Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng, - Cái chân thoăn thoắt
Đầu(1) đội nón dấu, vai mang súng dài. Cái đầu(3) nghênh nghênh.
(Ca dao) (Tố Hữu, Lượm)
- Đầu(2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông. - Đầu(4) súng trắng treo.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng Chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 – 2009 (Đà Nẵng) môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 (Đà Nẵng)
Môn thi : NGỮ VĂN
Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng, - Cái chân thoăn thoắt
Đầu(1) đội nón dấu, vai mang súng dài. Cái đầu(3) nghênh nghênh.
(Ca dao) (Tố Hữu, Lượm)
- Đầu(2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông. - Đầu(4) súng trắng treo.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) (Chính Hữu, Đồng Chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là mùa thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng).
Câu 5: (5 điểm)
ÁNH TRĂNG
…
Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh
Phòng buyn-đinh tối om kể chi người vô tình
vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình.
Ngửa mặt lên nhìn mặt TP.Hồ Chí Minh, 1978
có cái gì rưng rưng (Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Đầu(1) được dùng theo nghĩa gốc
Đầu(2) được dùng theo nghĩa chuyển
Đầu(3) được dùng theo nghĩa gốc
Đầu(4) được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 2: “cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” : thành phần phụ chú.
“có lẽ” : thành phần tình thái.
Câu 3: “trường học của chúng ta” : phép lặp từ ngữ
“như thế” : phép thế
Câu 4: (Câu này có nhiều cách viết khác nhau, sau đây chỉ là một gợi ý tham khảo).
“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”. Mùa hè đã thành dấu ấn khó phai trong lứa tuổi học trò. Khi mùa hè đến, học sinh hơi buồn vì phải chia tay bạn bè nhưng mùa hè cũng là mùa thú vị nhất. Khi nghỉ hè, học sinh được tự do làm công việc mình yêu thích như đi du lịch, về quê thăm người thân, làm tình nguyện viên cho phong trào mùa hè xanh… Riêng em, em sẽ về quê ngoại – nơi miền sông nước xa xôi - để được hưởng không khí trong lành của miền quê, để thắp sáng lên tình yêu với ông bà, với quê hương, nguồn cội. Những ngày hè nơi quê ngoại sẽ làm cho sức khỏe của em tốt hơn. Bên cạnh những niềm vui như tắm sông, câu cá. Cảnh vật nơi quê ngoại sẽ cho em thấm thía hơn về nét đẹp và sự phong phú của thiên nhiên. Những ngày hè sẽ bổ sung cho em những kiến thức về nông thôn Việt Nam. Em sẽ tận mắt nhìn thấy những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những dòng sông mênh mông soi bóng những hàng cây. Em có thể đặt đôi chân trần của mình trên nền đất mịn của đồng quê và ngửi thấy mùi vị rất riêng của hương lúa. Em sẽ hiểu hơn và yêu hơn những người dân quê tay lấm chân bùn với những công việc đồng áng, “một nắng hai sương, xay giã dần sàng”. Em tin chắc rằng, mùa hè nơi quê ngoại sẽ là mùa hè thực sự vui tươi, bổ ích, và là kỉ niệm khó quên của thời niên thiếu.
Câu 5:
* Giới thiệu tác giả và tác phẩm : Nguyễn Duy là nhà thơ trẻ, trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, có một phong cách thơ độc đáo. Năm 1978, tại TP.HCM, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ “Ánh trăng”. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Nguyễn Duy viết bài thơ này lúc cuộc kháng chiến kết thúc được 3 năm, nhưng những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ vẫn như một lời nhắc nhở.
* Cả bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự với trữ tình. Trong đó cảm hứng chính được thể hiện tập trung trong 3 khổ thơ cuối và gợi cho người đọc nhiều cảm xúc và suy nghĩ.
* Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về 3 khổ thơ trong đề bài :
- Tình huống xuất hiện đột ngột của vầng trăng gợi nên những xúc cảm và suy nghĩ ở nhà thơ về trăng, về kỉ niệm: thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om / vội bật tung cửa sổ / đột ngột vầng trăng tròn.
- Hình ảnh vầng trăng: hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát gợi tới kỉ niệm lúc ấu thơ, lúc tham gia chiến đấu. Vầng trăng như một cố nhân khiến người xúc động.
- Hình ảnh vầng trăng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm, bao nghĩa tình: như là đồng, là bể / như là sông, là rừng; trăng như một lời nhắc nhở nghiêm khắc với nhà thơ và mọi người về tình cảm thủy chung với quá khứ, với thiên nhiên: ánh trăng im phăng phắc / đủ cho ta giật mình.
- Tư thế và cảm xúc của nhà thơ: đối diện với vầng trăng như gặp lại cố nhân khiến hồn người rưng rưng xúc động: ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng. Đối diện với sự im lặng của vầng trăng, nhà thơ như cảm thấy mình đối diện với một quan tòa nghiêm khắc, gợi nhắc người ta không được phép lãng quên quá khứ. Nhà thơ có cảm giác mình là kẻ vô tình, là người có tội vì đã có nhiều lúc thờ ơ, lãng quên đối với quá khứ, với cái nôi đã nuôi mình khôn lớn.
- 3 khổ thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, đều đặn góp phần tạo nên một giọng điệu tâm tình, sâu lắng, tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng cũng có chỗ trở nên ngân nga, thiết tha. Lời thơ giản dị nhưng súc tích. Hình ảnh thơ quen thuộc nhưng giàu sức gợi những suy nghĩ sâu xa.
* Cả phần thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua. Nó có ý nghĩa gợi nhắc củng cố cho con người thái độ sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Nguyễn Hữu Dương
(TT Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn)
File đính kèm:
- De thi dap an Ngu van vao 10 Da Nang.doc