗi phương trình điều chế 2đ x 6 = 12 điểm: Điều chế khí oxi: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KNO3 2KNO2 + O2 Điều chế khí hiđro: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Điều chế khí hiđro và khí oxi: 2H2O 2H2 + O2 Điều chế khí clo: 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 2/ Viết đúng mỗi phương trình 1,5đ x 2 = 3 điểm: 2H2 + O2 2H2O H2 + Cl2 2HCl (Thiếu cân bằng hay điều kiện cho ½ số điểm). Câu 3. (20 điểm) 1/ Chọn đúng hỗn hợp 5 điểm: Ví dụ CuO, SiO2 và Al2O3. 2/ Tách được mỗi chất, viết đúng phương trình 5đ x 3 = 15 điểm: Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O SiO2 không phản ứng, lọc tách lấy riêng. Phần nước lọc cho tác dụng với NaOH dư: HCl + NaOH NaCl + H2O CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2O Lọc tách kết tủa, nhiệt phân thu được CuO: Cu(OH)2 CuO + H2O Phần nước lọc cho tác dụng với CO2 dư: NaOH + CO2 NaHCO3 NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3 Lọc tách kết tủa, nhiệt phân thu được Al2O3: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O Câu 4: (25đ) 1/Gọi M là kim loại và nguyên tử khối kim loại thì công thức oxit là: MO. Ta có PT phản ứng: MO + H2SO4 MSO4 + H2O (2,5 đ) 1mol 1mol 1mol (M + 16)g 98g (M + 96)g (2,5 đ) Theo giả thiết ta có: = = (2,5 đ) Dung dịch mới MSO4 có nồng độ % là b% b% = (1) (2,5 đ) = + (M + 16) (2,5 đ) Thay vào PT (1) ta có : b = (2,5 đ) => M = (2) (2,5 đ) 2/ Thay a = 20; b = 22,64 vào ta có M = 24. (2,5 đ) Vậy kim loại hoá trị II là Mg và công thức oxit là: MgO. (2,5đ) Câu 5: (25đ) Đốt 4,6g A 4,48l khí CO2 và 5,5g H2O. => nCO2 = 0,2 ; nH2O = 0,3 (2,5 đ) Ta có PT tổng quát: A + O2 CO2 + H2O vậy trong A chắc chắn có C, H và có thể có O (2,5 đ) Từ nCO2 = 0,2 => nC = 0,2 mol => mC = 0,2.12 = 2,4 nO = 0,2.2 = 0,4mol => mO = 0,4.16 = 6,4 (2,5 đ) Từ nH2O = 0,3 => nH = 0,3.2 = 0,6 => mH = 0,6 nO = 0,3 => mO = 0,3.16 = 4,8 (2,5 đ) Theo ĐLBTKKL: Nếu A không chứa O thì mA = mC + mH (2,5đ)  Nếu A có chứa O thì mA > mC + mH (2,5đ) Vậy : 4,6 = mC + mH = 2,4 + 0,6 = 3g < mA => Hợp chất A có chứa O và có chứa 4,6 – 3 = 1,6g O (2,5 đ) Gọi công thức của A là: CxHyOz Theo GT: MA = 2,05. 22,4 = 46g (2,5 đ) Ta có: x : y : z = nC: nH : nO = 0,2:0,6:0,1= 2:6:1 (2,5 đ) Công thức của A: (C2H6O)n M(C2H6O)n = 46g => n = 1 (2,5 đ) Vậy công thức của A là : C2H6O

File đính kèm:

  • docDE THI CHON HOC SINH GIOI 9 0809.doc
Giáo án liên quan