Lập kế hoạch dạy học

Mô đun này nhằm bồi dưỡng cho GV THCS và THPT những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết về Lập kế hoạch dạy học môn học để giúp họ có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 8 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học.

 

ppt37 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lập kế hoạch dạy học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô đun 5 LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC TS. Bùi Phương Nga Mục tiêu chung Mô đun này nhằm bồi dưỡng cho GV THCS và THPT những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết về Lập kế hoạch dạy học môn học để giúp họ có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 8 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học. Mục tiêu cụ thể Hoàn thành mô đun 5, HV cần đạt được các yêu cầu sau: Xác định được các minh chứng của tiêu chuẩn 3 có liên quan đến tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học và trình bày được các mức độ đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn 3 tiêu chí 8. Tự đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài học của bản thân hiện nay đang ở mức độ đánh giá xếp loại nào để có kế hoạch phấn đấu đạt mức điểm tối đa.   Mục tiêu cụ thể (tiếp theo) Có kĩ năng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài học đạt chuẩn ở mức điểm tối đa. Tự tin và có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài học đạt chuẩn ở mức điểm tối đa. NỘI DUNG Tìm hiểu về Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học và Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học . Xây dựng kế hoạch dạy học năm học môn học đáp ứng các mức độ của tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch bài học đáp ứng các mức độ của tiêu chí 8 TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ TIÊU CHÍ 8. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC (60 phút) I. MỤC TIÊU Kể tên được các tiêu chuẩn trong chuẩn nghề nghiệp của GV. Nêu được tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3 : Năng lực của GV và các minh chứng có thể dùng để đánh giá tiêu chuẩn 3 trong chuẩn nghề nghiệp của GV. Phân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có để thực hiện tiêu chí 8. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8. NỘI DUNG 1. Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học và các minh chứng của tiêu chuẩn 3. 2. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học và các mức độ đánh giá xếp loại GV theo tiêu chí 8. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Văn bản Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2. Giấy Ao, bút dạ/bút sáp các màu, băng dính. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÁC MINH CHỨNG Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ? Trong Tiêu chuẩn 3 có bao nhiêu tiêu chí, đó là những tiêu chí nào ? Nêu tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3. Căn cứ vào đâu để đánh giá năng lực dạy học của GV ? Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm 6 tiêu chuẩn Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất đạo đức chính trị và lối sống Tiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục Tiêu chuẩn 3. Năng lực dạy học Tiêu chuẩn 4. Năng lực giáo dục Tiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp Trong Tiêu chuẩn 3 có 8 tiêu chí, đó là từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 15. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Các minh chứng được dùng để đánh giá năng lực dạy học của GV 1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý. 3. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh ...). 4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học (nếu có). 6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có). 8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần). HOẠT ĐỘNG 2: TIÊU CHÍ 8: KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHÍ 8 Mục tiêu Phân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có để thực hiện tiêu chí 8. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8. Phiếu bài tập Để thực hiện được Tiêu chí 8. Lập kế hoạch dạy học đòi hỏi người GV phải có những năng lực sau : Thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học trong kế hoạch năm học/bài học. Có khả năng xác định những nội dung giáo dục có thể tích hợp vào môn học/bài học và biết tích hợp chúng một cách phù hợp, không gượng ép, không làm mất tính đặc trưng của môn học. Có năng lực lập kế hoạch bài học theo quan điểm phân hóa nhằm đáp ứng trình độ nhận thức, phong cách học tập, … của HS lớp mình phụ trách. Có năng lực xây dựng môi trường lớp học (môi trường vật chất và tinh thần) tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy được tính tích cực học tập của HS. Nội dung 2 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8 (120 phút) MỤC TIÊU Đánh giá xếp loại được một số kế hoạch dạy học năm học môn học theo các mức độ của tiêu chí 8. Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học môn học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8. NỘI DUNG Đánh giá xếp loại một số kế hoạch dạy học năm học hiện hành. Xây dựng kế hoạch dạy học năm học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2. Kế hoạch dạy học năm học các môn : Sinh học (lớp 12), Hóa học (lớp 11), Địa lí (lớp 10), Ngữ văn (lớp 6), Toán (lớp 9), Lịch sử (lớp 7), Tiếng Anh (lớp 8) Giấy Ao, bút dạ, băng dính. HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI MỘT SỐ KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC HIỆN HÀNH Phiếu bài tập cá nhân Gợi ý phân tích KHDH năm học trước khi điền vào phiếu Bài tập Có hay không có mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung) của môn học ? Có hay không có mục tiêu của bài học ? Có sử dụng các động từ có thể lượng hóa/đánh giá được để viết mục tiêu chưa ? Có thể hiện được mục tiêu giáo dục tích hợp hay không ? Nếu có, đã thể hiện như thế nào (phù hợp hay gượng ép,…) ? Có thể hiện việc điều chỉnh KHDH năm học cho phù hợp với hướng dẫn năm học của môn học, đặc điểm HS, điều kiện địa phương hay không ? HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8 Nội dung 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐÁP ỨNG ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ CỦA TIÊU CHÍ 8 MỤC TIÊU Đánh giá xếp loại được các kế hoạch bài học hiện hành theo các mức độ của tiêu chí 8. Xác định những căn cứ để thiết kế 1 kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8. Thiết kế được kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8. NỘI DUNG Đánh giá xếp loại một số kế hoạch bài học hiện hành. Những căn cứ để thiết kế 1 kế hoạch bài học đáp ứng được các mức độ của tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch bài học năm học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1, 2. Một số kế hoạch bài học hiện hành của các môn học được dạy ở các trường THCS và THPT Giấy Ao, bút dạ, băng dính. HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI HỌC HIỆN HÀNH Phiếu bài tập cá nhân Họ và tên : …. Thực hành đánh giá kế hoạch bài học môn ………………. lớp …………theo các mức độ của tiêu chí 8. HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ THIẾT KẾ KHBH ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ CỦA TIÊU CHÍ 8 Xuất phát từ đặc điểm đặc trưng của môn học được thể hiện qua : Mục tiêu, nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng …và phân phối chương trình. Xuất phát từ đối tượng học tập (trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm cá nhân khác và kỹ năng và thái độ của HS đối với môn học ). Xuất phát từ điều kiện dạy học thực tế của lớp học và nhà trường (cơ sở vật chất phòng, lớp, các phương tiện đồ dùng thiết bị được trang bị,….). Xuất phát từ năng lực của mỗi GV (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là sự hiểu biết và khả năng áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn học). …. HOẠT ĐỘNG 3: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Bước 1 Xác định chuẩn KT, KN bài học Phân tích HS Xác định mục tiêu bài học Bước 2 Xác định vấn đề học tập Lựa chọn PP, PT, HTTC DH Thiết kế hoạt động học tập Bước 3 Kiểm tra KHBH Các câu hỏi giúp phân tích HS: HS đã biết những gì (KT), và làm được gì (KN) liên quan đến bài học này? HS cần học được những gì từ bài học này? HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào trong bài học này? HS có những thuận lợi gì khi học bài này? Với dạng bài này, HS thích những loại hoạt động học tập nào, đã có những KN gì để khám phá KT mới? Các em có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào? Các em có những kĩ năng trình bày nào? HS sẽ thích gì và không thích gì ở bài học này? Yêu cầu khi viết mục tiêu bài học (theo SMART) SMART là từ ghép từ 5 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của mỗi yêu cầu khi viết mục tiêu bài học S (Simple Specific): Đơn giản, cụ thể. M (Measurable): Có thể đo, đếm được, được thể hiện bằng động từ hành động. A (Attainable): Có thể đạt được. R (Realistic) Thực tế (điều kiện thực hiện) T (Time - bound) Có giới hạn thời gian. HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8

File đính kèm:

  • pptMô đun_5.ppt
Giáo án liên quan