I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết đính khuy 2 lỗ.
- Đính được khuy 2 lỗ đúng quy định, đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG :
- Mẫu đính khuy 2 lỗ.
- Một số sản phẩm được đính khuy 2 lỗ
- Vật liệu dụng cụ :
+ Một số khuy 2 lỗ.
+ Vải, kích thước 20 x 30 cm
+ Chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3598 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ thuật lớp 5 kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 :
ND: Thứ 2, ngày 24/8/2009
Tiết 1 : ĐÍNH KHUY 2 LỖ
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết đính khuy 2 lỗ.
- Đính được khuy 2 lỗ đúng quy định, đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG :
Mẫu đính khuy 2 lỗ.
Một số sản phẩm được đính khuy 2 lỗ
Vật liệu dụng cụ :
+ Một số khuy 2 lỗ.
+ Vải, kích thước 20 x 30 cm
+ Chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiết 1 :
1. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra dụng cụ học sinh.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Đính khuy 2 lỗ
b) Nội Dung :
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mẫu
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu khuy 2 lỗ
- Học sinh quan sát và nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc
- Giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ
- Học sinh quan sát và nhận xét về đường chỉ khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- Giáo viên giới thiệu sản phẩm (áo) đuợc đính khuy 2 lỗ
* Kết luận : Khuy (còn đuợc gọi là cúc, nút) đuợc làm bằng nhiều vật liệu khác nhau với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Khuy đuợc đính vào vảibằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải.
Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng nhau với vị trí của lỗ khuyết.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Học sinh đọc luớt mục I SGK.
3 cm
- HD cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ.
- Học sinh quan sát
- Vạch dấu cách mép vải ?
3 cm
A
B
4 cm
1,5 cm
- Gấp vải khâu lược
- Vạch đường thẳng cách mép vải ? (1,5cm)
- Vạch 2 dấu cách nhau ?
4 cm
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên thực hành lại thao tác.
- Giáo viên hướng dẫn nhanh lại bước1
* Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- Xâu chỉ vào kim
B
3 cm
- Giáo viên HD thao tác đính khuy vào vải (SGK)
a) Đính khuy
- Lên kim từ dưới vải qua lỗ khuy thứ nhất.
B
1,5 cm
- Xuống khuy ở lỗ kim thứ 2, rút chỉ
Tiếp tục lên xuống kim như vậy cho đến khi được 4 – 5 lần.
- Học sinh quan sát
b) Quấn chỉ quanh chn khuy.
- Lên kim qua 2 lượt vải sát cghân khuy nhưng không qua lỗ khuy.
- Quấn 3, 4 vịng chỉ quanh chn khuy.
- Kết thúc, gút chỉ : giáo viên hướng dẫn
B
- Học sinh thao tác lại quy trình đính khuy
- Học sinh và giáo viên nhận xét
3. Củng cố – dặn dò
- Giáo viên nhắc lại các thao tác của quy trình đính khuy
- Học sinh nhắc lại quy trình
- Chuẩn bị : Khuy, vải, kim chỉ giờ sau thực hành.
- Nhận xét chung
TUẦN 2
ND: Thứ 3, ngày 1-9-2009
Tiết 2 : ĐÍNH KHUY 2 LỖ ( tiết 2)
Hoạt động 3 : Học sinh thực hành
1. Kiểm tra đồ dùng học sinh
2. Học sinh thực hành
- Học sinh nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
- Giáo viên nhận xét nhắc nhở 1 số lưu ý khi đính khuy 2 lỗ.
- Học sinh thực hành :
+ Vạch dấu
+ Gấp vải, khâu lược
+ Vạch dấu điểm đính khuy
+ Đính khuy
+ Quấn chỉ quanh chân khuy, kết thúc.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ, nhận xét.
* Hoạt động 4 : Kết thúc
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau : Thêu dấu nhân
- Nhận xét chung
TUẦN 3
ND: Thứ 3, ngày 8/9/2009
Tiết 3 : THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm của mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG :
Mẫu thêu dấu nhân (X)
Vật liệu dụng cụ : vải trắng KT 10 x 15 cm
Kim khê len.
Len, phấn màu, bút chì, khung thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiết 1 :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Thêu dấu nhân (X )
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mẫu.
- Giáo viên giới thiệu mẫu thêu dấu X
a) Mặt phải đường thêu
- Học sinh quan sát, nhận xét
Mặt trái đường thêu
- Nêu đặc điểm của đuờng thêu dấu X ở mặt phải và trái của đường thêu ?
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm đuợc thêu trang trí bằng dấu nhân.
- Mũi thêu dấu nhân được thêu ở những đâu ?
* Giáo viên kết luận :
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Học sinh đọc mục II SGK
- Thêu dấu nhân gồm có mấy buớc ? là những bước nào ?
2 bước :
+ Vạch đường dấu.
+ Thêu dấu nhân theo đường dấu
- Học sinh đọc mục 2 SGK
* Vạch dấu
- Hai đường dấu song song cách nhau bao nhiêu cm ? (1cm)
- Điểm cách mép bao nhiêu cm ? (2cm)
- Giữa các điểm cách nhau bao nhiêu cm ? (1cm)
Vạch dấu đường thêu
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
* Lưu ý : 4 điểm trên 2 đường dấu tạo thành hình vuông.
- Giáo viên thao tác vạch dấu.
- Học sinh lê thao tác lại
Bắt đầu thêu
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
* Thêu dấu X theo đường dấu :
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Học sinh nêu quy trình thêu như các mục a, b, c, d SGK
a) Bắt đầu thêu :
- Lên kim tại B’ trên đường dấu thứ 2, rút chỉ cho sát vào mặt sau của vải.
b) Thêu mũi thứ nhất :
- Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất, xuống kim tại A, lên kim tại B.
- Chuyển kim về đường dấu thứ 2. Xuống kim tại A’, lên kim tại C’. đuợc mũi thứ nhất.
Thu nửa mũi thứ nhất
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
Thu mũi thứ nhất
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
c) Thêu mũi thứ hai :
- Chuyển kim sang đường dấu thứ nhất, xuống kim tại B, lên kim tại C.
Thu nửa mũi thứ hai
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
Thu mũi thứ hai
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
- Quan sát hình bên nêu cách thêu mũi thứ 2
Thu cc mũi tiếp theo
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
- Nêu cách thêu dấu nhân mũi thứ 3, 4, …
e) Kết thúc đường thêu :
- Xuống kim, lật vải và gút chỉ cuối đường thêu : (đã học ở lớp 4)
Kết thúc đường thêu
G E D C B A
G’ E’ D’ C’ B’ A’
* Giáo viên thao tác mẫu.
Gút chỉ
- Giáo viên thêu mũi 1 và mũi 2.
- Học sinh lên thao tác tiếp mũi 3, 4
- Học sinh ở dưới thêu nháp.
* Nêu lại quy trình thêu.
* Giáo viên lưu ý kết thúc đường thêu.
- Học sinh đọc ghi nhớ
3. Củng cố – dặn dò :
- Quy trình thêu dấu X gồm mấy bước ? là những bước nào ?
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ tiết sau thực hành.
TUẦN 4
ND: Thứ 3, ngày 15-9-2009
Tiết 4 : THÊU DẤU NHÂN (tiết 2)
*Hoạt động 3 : Học sinh thực hành :
- Học sinh nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Gọi học sinh lên thêu mẫu 2 mũi.
- Lưu ý : Thêu từ trái sang phải, rút chỉ vừa phải cho vải không bị dúm.
Giáo viên nhận xét và lưu ý :
Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu X chỉ bằng ½ hoặc 1/3 kích thước mũi đang thêu. Do vậy khi đã biết cách thêu chúng ta áp dụng hêu trang trí thì thêu mũi nhỏ.
- Học sinh thực hành thêu.
- Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ những em yếu, còn lúng túng.
* Hoạt động 4 : Hoàn thành sản phẩm :
- Học sinh đính sản phẩm đã hoàn thành vào tập
- Trưng bày sản phẩm truớc lớp
- Giáo viên và học sinh nhận xét theo yêu cầu :
+ Mũi thêu đều
+ Đường thêu ngay ngắn, đúng kĩ thuật
+ Vải không bị dúm
3. Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết sau : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Nhận xét tiết học
TUẦN 5
ND: Thứ ba, ngày 22-9-2009
Tiết 5 : MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN
VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU :
Học sinh cần phải :
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an taòn tong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG :
-Tranh một số dụng cụ đun, nấu và ăn uống thông thường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun nấu thông thường trong gia đình
- Tổ chức nhóm 4
- Học sinh kể tên các loại dụng cụ đun nấu có trong gia đình em.
- Ghi theo từng nhóm
1. Bếp đun.
2. Dụng cụ nấu
3. Dụng cụ dùng để bày thức ăn bà ăn uống
4. Dụng cụ cắt thái thực phẩm
5. một số dụng cụ khác.
- Học sinh báo cáo
- Học sinh nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
* Hoạt động 2 : Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- Học sinh làm việc theo nhóm 6 đọc thông tin SGK và nhũng hiểu biết của em hoàn thành phiếu bài tập sau :
Loại dụng cụ
Tên các dụng cụ
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụg cụ nấu
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống
Dụng cụ cất, thài thực phẩm
Các dụng cụ khác
- Học sinh báo cáo kết quả
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả
- Học sinh làm cá nhân.
- Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi loại dụng cụ sau :
A
B
- Bếp đun có tác dụng
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hnìh thực phẩm trước khi chế biến
- Dụng cụ nấu dùng để
Giúp cho việc ăn uống thuận tiện, hợp vệ sinh.
- Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Cung cấp nhiệt để làm chín lương thục thực phẩm
- Dụng cụ cắt thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
Nấu chín và chế biến thực phẩm
3. Củng cố – Dặn dò :
- Học bài, lưu ý khi sử dụng các tiết bị nếu ăn và ăn uống.
- Chuẩn bị bài : Chuẩn bị nấu ăn.
TUẦN 6
ND: Thứ ba, ngày 29-9-2009
Tiết 6 : CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU :
+ Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn ; Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn ; Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG :
Trang ảnh một số loại thức ăn : rau, quả…Một số thực phẩm tươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên và nêu tác dụng của một số loại dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Chuẩn bị nấu ăn
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Học sinh đọc SGK
- Học sinh trao đổi nhóm đôi :
- Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
Học sinh nêu
- Giáo viên kết luận :
Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn, cần chuẩn bị một số công việc như : chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,… nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến món ăn.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a) Cách chọn thực phẩm :
- Học sinh quan sát hình 1 :
+ Chọn thực phẩm có tác dụng gì ?
- Giáo viên kết luận :
- Đảm bảo đủ lượng đủ chất.
- Thực phẩm sạch, an toàn.
-Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. An ngon miệng.
- Hướng dẫn học sinh chọn một số loại thực phẩm : các loại rau, thịt, cá,…
b) Cách sơ chế thực phẩm.
Học sinh đọc nội dung mục 2 SGK
- Nêu những công việc thường làm trước khi nấu nấu một món ăn nào đó ?
- Loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra tuỳ theo một số loâi thực phẩm ta có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm,… những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm.
- Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm.
Học sinh nêu SGK
- Theo em cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả ?
Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?
- Giáo viên kết luận : (SGK)
Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực pẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả.
- Nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
- Hằng ngày em đã lam2 những công việc gì giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn ?
+ Nối cụm từ ở cột A với cột B cho đúng
A
B
1. Khi sơ chế rau xanh cần phải :
a) Gọt vỏ, tước sơ, rửa sạch
2. Khi sơ chế củ, quả cần :
b) loại bỏ nhũng phần không ăn được nhu vây, ruột, đâu, rửa sạch
3. Khi sơ chế cá, tôm cần phải :
c) dùng dao cạo sạch bì, rửa sạch.
4. Khi sơ chế thịt cần phải:
d) nhặt bỏ rễ, phần dập nát, lá héo úa, sâu,…rửa sạch.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố – dặn dò :
- Thực hành ở nhà những điều đã học.
- Chuẩn bị tiết sau : Nấu cơm.
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 7
ND: Thứ ba, ngày 6-10-2009
Tiết 7 : NẤU CƠM
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh cần biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG :
Gạo, nồi cơm thường và nồi cơm điện.
Bếp ga nhỏ.
Dụng cụ đong gạo.
Rá, chậu vo gạo.
Đũa dùng nấu cơm.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TIẾT 1 :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
- Giáo viên nhận xét
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Nấu cơm
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
- Ở gia đình em đã bao giờ nấu cơm chưa ?
- Khi nấu cơm em đã làm như thế nào ?
Học sinh nêu
- Em nấu cơm bằng bấp đun hay bằng nồi cơm điện ?
Giáo viên kết luận :
Có 2 cách nấu cơm chủ yếu là nấu bằng soong hoặc nồi trên bếp đun (bếp củi, bếp ga, bếp điện,…) và nấu cơm bằng nồi cơm điện..
Hiện nay nhiều gia đình thường nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Giáo viên nêu vấn đề : Nấu cơm bằng nồi cơm điện hay bằng bếp đun như thế nào để cơm vhín đều và dẻo ? hai cách nấu cơm nàu có những ưu điểm và nhược điểm gì và có những điểm nào giống và khác nhau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Học sinh làm việc theo phiếu học tập. Đọc thông tin SGK và quan sát hình 1, 2, 3, trao đổi nhóm 4 theo nội dung sau:
- Thời gian thảo luận 15’
1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ?
2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện ?
3. Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun ?
4. Theo em muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu (chín đều, dẻo) cần chú ý khâu nào ?
5 Nêu ưu điểm, nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun ?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên và Học sinh nhận xét.
Giáo viên kết luận :
- Nấu cơm bằng bếp đun nên chọn nồi dày đáy (như nồi gang) để nấu cơm không bị cháy.
- Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừ phải, tùy theo gạo để xác định lượng nước cho phù hợp.
- Có thể cho gạo và nước vào nồi ngay từ đầu rồi mới bắc lên bếp đun hoặc cũng có thể đun nước sôi rồi mới cho gạo vào (cách này cơm sẽ ngon hơn.)
- Khi cơm đã cạn nước phải đun nhỏ lửa. Nếu nấu bằng bếp than, khi cơm đạ cạn nước phải kê miếng sắt dày lên bếp rồi mới đặt nồi lên…
- Trong truờng hợp nếu cơm bị khét ta có thể cho vào nồi cơm một viên than củi thổi sạch tro, bụi hoặc cho vào nồi cơm một củ hành khô để khử mùi khét.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun ?
- Về nhà giúp gia đình nấu cơm.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 8
ND: Thứ ba, ngày 13-10-2009
Tiết 8 : NẤU CƠM (tiết 2)
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Học sinh nhắc lại những nội dung ở tiết 1.
+ Khi nấu cơm bằng bếp đun em cần chuẩn bị những gì ?
- Học sinh đọc nội dung mục 2 và quan sát hnìh 4 SGK.
- Học sinh trao đổi nhóm 4 cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện và bằng bếp đun.
+ Giống : Cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và đồ vo gạo.
+ Khác : Về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
- Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Ở gia đình em thường nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào ?
- Em hãy so sánh cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun.
- Giáo viên lưu ý cách nấu cơm bằng nồi cơm điện :
- Phần chuẩn bị cũng như nấu cơm bằng bếp đun.
- Sử dụng nồi cơm điện cần lưu ý lau tay khô trước khi cắm phích cắm vào ổ điện.
- Căn mực nước tùy thuộc vào loại gạo để ước lượng cho phù hợp.3
- Cần lau khộ đáy nồi trước khi đặt nồi vào bếp.
* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Có mấy cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ?
- Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? Em nêu cách nấu cơm đó.
3. Củng cố – dặn dò
- Về nhà phụ giúp cha mẹ nấu cơm.
- Chuẩn bị bài : Luộc rau
TUẦN 9
ND: Thứ ba, ngày 20-10-2009
Tiết 9 : LUỘC RAU
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biếtcách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG :
Tranh ảnh như SGK, một số dụng cụ nấu ăn : nồi, bếp ga nhỏ, rau muống.
Vở bài tập thực hành của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện ?
Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Luộc rau
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
- Ở gia đình em em đã có lần nào phụ giúp gia đình nấu ăn chưa.
- Để chuẩn bị cho việc luộc rau em cần làm gì ?
- học sinh nêu.
- Học sinh quan sát các hình SGK trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau :
- Nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ?
Rau muống, rau cải.
Chậu rửa, nồi luộc, đũa bếp.
- Trước khi luộc rau em cần làm gì ?
- Học sinh nêu lại cách sơ chế rau.
- Học sinh lên bảng thực hành sơ chế rau.
- Giáo viên lưu ý ở một số loại rau củ :
rau cải, bắp cải, đậu cô ve, nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ chất din dưỡng của rau.
* Hoạt dộng 2 : Tìm hiểu cách luộc rau
- Học sinh đọc mục 2 và quan sát hình 3 SGK nhớ lại cách luộc rau đã làm ở gia đình để nêu cách luộc ru cho các bạn biết.
- Giáo viên lưu ý :
+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
+ Nên cho một ít muối vào nuớc luộc để rau đậm và xanh.
+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào.
+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần và đun to lửa cho rau chín đều.
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả
- Em hãy nêu các buớc luộc rau ?
- So sánh cách luộc rau ở gia đình em trước đây với cách luộc rau của bài học hôm nay xem có gì giống và khác nhau.
3. Củng cố – dặn dò :
- Vận dụng kiến tức của bà học hôm nay về nhà phụ giúp gia đình nấu ăn.
- Chuẩn bị bài : Bày dọn thức ăn trong gia đình.
- Nhận xét chung.
TUẦN 10
ND: Thứ ba, ngày 27-10-2009
Tiết 10 : BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách bày dọn bữa ăn trong gia đình.
- Có ý thức dọn trước và sau bữa ăn.
I. ĐỒ DÙNG :
- Hình ảnh SGK
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
Luộc rau
- Nêu cách luộc rau.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Nội dung :
* Hoạt dộng 1 : Tìm hiểu cách bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Học sinh quan sát hình SGK và đọc nội dung mục 1 và trả lời câu hỏi :
- Mô tả cách trình bày thức ăn và dụng cụ ăn uống ở gia đình.
- Học sinh nêu, giáo viên nhận xét.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn thức ăn trước bữa ăn :
- Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xép hợp lý, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- giáo viên kết luận :
- Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình ; dụng cụ ăn uống phỉ khô ráo, sạch sẽ.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn :
- Giáo viên nêu : Thu dọn bữa ăn là công việc thường làm ở gia đình.
- Học sinh đọc SGK mục 2.
- Chúng ta nên thu dọn bữa ăn khi nào ?
- Giáo viên lưu ý :
Công việc thu dọn bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người đã ăn xong. Không thu dọn khi còn có người đang ăn và cũng không nên để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Em hãy nêu tác dụng của việc bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Em hãy kể tên những công việc có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn.
3. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị bài sau : Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
TUẦN 11
ND: Thứ ba, ngày 3-11-2009
Tiết 11 : RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
MỤC TIÊU :
Học sinh nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong giai đình.
Có ý thức giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG :
Trang ảnh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
Bày dọn bữa ăn trong gia đình
- Hằng ngày khi ăn xong em thường làm gì ?
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Hãy kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình em ?
- Nếu như những dụng cụ nấu ăn và ăn uống đó không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào ?
- Giáo viên kết luận :
Những dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau khi sử dụng xong phải được rửa sạch không đoể qua đêm hoặc qua bữa sau.. rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sẽ làm cho các dụng cụ này khô ráo đồng thời không có vi khuẩn gây bệnh và còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ này không bị hoen gỉ.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi, quan sát hình và đọc nội dung trong SGK nêu trình tự rửa chén sau bữa ăn.
Học sinh trao đổi nhóm đôi và nêu.
- Giáo viên lưu ý :
- Trước khi rửa chén cần dồn hết thức ăn còn dư vào một chỗ, sau đó tráng qua một lượt bằng nước.
- Rửa li tách trước rồi mới rửa chén đĩa để tránh có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
- Dùng nước rửa chén để rửa hoặc dùng nước vo gạo để rửa, dùng miếng rửa chén hoặc xơ mướp để rửa cả mặt trong và mặt ngoài.
- Dụng cụ sau khi rửa bằng nước rửa chén phải rửa lại bằng nước sạch 2 lần..
- Up dụng cụ ăn uống đã rửa vào rổ hoặc giá chén, nên phơi ngoài trời nắng cho khô ráo.
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả
- Em hãy cho biết vì sao phải rửa chén bát ngay sau khi ăn xong ?
- Ở gia đình em thường rửa bát như thế nào ?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
Hằng ngày em thường làm gì sau khi ăn xong ?
- Nhận xét chung
- Chuẩn bị bài sau : Cắt khâu thêu.
TUẦN 12
ND: Thứ ba, ngày 10-11-2009
Tiết 12 : CẮT , KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh cần :
+ Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
+ Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
+ Rèn luyện sự kheo léo, tỉ mỉ và khả năng sáng tạo.
II. DỒ DÙNG :
Mẫu túi xách tay bằng vải có thêu trang trí.
Vải, khung thêu, kim, chỉ thêu.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC :
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới :
* Hoạt dộng 1 :
Quan sát, nhận xét mẫu ;
- Giáo viên giới thiệu mẫu thêu túi xách tay.
- Học sinh nhận xét veề đặc điểm, hình dạng của úi xách tay.
- Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của túi xách tay.
- Túi có hình chữ nhật gồm thân túi, quai túi. Quai túi được đính vào 2 bên miệng túi.
- Túi được khâu bằng mũi khâu thường.
- Một mặt của thân túi có thêu trang trí.
* Hoạt động 2 :
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
- Học sinh đọc nội dung SGK và quan sát các hình 2,4,5 để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
- Học sinh nêu cách thực hiện từng bước.
- Giáo viên giải thích minh họa 1 số điểm cần lưu ý :
+ Thêu trang trí trước khi khâu túi.
+ Khâu miệng túi trước rồi khâu thân túi.
+ Gấp mép và khâu lược để cố định ở mép trái vải sau đó lật vải sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép.
+ Khâu thân túi, gấp đôi mảnh vải, mặt phải úp vào mặt trái ra ngoài. Khâu lần lượt.
+ Đính quai túi ở 2 mặt trái của túi.
- Học sinh thực hành đo, cắt vải.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét chung
- Chuẩn bị bài sau thực hành tiếp.
TUẦN 13
ND: Thứ ba, ngày 17-11-2009
Tiết 1 3: CẮT , KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (tiết 2)
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học sinh .
2. Bài mới :
* Hoạt động 3 :
Học sinh thực hành
- Giáo viên kiểm tra sản phẩm đo, cắt tiết trước.
- Học sinh can và thêu hình trang trí.
+ Vẽ can hình trang trí
- Giáo viên lưu ý chon hình có chi tiết đơn giản, kích thước vừa phải phù hợp với tấm vải túi,
- Đặt giấy can lên trên tấm vả, đặt hình vẽ lên trên giấy can, dùng viết chì vẽ theo nét vẽ của hình.
+ Thêu trang trí.
- Dùng mũi têu đã học theo theo hình vừa vẽ.
- Học sinh thực hành
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Học sinh viền gấp mép.
+ Lật trái mặt vải
+ Đo từ mép xuống 1cm kẻ 1 đường thẳng.
+ Đo từ mép gấp xuống 3 cm kẻ 1 đừong song song với đuờng trên.
+ Gấp mép và khâu lược.
+ Lật mặt phải khâu viền bằng mép bằng mũi khâu thường.
3. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị tiết sau làm tiếp.
TUẦN 14
ND: Thứ ba, ngày 24-11-2009
Tiết 14: CẮT , KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (tiết 3)
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học sinh
2. Bài mới :
* Hoạt động 4 : Học sinh thực hành.
+ Khâu thân túi.
Học sinh thực hiện
- Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài, mặt phải úp vào trong.
- Vạch đường dấu cách mép vải 1cm
- Khâu theo đường dấu.
+ Khâu quai túi.
- Vạch dấu 2 đường thẳng cách mép 1cm của mảnh vải làm quai túi.
- Gấp 2 mép vải vào trong theo
File đính kèm:
- KY THUAT.doc