Câu I (3 điểm).
1. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng đựng trong các lọ riêng rẽ: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4.
2. Chất khí A được tạo bởi nguyên tố R và hidro có công thức RH4, trong đó R chiếm 87,5% khối lượng. Đốt cháy A trong oxi dư thu được chất rắn B. Cho B tác dụng lần lượt với: axit HF; NaOH (đặc, nóng) và Na2CO3 (đặc, nóng). Hãy xác định A, B và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên lam sơn năm học: 2011 – 2012 môn: hóa học thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Đề chính thức
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (3 điểm).
1. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng đựng trong các lọ riêng rẽ: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4.
2. Chất khí A được tạo bởi nguyên tố R và hidro có công thức RH4, trong đó R chiếm 87,5% khối lượng. Đốt cháy A trong oxi dư thu được chất rắn B. Cho B tác dụng lần lượt với: axit HF; NaOH (đặc, nóng) và Na2CO3 (đặc, nóng). Hãy xác định A, B và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
3. Nung nóng hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, CaO và C dư ở nhiệt độ cao (trong chân không) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X và khí Y. Cho hỗn hợp chất rắn X vào nước dư thu được chất rắn Z, dung dịch G và khí H. Hòa tan Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu II (3 điểm).
1.a. Chất A có công thức (CH)n. Biết 1 mol A có thể phản với ứng tối đa với 4 mol H2 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch. Xác định công thức cấu tạo của A. Biết A là hợp chất có trong chương trình phổ thông.
b. Có 4 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn: lòng trắng trứng; dung dịch glucozơ; dung dịch saccarozơ; hồ tinh bột. Nêu phương pháp nhận biết 4 dung dịch đó, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Ba rượu (ancol) X, Y, Z không phải đồng phân của nhau. Khi đốt cháy mỗi chất đều thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4.
a. Xác định công thức phân tử của X,Y, Z. Biết MX < MY < MZ .
b. Viết công thức cấu tạo của X,Y, Z.
(1)
+Y
+Z
(3)
+H2O
+H2O,
+H2O
CH3CHO
+H2O
+H2O
CH3CHO
A1
A3
A2
A4
+Y
+Y
(7)
(6)
(2)
(4)
(5)
(8)
(9)
X
3. Cho Y là chất vô cơ, hãy xác định các chất hữu cơ A1, A2, A3, A4, X và viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau :
Câu III (2 điểm).
1. Cho 93,4 gam hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr, KI tác dụng với 700 ml dung dịch AgNO3 2M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl dư tạo ra 4,48 lít H2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
a. Tính khối lượng kết tủa B.
b. Hòa tan 93,4 gam hỗn hợp A trên vào nước tạo ra dung dịch X. Dẫn V lít Cl2 vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 66,2 gam muối. Tính V(đktc)?
2. Dẫn H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 ,FenOm nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,44 gam H2O. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 8,14 gam A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M thu được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn. Xác định công thức FenOm và tính khối lượng từng chất trong A.
Câu IV (2 điểm).
1. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (có tối đa 2 liên kết ) lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M . Sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy số gam Br2 giảm một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam, không có khí thoát ra. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon.
2. Hỗn hợp X gồm rượu (ancol) A và axit hữu cơ đơn chức mạch hở B (số nguyên tử cacbon trong A và B bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 21,84 lít O2 (ở đktc), cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 75 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 27,6 gam so với ban đầu. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít khí H2 (ở đktc). Tìm công thức phân tử của A và B.
..............................HẾT ............................
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
THANH HOÁ LAM SƠN NĂM HỌC 2011 - 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN HOÁ HỌC
(Hướng dẫn gồm 05 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
(3 điểm)
1. (1 điểm)
Chia các chất cần nhận biết thành nhiều phần .
- Đem hoà tan các chất vào nước, nhận ra 2 nhóm:
Nhóm 1: NaCl, Na2CO3, Na2SO4 (tan)
Nhóm 2: BaCO3, BaSO4 (Không tan) ...........................................................
- Sục khí CO2 vào 2 lọ ở nhóm 2 vừa thu được ở trên.
Lọ kết tủa bị tan là BaCO3, lọ không có hiện tượng là BaSO4
BaCO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2 ....................................................
- Lấy dung dịch Ba(HCO3)2 vừa thu được ở trên cho vào 3 lọ ở nhóm 1
Lọ không có hiện tượng gì là NaCl.
Hai lọ cho kết tủa là Na2CO3, Na2SO4
Na2CO3 + Ba(HCO3)2
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 ………………………..
- Phân biệt hai kết tủa BaCO3 và BaSO4 như trên .............................................
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2. ( 1 điểm)
Tìm A :
Ta có: . 100% = 87,5% → R= 28
R là Si , hợp chất A là SiH4 ............................................................
Tìm B : SiH4 + 2O2→ SiO2 + 2H2O.
Chất rắn B là SiO2 ...........................................
Phương trình phản ứng xảy ra:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. ..........................................
SiO2 + 2NaOH (đặc) Na2SiO3+ H2O.
SiO2 + Na2CO3 (đặc) Na2SiO3+ CO2. ..................
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3. ( 1 điểm)
Nung hỗn hợp: CuO, Fe2O3, CaO và C dư ở nhiệt độ cao:
CuO + C Cu + CO
Fe2O3 + 3C 2Fe + 3CO ..............................................
CaO + 3C CaC2 + CO
3Fe + C Fe3C ......................................
Hòa tan hỗn hợp chất rắn (X) vào nước dư.
CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2.
Hòa tan hỗn hợp Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 +SO2 + 2H2O
C + 2H2SO4 đặc CO2 +2SO2 + 2H2O ....................................
2Fe + 6H2SO4 đặcFe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2Fe3C + 22H2SO4 đặc 3Fe2(SO4)3 + 13SO2 + 2CO2 + 22H2O ..................
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
II
(3 điểm)
1. ( 1 điểm)
a. ( 0,5 điểm)
1mol A + 1mol dung dịch Br2 → A có 1 liên kết π kém bền hoặc vòng kém bền.
1mol A + 4mol H2 → A có 4 liên kết π, hoặc vòng kém bền
A có 3 liên kết π, hoặc vòng bền với dung dịch Br2
A là hợp chất có trong chương trình phổ thông → A có cấu trúc vòng benzen ...........
→ A có 4 liên kết π và một vòng
→ công thức của A có dạng CnH2n-8
Theo bài ra: A có dạng CnHn
n = 2n – 8 → n = 8 → công thức phân tử của A : C8H8
-CH=CH2
Công thức cấu tạo của A:
……………………
b. (0,5 điểm)
4 dung dịch không màu: lòng trắng trứng; glucozơ ; saccarozơ và hồ tinh bột.
- Cho iot vào nhận ra được hồ tinh bột: không màu chuyển sang màu xanh đen.
- Đun nóng 3 dung dịch còn lại nhận ra được dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ. ..
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 dung dịch: glucozơ , saccarozơ và đun nóng nhận ra glucozơ có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm; saccarozơ không có hiện tượng gì xảy ra.
CH2(OH)[CH(OH)]4CHO + Ag2O CH2(OH)[CH(OH)]4COOH + 2Ag ….....
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2. ( 1 điểm)
a. * Goi CTPT của X là : CaHbOx . đk: b≤ 2a + 2
Khi đốt cháy X : CaHbOx → aCO2 + b/2 H2O
Theo giả thiết: a : b = 3: 8 → a = 3 , b = 8
Công thức của X có dạng C3H8Ox
* Tương tự như trên ta có: Y là C3H8Oy và Z là C3H8Oz .......................... .....
Mà MX < MY < MZ → x =1 ,y =2 , z =3
Vậy X, Y, Z lần lượt là : C3H8O , C3H8O2 , C3H8O3 ...............................
b.- X có CTCT : CH3 - CH2 - CH2 - OH và CH3 - CH(OH)- CH3
- Y có CTCT : CH3 -CH(OH) - CH2- OH và HO -CH2 - CH2 -CH2 -OH
- Z có CTCT : HO-CH2 - CH(OH) - CH2 -OH ………………
( Viết được mỗi CTCT được 0,1 đ )
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
3. ( 1 điểm)
* Công thức của các chất:
A1: CH2 = CHCl; A2: CH3 CHCl2 ; A3: RCOOCH=CH2 ;
A4 : RCOOCH(Cl)CH3 ; X : C2H2 ; Y: HCl; Z : RCOOH .
* Các phương trình:
(1) CHºCH + HCl CH2=CHCl
(2) CHºCH + H2O CH3CHO
(3) CHºCH + RCOOH RCOOCH=CH2
(4) CH2=CHCl + H2O CH3CHO …………………….
(5) RCOOCH=CH2 + H2O RCOOH + CH3CHO
(6) CH2=CHCl + HCl CH3-CHCl2
(7) RCOOCH=CH2 + H2O RCOOH + CH3CHO
(8) CH3-CHCl2 + H2O 2HCl + CH3CHO
(9) RCOO-CHCl-CH3 + H2O HCl + RCOOH + CH3CHO ….. ………
( Xác định công thức các chất: 0,1 điểm . Viết mỗi phương trình: 0,1 điểm)
0,5 đ
0,5 đ
III
(2 điểm)
1. ( 1 điểm)
a. (0,5 điểm)
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của MgCl2, NaBr, KI.
Phương trình phản ứng:
MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Mg(NO3)2 (1)
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3 (2)
KI + AgNO3 → AgI↓ + KNO3 (3)
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (4)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (5)
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3 (6)
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3 (7)
2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O → 2Fe(OH)3↓ (8)
2Fe(OH)3↓ → Fe2O3 + 3H2O (9)
Mg(OH)2 → MgO + H2O (10) ..................................
Theo (5) nFe =
nAgNO3 = 0,2.2 = 0,4 mol
Theo (1) (2) (3) nAgNO3 = 0,7.2 – 0,4 = 2a+b+c = 1 (I)
mrắn = → a = 0,2 ( II)
mA = 95.0,2 + 103b + 166c = 93,4 (III)
Từ (I), (II), (III): b = 0,4; c =0,2
Vậy khối lượng kết tủa B là: m = 143,5.0,4+188.0,4+235.0,2= 179,6 gam........ .........
b. ( 0,5 điểm)
Phương trình phản ứng: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1)
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)
Khi phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn khối lượng muối giảm:
0,2(127 – 35,5) = 18,3 gam
Khi cả hai phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn khối lượng muối giảm:
0,2(127 – 35,5) + 0,4(80 – 35,5) = 36,1 gam
Theo đề bài ta co khối lượng muối giảm:
93,4 – 66,2 = 27,2 gam
Ta thấy: 18,3 < 27,2 < 36,1 chứng tỏ:(1) xảy ra hoàn toàn và có một phần (2) ................
Đặt số mol Br2 bằng x thì khối lượng muối giảm:
18,3 + x(80 – 35,5) = 27,2 → x = 0,2 mol
Vậy ; ………………
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2. ( 1 điểm)
Đặt x, y, z là số mol của CuO, Al2O3 và FenOm trong hỗn hợp:
80x + 102y + (56n + 16m)z = 8,14 (1)
*Phản ứng khử bằng H2:
CuO + H2 Cu + H2O
x x
FenOm + mH2 nFe + mH2O
z mz
Ta có số mol H2O: x + mz = 1,44/18 = 0,08 (2) .................................
* A + dd H2SO4
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
mol: x x x
Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
0,25 đ
mol: y 3y y
2FenOm + 2mH2SO4 nFe2(SO4)2m/n + 2mH2O
mol: z mz nz/2
Ta có số mol H2SO4 : x + 3y + mz = 0,17 (3) ...............................
*dd B có: CuSO4 = x mol
Al2(SO4)3 = y mol
Fe2(SO4)2m/n = 0,5nz mol.
B + NaOH dư :
CuSO4 + 2NaOH Na2SO4 + Cu(OH)2â
mol: x x
Al2(SO4)3 + 8NaOH 2NaAlO2 + 3Na2SO4 + 4H2O
y
Fe2(SO4)2m/n + 4m/n NaOH 2Fe(OH)2m/nâ + 2m/n Na2SO4
0,5nz nz
Nung kết tủa:
Cu(OH)2 CuO + H2O
x x
2Fe(OH)2m/n Fe2O3
nz 0,5nz
Ta có: 80x + 160 .0,5nz = 5,2
hay x + nz = 0,065 (4) ......................................
Từ (1), (2), (3), (4): x= 0,02; y=0,03; mz =0,06; nz=0,045
n: m = 3: 4 (Fe3O4)
à z = 0,015
* mCuO = 1,60 g ; m Al2O3 = 3,06 g ; m Fe3O4 = 3,48 g ..........................................
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
IV
(2điểm)
1. ( 1 điểm)
nX = 0,2 mol; nBr2 = 0,7 mol; nBr2 phản ứng = 0,35 mol.
Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CH2 +2 - 2
CH2 +2 - 2 + Br2 à CH2 +2 - 2 Br2 .................................
0,2 0,2
Suy ra : = 1,75 à Có 1 anken (k1 =1), chất còn lại là ankin hoặc ankadien (k2 = 2)
Ta có: MX= 6,7/0,2 = 33,5 à = 2, 5 ....................................
Vậy : có một chất chứa 2C, chất còn lại chứa 3C hoặc 4C
TH1: X gồm C2H4 ( a mol) và CmH2m-2 (0,2-a) mol
=
=
a=0,05; m = 2,67 Loại .........................................
TH2. X gồm C2H2 ( a mol) và CmH2m (0,2-a) mol
=
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
=
a= 0,15; m = 4
Công thức phân tử là : C2H2 và C4H8 . ................................................
0,25 đ
2. ( 1 điểm)
* Ta có n= n= 0,75 mol. ; nO2 = 0,975 mol; nH2 = 0,125 mol
m- (m+ m) = 27,6 m= 75-0,75.44- 27,6 = 14,4 gam ( 0,8 mol)
Ta thấy: nH2O > nCO2 Rượu A là no, mạch hở .........................................
* Gọi công thức phân tử của rượu A là CnH2n+2Ox : a mol; axit hữu cơ đơn chức mạch hở B là CnHmO2 : b mol.
CnH2n+2Ox nCO2 + (n+1)H2O
CnHmO2nCO2 + m/2H2O
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
CnH2n+2Ox + xNa CnH2n+2-x (ONa)x + x/2H2
Cn-1Hm-1COOH + Na Cn-1Hm-1COONa + 1/2H2 .........................................
Ta có hệ phương trình:
nCO2 = n(a+b) = 0,75 (1)
nH2O = (n+1)a + mb/2 = 0,8 (2)
nH2 = ax/2 + b/2 = 0,125 (3)
nO = ax+2b + 2.0,975 = 2.0,75 +0,8 (4) ..............................................
Từ (1); (3), (4): b = 0,1 ; ax = 0,15; (na+0,1) = 0,75
Do: 0<a ≤ 0,15 nên 3≤ n <7,5
Xét các giá trị nguyên của n từ 3 đến 7 thấy có 2 cặp nghiệm hợp lí:
TH 1: A: C3H8O và B: C3H4O2
TH 2: A: C5H12O3 và B: C5H10O2 .................................................
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Lưu ý: Học sinh làm theo cách khác và đúng vẫn cho điểm tối đa
File đính kèm:
- 3.14.doc