Liên văn bản trong đàn ghi ta của lorca của Thanh Thảo

Đàn ghi ta của Lorca được sáng tác theo lối thơ Siêu thực, khai thác các lớp nghĩa ẩn thứ hai, thứ ba của hình tượng. “Khoảng cách” từ trường liên tưởng của Siêu thực, so với các thể thơ trước đó, được mở rộng tối đa đến mức có thể. Nhiều khi khoảng trống đó không có bến bờ, nơi ngay cả một cây cầu nhỏ cũng không có chỗ bắc sang, để làm điểm tựa cho tư duy hình tượng. Ra đời sau trường phái Đa đa (1916–1922) chút ít và thường được xem là một nhánh của Đa đa, nhưng Siêu thực được chấp nhận rộng rãi và có ảnh hưởng nhiều hơn Đa đa tới việc sáng tạo thơ sau đó.

Phần đông các nhà nghiên cứu xác định thời điểm ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại thường trong khoảng từ 1950 đến 1970. Tiêu chí xác định được họ đưa ra là sự rã tan của những đại tự sự, của sự phi trung tâm, của việc chấp nhận những yếu tố ngoại biên trở thành yếu tố quan trọng như những yếu tố được xem là cốt lõi, trung tâm trước đó Quan niệm này không có gì sai. Đặc biệt nhiều cuốn từ điển còn chỉ rõ tác giả và tác phẩm mở đầu cho chủ nghĩa hậu hiện đại. Đấy là Samuel Beckett với Chờ đợi Godot, vở kịch được trình diễn vào năm 1953.

Cách lấy mốc từ 1950 trở đi chỉ đúng với kịch. Còn với thơ, mốc đó phải lùi lại từ thơ Đa đa hay thơ Siêu thực. Và ta có thể nói đây chính là hai chủ soái của cuộc tấn công vào lối viết của chủ nghĩa hiện đại một cách quyết liệt nhất. Nếu Đa đa khước từ nghĩa của thơ được đặt trên lối tư duy liền kề nhân quả của trật tự tuyến tính thì Siêu thực ít cực đoan hơn, bằng cách tạo ra nhiều khoảng trống trong tư duy thơ, trong mạch tiếp nhận, các nhà Siêu thực vẽ nên một mô hình sáng tạo mới mà ở đó, năng lực tưởng tượng và liên tưởng được giải phóng tối đa. Lối viết “gián đoạn”, “phi nhân quả” trong thơ ra đời. Khoảng cách gián đoạn càng lớn, người đọc càng có điều kiện xâm nhập nhiều hơn vào tiến trình sáng tạo thơ.

Như thế một mặt các nhà Siêu thực chủ trương sử dụng ngôn từ bình thường của cuộc sống, trả ngôn từ về với xuất phát điểm nguyên sơ của nó, mặt khác họ sẵn sàng sử dụng trở lại những hình ảnh thuộc dạng điển tích, những hình ảnh có sức biểu tượng cao để tăng thêm chiều sâu cho diễn ngôn thơ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên văn bản trong đàn ghi ta của lorca của Thanh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN VĂN BẢN TRONG 'ĐÀN GHI TA CỦA LORCA' CỦA THANH THẢO PGS.TS Lê Huy Bắc Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội     Đàn ghi ta của Lorca được sáng tác theo lối thơ Siêu thực, khai thác các lớp nghĩa ẩn thứ hai, thứ ba của hình tượng. “Khoảng cách” từ trường liên tưởng của Siêu thực, so với các thể thơ trước đó, được mở rộng tối đa đến mức có thể. Nhiều khi khoảng trống đó không có bến bờ, nơi ngay cả một cây cầu nhỏ cũng không có chỗ bắc sang, để làm điểm tựa cho tư duy hình tượng. Ra đời sau trường phái Đa đa (1916–1922) chút ít và thường được xem là một nhánh của Đa đa, nhưng Siêu thực được chấp nhận rộng rãi và có ảnh hưởng nhiều hơn Đa đa tới việc sáng tạo thơ sau đó. Phần đông các nhà nghiên cứu xác định thời điểm ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại thường trong khoảng từ 1950 đến 1970. Tiêu chí xác định được họ đưa ra là sự rã tan của những đại tự sự, của sự phi trung tâm, của việc chấp nhận những yếu tố ngoại biên trở thành yếu tố quan trọng như những yếu tố được xem là cốt lõi, trung tâm trước đó… Quan niệm này không có gì sai. Đặc biệt nhiều cuốn từ điển còn chỉ rõ tác giả và tác phẩm mở đầu cho chủ nghĩa hậu hiện đại. Đấy là Samuel Beckett với Chờ đợi Godot, vở kịch được trình diễn vào năm 1953. Cách lấy mốc từ 1950 trở đi chỉ đúng với kịch. Còn với thơ, mốc đó phải lùi lại từ thơ Đa đa hay thơ Siêu thực. Và ta có thể nói đây chính là hai chủ soái của cuộc tấn công vào lối viết của chủ nghĩa hiện đại một cách quyết liệt nhất. Nếu Đa đa khước từ nghĩa của thơ được đặt trên lối tư duy liền kề nhân quả của trật tự tuyến tính thì Siêu thực ít cực đoan hơn, bằng cách tạo ra nhiều khoảng trống trong tư duy thơ, trong mạch tiếp nhận, các nhà Siêu thực vẽ nên một mô hình sáng tạo mới mà ở đó, năng lực tưởng tượng và liên tưởng được giải phóng tối đa. Lối viết “gián đoạn”, “phi nhân quả” trong thơ ra đời. Khoảng cách gián đoạn càng lớn, người đọc càng có điều kiện xâm nhập nhiều hơn vào tiến trình sáng tạo thơ. Như thế một mặt các nhà Siêu thực chủ trương sử dụng ngôn từ bình thường của cuộc sống, trả ngôn từ về với xuất phát điểm nguyên sơ của nó, mặt khác họ sẵn sàng sử dụng trở lại những hình ảnh thuộc dạng điển tích, những hình ảnh có sức biểu tượng cao để tăng thêm chiều sâu cho diễn ngôn thơ. 1. Những vỉa tầng văn hóa Lorca là linh hồn thơ tự do của nhân dân Tây Ban Nha và của cả nhân loại. Khát vọng Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta là khát vọng chân chính về sự xả thân cho nghệ thuật, cho tự do tuyệt đối, vĩnh hằng. Văn hóa Tây Ban Nha được nhân loại biết đến với những phạm vi ngỡ như có phần tương phản nhau. Đó là đàn ghi ta,điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những biểu tượng này vừa sôi động, hào hùng vừa đắm đuối mê say mang trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã hình thành nên một phong cách Tây Ban Nha đặc thù. Khi sáng tạo thiên tình ca Siêu thực, Thanh Thảo đã nắm chắc những nét văn hóa đã trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha đó. Để trên cái nền rộng, nhà thơ dựng xây vũ điệu bi hùng của cái chết, sự sống và đương nhiên là cả sự bất tử của một con người, một dân tộc, một cộng đồng những ai yêu cái đẹp, yêu cuộc sống hòa bình và cả sự bất tử cho con người, nghệ thuật mà nhân loại dày công vun đắp. Viết về sự sống và cái chết trong khoảnh khắc thì không có biểu tượng nào hơn chuyện tấm áo choàng của đấu sĩ đấu bò. Từ một hành động được xem là biểu tượng của lòng dũng cảm, lòng can đảm, hành động đấu bò được nâng đến mức nghệ thuật, trở thành “đạo” của người Tây Ban Nha. Ở đó, mỗi cú lượn vòng của chú bò kiêu hùng, một cú khẽ lắc người của đấu sĩ để tránh cú húc chí mạng từ những con bò đang say máu giết chóc… đều được người xem chiêm ngưỡng như những vũ điệu nghệ thuật phi phàm, vũ điệu của thần chết, vũ điệu dường như chỉ được gặp trong những giấc mơ. Hình ảnh đấu sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha. Nhưng không chỉ có thế, bài thơ bắt đầu bằng ngay chính ba biểu tượng văn hóa then chốt nhất của xứ sở của các đấu sĩ: tiếng đàn, áo choàng, âm thanh vũ điệu Flamenco. Âm thanh đi ngay sau tiếng đàn. Có nghĩa đàn ghi ta đang chơi điệu Flamenco. Đây là điệu nhạc phóng túng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ. Điệu Flamenco vừa là một thể nhạc và một điệu nhảy xuất phát từ vùng Andalusia của Tây Ban Nha. Nơi ấy cũng chính là quê hương của Lorca, nhà thơ được mệnh danh là “Con họa mi xứ Andalusia”, là “nghệ sĩ hát rong của miền đất tự do Andalusia”. Không lâu sau, Flamenco lan rộng khắp đất nước Tây Ban Nha và trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước. Nhạc Flamenco có đặc điểm là tiết tấu nhanh nhưng các tiết điệu phải tròn đều. Nhạc công ghi ta khi chơi điệu flamenco thì phải giữ nhịp nhanh và rõ. Điệu nhảy Flamenco là sự kết hợp thoải mái, đầy sáng tạo của những tư thế riêng biệt. Nghệ sĩ tự do thể hiện mình trên sàn nhảy. Điệu nhảy này là sản phẩm kết hợp vũ điệu của các tộc người Gypsy, Byzantine, Sephardic và Moor, những nhóm người thiểu số lang thang không chỉ ở Tây Ban Nha mà gần như còn khắp châu Âu. Lorca có lần ám chỉ ông là hậu duệ của những người này. Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỉ mười lăm, đến nay, chưa ai giải thích được nguồn gốc của cái tên flamenco. Trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu bò hầu như không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha(còn có ở Mexico). Cả ba biểu hiện văn hóa Tây Ban Nha này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử của xứ sở Tây Ban Nha. Lorca mang tiếng đàn theo mình đồng nghĩa với việc mang cả nền văn hóa dân tộc đi theo. Thanh Thảo không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà còn gắn kết nền văn hóa phương tây xa xôi đó với văn hóa phương đông. Nếu bài thơ là lời ai điếu nghẹn ngào trước cái chết bi thương của Lorca thì thông qua điệu lòng ấy chúng ta sẽ bắt gặp được những tiếng nói quen thuộc, đầy sẻ chia trước sự ra đi đó. Tứ thơ dịch chuyển từ “áo choàng bê bết đỏ” (văn hóa Tây Ban Nha) đến “đường chỉ tay đã đứt” (cả phương đông lẫn phương tây đều tin vào dấu hiệu thần bí này) và sau cùng là “dòng sông rộng”, “sang ngang” (gợi triết lí nhà Phật: sang sông là giải thoát khỏi bến mê, là sự siêu thoát vĩnh hằng)… Viết về một nhân sĩ bên trời tây, Thanh Thảo một mặt vẫn giữ được nét văn hóa đặc thù của xứ sở sinh ra người anh hùng, mặt khác ông đã kéo nền văn hóa đó lại gần với truyền thống văn hóa Việt Nam. Nói đúng hơn là đã đặt liền kề những giá trị văn hóa để cốt sao cái sự xa lạ kia không còn lạ lẫm, mà trở thành một phần nữa trong tâm thức người đọc Việt. Vậy nên mới có chuyện “vầng trăng”, “đáy giếng”, mới có chuyện Lorca sang sông gợi liên tưởng đến cách đức Bồ Đề Đạt Ma sang sông với một chiếc giày… Bút pháp liền kề của thơ Siêu thực đã phát huy rất mạnh vai trò của sự kết nối các trường văn hóa với nhau. Nhà thơ khi sáng tạo đã giải phóng tối đa năng lực văn hóa của ngôn từ. Vậy nên, dẫu nói ít và dẫu không sử dụng phong phú giai điệu, tiết tấu, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp Tây Ban Nha trong tâm hồn thi sĩ Lorca và cả vẻ đẹp Việt Nam trong sự đồng cảm sẻ chia của Thanh Thảo. 2. Màu sắc – âm thanh – hình khối Đặc thù của thơ Siêu thực là sử dụng rất nhiều hình ảnh, âm thanh và hình khối. Trong đó hình khối và màu sắc luôn được đề cao. Toàn bài thơ được cấu trúc dưới cái nhìn của một kiến trúc sư ưa hình khối. Nhưng hình khối ở đây không đơn thuần là hình khối của những vật thể rắn hay vật thể có thể dựng được một kiểu hình hài nào đó mà là hình thể được dựng lên bằng những chất liệu trừu tượng. Những chất liệu này đến lượt mình lại có thể giải phóng tối đa trí tưởng tượng của người đọc. những tiếng đàn bọt nước Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Màu sắc và âm thanh là hai đối tượng vốn được chủ nghĩa lãng mạn ưa chuộng. Cách sáng tạo của các nhà lãng mạn làm là thay đổi giác quan trong tiếp nhận hiện thực. Thông thường âm thanh được nghe bằng tai, màu sắc được nhìn bằng mắt, nóng lạnh được cảm nhận bằng xúc giác,… để làm nên sự độc đáo trong diễn ngôn thơ, Xuân Diệu đã viết nhiều câu thơ bất hủ kiểu như Đã nghe rét mướt luồn trong gió hay Trần Đăng Khoa Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng,… sự cảm nhận ở đây đã lên đến mức tột đỉnh của sự tinh tế. Thơ Siêu thực không chỉ hoán đổi các chủ thể tiếp nhận theo cách của các nhà lãng mạn mà còn lược bỏ rất nhiều chủ thể để khiến bất kì sự tưởng tượng nào cũng có thể chấp nhận được, miễn là chủ thể tiếp nhận đó có thể rung động trước hình tượng. Ngay từ câu thơ mở đầu tác giả đã “tương” một cú phí lí “tiếng đàn bọt nước”. Đương nhiên sẽ chẳng có chút logic nào trong trật tự “tiếng đàn” và “bọt nước” kia. Thế nhưng, nếu chịu động não một chút người đọc sẽ có thể đưa ra nhiều liên tưởng thú vị. Tiếng đàn mong manh như bọt nước. Tiếng đàn hình bọt nước, số phận nghệ sĩ mong manh như bọt nước,… các mệnh đề không cùng loại được đặt đồng hàng đã tạo nên sự độc đáo cho hình tượng thơ. Cái biểu đạt ở đây không trực tiếp hướng đến cái được biểu đạt như trong lí thuyết của Ferdinand de Saussure, mà chỉ hướng đến một cái biểu đạt khác mà thôi. Tiếp đó, cũng vẫn là cách nói đầy chủ quan: Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt. “Gắt” ở đây diễn tả sắc đỏ. Chữ này thì chẳng có gì lạ, nhưng sao lại “Tây Ban Nha / áo choàng”. Nếu không hiểu văn hóa Tây Ban Nha, người đọc sẽ khó có thể cắt nghĩa được câu thơ này. Hoàn toàn không phải Tây Ban Nha có màu đỏ của tấm áo choàng đó mà Tây Ban Nha đích thực là xứ sở của đấu bò, xứ sở của những tấm áo choàng đỏ gắt. “Liền kề” giữa một bên là đất nước và một bên là biểu tượng văn hóa càng giúp cho biểu tượng đó thêm ngời chói. Khổ thơ đầu diễn tả đất nước và con người thi nhân. Đất nước với chiều sâu văn hóa, thi nhân đi trên miền văn hóa đó, bình yên, hạnh phúc: li-la li-la li-la. Âm thanh li-la gợi lên tên loài hoa tử đinh hương (lilac), một loài hoa màu hồng đỏ đằm thắm mà nhiều người dân Tây Ban Nha ưa chuộng. Trong sắc đỏ của màu hoa và của tấm áo choàng, hành trình của thi nhân vừa ngút ngàn sắc thắm văn hóa vừa là hành trình đơn độc. Hành trình đó tương ứng với hành trình sáng tạo. Giá trị mà bất kì một tác phẩm nghệ thuật chân chính nào mang lại cho nhân loại cũng đều được hoài thai trong nỗi cô đơn và cũng hướng về nỗi cô đơn, có khi là cô đơn miên viễn: miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn. Sự cô đơn đó gắn kết với cả giá trị văn hóa. Nhưng mục đích của nhà thơ không hướng đến đó mà chỉ đưa ra những tín hiệu gợi dẫn người đọc đến những mất mát vô bờ. Hình ảnh Lorca hiện lên như dáng dấp chàng Kinh Kha đơn độc với vầng trăng với yên ngựa heo hút dặm trường. Ngay cả cái cách Lorca sang sông cũng gợi hình ảnh Kinh Kha bên Dịch thủy hàn. Thì ra, cuộc tiễn đưa nào cũng đều gắn với một dòng sông và tráng sĩ ra đi đều Nhất khứ bất phục phản. Gợi nhớ Kinh Kha là gợi nhớ đến nét kiêu hùng, gợi nhớ đến cái chết đơn độc giữa xứ sở bạo tàn. Thơ Siêu thực vừa thiên về trí tuệ vừa đả phá trí tuệ. Đúng hơn là đã phá những trí tuệ đã được phong kín trong tập quán. Bằng chứng là ngôn ngữ điểm tựa ngàn đời của trí tuệ đã bị các nhà Siêu thực vần vò cho tơi tả, nhưng Siêu thực vẫn cứ phải diễn đạt hình tượng của mình bằng ngôn ngữ. Mặt khác, Siêu thực cũng đồng nghĩa với đề cao lí trí. Không có lí trí không thể hiểu thơ Siêu thực. Thơ vốn là loại hình của cảm xúc của sự tiên tri, linh cảm. Hình ảnh con người đơn độc đi chếch choáng, trên con ngựa mỏi mòn thì chẳng thể nào là dấu hiệu của bình yên, hạnh phúc. Tính dự báo được đặt ra ở đây. Tiếp theo, hành trình của Lorca sẽ minh chứng điều đó. Có sự tương phản: “Tây-ban-nha / hát nghêu ngao” đối lập với “bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ”. Sắc đỏ của áo choàng được điệp lại nhưng đây là cái chết. Màu sắc của cái chết. Hình khối tan tành và màu sắc đã tan chảy: Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du “Hát” và “chết” thì chẳng có mối liên hệ liên tưởng nào ở đây cả. Thế nhưng sự thực là vậy, sự liền kề diễn tả nỗi mất mát đột ngột. Một con người đang tràn đầy sức sống bỗng chốc có thể lăn ra chết là điều dễ gặp trong xã hội công nghiệp hậu hiệu đại nhiều bất trắc hiện nay. Hơn nữa, điều này còn xuất phát từ chính chủ trương sáng tạo nghệ thuật của các nhà Siêu thực. Theo đó, tất cả những gì nhà Siêu thực làm là để tạo nên “một hiệu ứng nghịch dị và sửng sốt” mà mục đích là để khắc họa được những hình ảnh xác thực và mạnh mẽ hơn. “Sự sửng sốt” trước hết chưa tác động ngay đến người đọc mà tác động đến chính nhân vật trong thơ. Bước đi “mộng du” của chiến sĩ – thi nhân Lorca mãi sau đó mới tạo được hiệu ứng nơi độc giả. Đấy là bước đi của người như đi trong mơ. Bước đi của ảo giác, của vô định. Và đương nhiên, tâm trí của Lorca cũng rơi vào vô định. Bước đi đó đâu có bận tâm đến chuyện chết chóc kia. “Lợi dụng” ngay chính sự “vô định” đó của Lorca, nhà thơ xâm nhập vào tâm hồn chàng để diễn tả tiếng đàn. Cách diễn tả này rất độc đáo vì nó đã “chập” hai cái nhìn của Thanh Thảo và Lorca vào nhau để từ đó tạo nên một dàn hiệu ứng siêu thực đặc thù: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta bọt nước, tiếng ghi ta máu chảy. Âm thanh được hiện hình thành màu sắc, hàng loạt màu được trưng dụng. Những sắc màu ấy vừa mang tâm trạng của người đứng trước cái chết vừa mang tâm trạng của người hoài niệm, tiếc thương. Từ màu sắc (nâu, xanh), tiếng ghi ta chuyển sang hình khối (bọt nước), rồi vận động (máu chảy), sự chảy tan của máu gợi màu đỏ. Chỉ cấu trúc siêu thực mới có thể thực hiện được điều này. Vậy nên, đến với thơ Siêu thực lần đầu, không ai không khỏi ngỡ ngàng. Cảm hứng sáng tác đã có sự xô lệch so với các lối viết không phải là Siêu thực. Nghệ sĩ (không phải một mà là hai hay nhiều hơn nếu tính cả người thưởng thức) với bầu trời tự do và “cô gái”, món này thì chẳng thể nào thiếu đối với một thi nhân lãng mạn hàng đầu như Lorca, sự liệt kê hồn nhiên những phẩm chất quen thuộc của nghệ sĩ. Sự liệt kê này vừa nêu một bản chất tự nhiên của nghệ sĩ với cái đẹp, đồng thời ngợi ca hạnh phúc tự do của con người. Lại vẫn bút pháp “liền kề gây sốc”. Khung cảnh đẹp như mộng trên phút chốc đã vỡ tan, đã thành chết chóc “ròng ròng máu chảy”. Sự tương phản giữa màu đỏ của máu (gợi nhớ lại màu đỏ của tấm áo choàng) và màu xanh của tiếng ghi ta đã khiến cái chết thêm phần thảng thốt, để tâm trạng người đọc rơi vào tiếc nuối khôn nguôi. Bên cạnh chủ trương đặt liền kề các sự vật hiện tượng một cách bất ngờ, gây ngạc nhiên, chủ nghĩa Siêu thực còn phủ nhận tính mạch lạc và nhân quả trong tái hiện hiện thực. Họ cho rằng những mạch lạc nhân quả hiện thời của diễn ngôn trần thuật đã được hình thành từ lâu trong lịch sử và đã không phù hợp với thị hiếu mới của công chúng hậu hiện đại. Nó đã trở thành một tập quán xấu và bất di dịch trong hằng bao thế kỉ. Nghệ sĩ cần phá bỏ những tập quán phi lí. Dựa trên những cách tân đó, các nhà Siêu thực cho rằng tác phẩm của họ diễn đạt một kiểu triết học số một, triết học nguyên thủy, rằng sáng tác của họ là những “vật tạo tác” (artifact) như những mẫu vật mà người nguyên thủy đầu tiên trên thế giới làm ra. Trong cơn phấn khích, chủ soái của phong trào Siêu thực Breton tuyên bố tác phẩm của chủ nghĩa siêu thực mang tính cách mạng nhất trong mọi khả năng cách mạng từ trước đến nay. Tính cách mạng đó được bộc lộ trước hết qua khả năng du nhập cái tôi người đọc lên văn bản. Đây chính là hiệu quả số một mà các nhà Siêu thực chủ trương trong tác phẩm của mình. Người đọc đến với bài thơ như thể đứng trước một bức tranh mà bố cục tranh đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Toàn bộ bức tranh đó chỉ có giá trị gợi tưởng tượng, ý tưởng chứ không thể nào gợi được nội dung hay cảm xúc cụ thể như các loại tranh trước đó. Trở lại với bài thơ của Thanh Thảo, mạch cảm xúc thơ được triển khai theo trục sự kiện: Lorca nghệ sĩ tự do, bị bắt giết và cái chết sau đó. Cảm xúc này rất cổ điển, bởi nói cái chết thì gợi nhắc sự sống và sự sống sau khi chết là những phạm vi thuộc trường liên tưởng thông thường. Thế nhưng bằng việc sử dụng hình ảnh, giai điệu,… khác lạ, Thanh Thảo vẫn tạo nên được dư ba của dòng Siêu thực. Cuộc đời Lorca gắn với tiếng đàn. Ông được nuôi dưỡng trong bầu không khí nghệ thuật tinh khiết. Mẹ ông là một nghệ sĩ piano, bản thân ông chơi đàn rất giỏi. Tiếng đàn, đấy chính là hồn cốt của nghệ sĩ Lorca. Gắn với tiếng đàn, đồng nghĩa gắn với nghệ thuật. Lorca chết tiếng đàn chết, nghệ thuật chân chính cũng không còn. Điều này thật dễ suy đoán. Thế nhưng, đặt câu thơ theo lối thuận – nghịch kiểu như không ai chôn cất tiếng đàn thì quả thật là một sáng tạo lớn. Tác giả biến điều bình thường thành khác lạ. Sự lạ hóa ngôn từ của Siêu thực quả rất kì diệu. Đương nhiên chẳng ai có thể chôn cất tiếng đàn, bởi có chôn cũng chẳng thể, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tần Thủy Hoàng xưa chôn bao nhiêu sách, bao nhiêu nhà Nho. Hitler cũng đốt sách của bao nhà văn tiến bộ (Kafka, Hemingway, Bretch,..) nhưng kết quả nào như các nhà độc tài đó mong muốn. Với tiếng đàn Lorca cũng vậy, nếu có ai cố công đi chôn cất tiếng đàn thì kẻ đó đích thực là thằng điên. Vậy mà trong diễn ngôn thơ Thanh Thảo, hành động thuận – nghịch đó nghe thật nên thơ: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang Đơn giản vì tiếng đàn như cỏ mọc hoang nên tiếng đàn không thể chết. Chỉ cần đưa thêm một vế so sánh, nhà thơ đã khiến trường liên tưởng thông thường của người đọc đổi hướng. “Đổi hướng” đã trở thành mệnh lệnh tối thượng của Siêu thực. Đổi hướng đồng nghĩa với việc biến cái bình thường thành khác thường. Biến quen thành lạ và ngược lại. Đọc tác phẩm Siêu thực chúng ta sẽ luôn vấp phải những cú đổi hướng bất thình lình như thế. Đang nói chuyện tiếng đàn, nhà thơ lại chuyển sang chuyện nước mắt và sau đó là chuyện đường sinh mệnh trên bàn tay đã đứt: giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Không thể cho rằng tính mạch lạc trong văn bản đã bị phá bỏ. Bất kì một sáng tạo văn chương nào cũng đều dựa trên một nguyên tắc mạch lạc nào đó. Không có yếu tố mạch lạc sẽ không còn tác phẩm. Với những chặng cách tân văn chương, nghệ sĩ chỉ thay đổi thói quen mạch lạc này bằng một mạch lạc khác mà thôi. Những tập quán mạch lạc này vì thế sẽ thay đổi qua thời gian khi xuất hiện một sự già cỗi, một cuộc cách mạng văn chương. Đoạn đầu bài thơ, Thanh Thảo bố trí câu thơ theo lối tồn tại độc lập: “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” nhưng sang đoạn thơ sau, các câu thơ đã được dựng theo cặp đôi: Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc Tính chất cặp đôi không phải kiểu các câu đối nhau trong thơ Đường mà là cặp đôi vắt dòng. Lối thơ thường được các nhà lãng mạn sử dụng. Cách đặt câu thơ này khiến các dòng thơ ngân nga tiếng nhạc, gợi nên sự sóng đôi hình tượng, nhưng không để diễn tả sự trọn vẹn mà diễn tả sự mất mát. Lại một cách lạ hóa nữa của bút pháp Siêu thực. Những tiếng thơ tiếng nhạc tròn đầy chuyển tải trường liên tưởng đến mất mát, hư vô. Dẫu thế thì hình ảnh “sang sông” (trong bài Thanh Thảo dùng “sang ngang”) như đã nói, lại gợi hình dáng Kinh Kha, một anh hùng khí phách, nhưng không đi bằng thuyền mà bằng “ghi ta màu bạc”, một khát vọng hòa bình đau đáu, hoàn toàn khác với Kinh Kha trong sứ mệnh hành thích, một hình ảnh đẹp trong siêu thực ngỡ ngàng. 3. Thi nhân – văn bản – độc giả Với thơ, tính liên văn bản có thể mở đến vô cùng với mọi chiều kích. Thơ Siêu thực khi khước từ tính tuyến tính thì đồng nghĩa với việc khước từ hình thức dẹt của nghệ thuật thời gian để vươn đến hình thức nổi của những sáng tạo tồn tại trong không gian ba chiều. Thơ Siêu thực có tham vọng vươn đến những thể nghiệm không gian. Điều này đòi hỏi người thưởng thức phải có cái nhìn không gian trong tiếp nhận thơ. Chính cái nhìn không gian này đã tạo nên tính chất liền kề các sự vật hiện tượng như đã phân tích bên trên. Tính chất nổi đương nhiên mang lại nhiều liên tưởng bất ngờ hơn tính chất dẹt. Trong thơ Thanh Thảo, ta thấy, các hình ảnh “vầng trăng”, “đáy giếng” gợi khung cảnh thanh bình của làng quê Việt trong ca dao. Cách so sánh giọt nước mắt như vầng trăng gợi hình ảnh đẹp. Hình ảnh này ngợi ca cái chết cho tự do của Lorca, đồng thời cũng gợi trong người đọc sự siêu thoát. Cái chết của Lorca như một tiền định. Dấu hiệu “đường chỉ tay đã đứt” là định mệnh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tính “thiên định” này để lí giải cho cái chết của Lorca thì chưa thật hiểu hết dụng ý của tác giả. Một mặt, Thanh Thảo dùng chi tiết “đường chỉ tay đã đứt” để làm giảm nhẹ nỗi đau mất mát trước cái chết của Lorca, nhưng mặt khác người đọc vẫn có thể liên tưởng đến cái chết “nhân định” khi bè lũ phát xít độc ác nhằm bóp nghẹt tư tưởng tự do của những con người tiến bộ. Đường chỉ tay đó đứt là do kẻ xấu làm đứt. Hiểu như thế mới thấy được sức tố cáo tội ác của văn bản. Tuy nhiên ước vọng cuối cùng của con người nhân văn là ước nguyện siêu thoát. Đáng nói là sự siêu thoát đó đến từ chính Lorca, người chủ động trên hành trình giải thoát của mình: chàng ném lá bùa cô gái di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt Có sự “tương đồng siêu thực” giữa “xoáy nước” (động) và “lặng yên” (tĩnh). “Ném lá bùa”, “ném trái tim”, vào xoáy nước, vào lặng yên những hành động dứt khoát không hề bi lụy, một sự rủ bỏ mọi vướng mắc bụi trần đến tuyệt đối. Hình tượng thơ cuộn sóng lên lần cuối rồi lặng im trong dáng vẻ vĩnh hằng, trong hư vô ngập tràn. Lorca đã đi đến tận cùng của giải thoát. Bốn dòng thơ thực chất chỉ hai câu thơ mà lại được điệp rất nhiều từ ngữ. Ngoài động tác “ném” hai câu thơ còn có mối liên kết rất siêu thực “lá bùa cô gái” và “trái tim”. Ở đây như có mối liên hệ giữa lá bùa cô gái và trái tim, ta ngỡ như đấy là chuyện tình yêu. Hình ảnh cô gái đầu bài thơ (bầu trời và cô gái ấy) đến đây hiện rõ hình hài hơn (cô gái di-gan). Cô gái và trái tim, đích thị là chuyện tình cảm nam nữ rồi. Thế nhưng dường như còn có cách cắt nghĩa khác. Giữa cô gái di-gan và trái tim đó là hai khách thể độc lập, chẳng liên quan gì nhau. Chàng ném lá bùa (có lẽ là bùa yêu hay bùa hộ mạng) tương tự như cách ném trái tim. Trái tim đồng nghĩa với tình yêu thương, nhưng tình yêu thương lại luôn gây nhiều phiền toái. Khi mặt đất cằn khô tình người vì các thế lực xấu xa hoành hành thì trái tim kia thà “quẳng đi” còn hơn phải chịu quằn quại dưới ách bạo tàn. Mặt khác trái tim còn đồng nghĩa với năng lực sáng tạo. Trái tim bị ném đi sẽ an nghỉ khi thế gian đầy ắp độc tài không còn thơ cho những con người chân chính. Nhưng trái tim đó vẫn đợi tái sinh. Đến đây liên văn bản lại phát huy sức mạnh, qua tiếng ngân của điệu nhạc trái tim: li-la li-la li-la... Sự tái sinh không chỉ hiện hình qua hình ảnh sang sông đầy triết lí nhà Phật mà còn đến từ chi tiết “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” gợi sự sống bất diệt trong Lá cỏ của Walt Whitman, thi hào nổi tiếng của Hoa Kỳ. Whitman từng ngợi ca ngọn cỏ vì sự sống khiêm nhường mà bất tử. Nơi nào có sự sống, nơi đó có cỏ. Nơi nào không còn loài cây nào có thể tồn tại, thì cỏ vẫn có thể mọc xanh tươi. Vậy nên, khi chết nhà thơ mong muốn được tái sinh làm ngọn cỏ và bất kì ai yêu thơ ông, nhớ đến ông, thì xin hãy tìm “dưới gót giày của bạn”. Tứ thơ “tiếng đàn ngọn cỏ” mở ra trường liên tưởng mênh mông về thời gian (Whitman sống vào thế kỉ mười chín) về không gian (Tây Ban Nha – Hoa Kỳ – Việt Nam), về sự sống và sự bất tử, về cái nhất thời và lẽ vĩnh hằng. Cái xấu, cái ác trong những hoàn cảnh nào đó có thể chiến thắng nhưng thường xuyên chúng phải khuất phục trước những chân lí tiến bộ của loài người. Giai điệu tiếng nhạc ngựa, tiếng đàn, tiếng vũ điệu flamenco li-la li-la li-la từ đầu bài thơ được dùng để kết bài đã tạo nên một vòng tròn. Cái vòng tròn chuyển tải nhiều tầng liên tưởng. Một cái vòng tròn biểu thị “không” trong triết lí của Phật giáo. Một vòng tròn biểu thị sự cáo chung của kiếp đời. Một vòng tròn biểu thị sự luân hồi, tái sinh. Một vòng tròn biểu thị sự quẩn quanh của số kiếp… Có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu sự hiểu biết của người đọc thì sẽ có bấy nhiêu tầng nghĩa được tái sinh trong văn bản. Liên văn bản của Siêu thực đã đạt đến cảnh giới phi phàm của thi ca. 4. Thanh Thảo và Lorca Đến đây chúng ta cùng khảo sát những tương đồng và dị biệt trong phong cách hai nhà thơ. Không biết Thanh Thảo có đọc nhiều Lorca không nhưng nếu đọc kĩ Thanh Thảo người đọc sẽ gặp nhiều điểm tương đồng trong thơ ông và thơ Lorca. Lorca có bài thơ tuyệt hay về chuyện mộng du Bản Ballat của người mộng du (Ballat of the Sleepwalker). Đây là điệp khúc: Màu xanh, tôi yêu nàng xiết bao màu xanh Gió xanh. Cành xanh Con tàu ngoài khơi Con ngựa trên núi Bóng tối quanh eo nàng Nàng mơ trên ban công Thịt da xanh, tóc nàng xanh Mắt màu bạc lạnh Màu xanh, tôi yêu nàng xiết bao màu xanh… (Lê Huy Bắc dịch) Mô típ mộng du lại trở về trong thơ Thanh Thảo: chàng đi như người mộng du để diễn tả phong thái đi của thi nhân chiến sĩ bước đến cái chết mà đâu hề b

File đính kèm:

  • docDan ghita cua Lorca PGSTS Le Huy Bac.doc
Giáo án liên quan