Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những khái niệm vệ sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ đã biết bày tỏ tình cảm của mình đối với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ qua cử chỉ, hành động, lời nói. Ngay từ tháng thứ 4-5 trẻ đã bắt đầu biết chú ý, lắng nghe lời nói của người khác, biết hóng chuyện. Khi bước vào lứa tuổi nhà trẻ từ 18-36 tháng nhìn chung trẻ phát âm tưiơng đối rõ một số từ đơn giản, biết bắt chước theo lời nói của người khác. Một số cháu cá biệt đã 24 tháng chỉ mới bắt đầu biết ê a, một số cháu tuy đã nói được nhưng chưa mạnh dạn, đa số cháu đều nói ngọng, phát âm chưa chính xác, nói lắp nhiều. Chính vì vậy việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tập cho trẻ nói đúng, nói rõ câu là một trong những việc trọng tâm tâm của giáo viên nhà trẻ, vì vậy tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần phải được đưa vào trong mọi hoạt động của cháu ở trường, trong các môn học, đặc biệt là môn nhận biết tập nói vì việc sử dụng ngôn ngữ là một phản xạ có điều kiện nên phải được tập luyện thường xuyên và có phương pháp
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để giúp trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ NHÀ TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những khái niệm vệ sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ đã biết bày tỏ tình cảm của mình đối với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ qua cử chỉ, hành động, lời nói. Ngay từ tháng thứ 4-5 trẻ đã bắt đầu biết chú ý, lắng nghe lời nói của người khác, biết hóng chuyện. Khi bước vào lứa tuổi nhà trẻ từ 18-36 tháng nhìn chung trẻ phát âm tưiơng đối rõ một số từ đơn giản, biết bắt chước theo lời nói của người khác. Một số cháu cá biệt đã 24 tháng chỉ mới bắt đầu biết ê a, một số cháu tuy đã nói được nhưng chưa mạnh dạn, đa số cháu đều nói ngọng, phát âm chưa chính xác, nói lắp nhiều. Chính vì vậy việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tập cho trẻ nói đúng, nói rõ câu là một trong những việc trọng tâm tâm của giáo viên nhà trẻ, vì vậy tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần phải được đưa vào trong mọi hoạt động của cháu ở trường, trong các môn học, đặc biệt là môn nhận biết tập nói vì việc sử dụng ngôn ngữ là một phản xạ có điều kiện nên phải được tập luyện thường xuyên và có phương pháp
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Nắm vững phương pháp, quan tâm tới những cháu cá biệt:
Ơû lứa tuổi nhà trẻ do sự tiếp xúc của trẻ chưa nhiều nên sự nhận biết về môi trường xung quanh còn hạn chế, ngôn ngữ diễn đạt chưa nhiều do đó trong quá trình dạy trẻ nói tôi đã cho trẻ quan sát nhiều sự vật hiện tượng xung quanh, khi quan sát tôi kết hợp đặt ra các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời đồng thời tập cháu nói thành câu, nói đủ ý, rõ lời, uốn nắn ngay khi trẻ phát âm sai. Đối với những cháu nói chậm, nói ngọng, nói lắp tôi phải rất kiên trì luyện tập cho cháu, cho cháu cùng tham gia vào các hoạt động của nhóm, dành thời gian trò chuyện nhiều với cháu, tập cho cháu phát âm những từ cháu hay bị ngọng. Khi cháu đã phát âm tương đối tốt, tôi sẽ tập dần cho nói từng câu ngắn rồi dần dần đến những câu dài phức tạp hơn.
Dạy trẻ tập nói trong các tiết học:
Ơû khối nhà trẻ trong tất cả các tiết học đều có lồng vào phần tập nói và dạy trẻ phát âm. Ví dụ: trong bộ môn nhận biết tập nói cô giáo dạy trẻ nhận biết gọi đúng tên các đồ dùng, các, các loại rau quả, các con vật ….khi trẻ đã nhận ra được các sự vật trên, tôi sẽ tiến hành việc luyện cho trẻ tập nói, lúc đầu cho trẻ tập nói tập thể nhiều lần để các cháu yếu có thể bắt chước bạn nói theo cô. Sau đó cô cho từng cháu nhắc lại, cố giáo sẽ phát hiện ra những cháu phát âm chưa đúng và sửa cho cháu. Bên cạnh đó tôi còn đặt những câu hỏi, câu đố
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(2).doc