Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động làm quen văn học - Chủ đề: Thế giới Thực vật

I. Mục tiêu – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nắm được tên bài thơ “Hạt gạo làng ta” và tên tác giả: nhà thơ Trần Đăng Khoa.

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu êm dịu, nhẹ nhàng của bài thơ.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ.

2. Kỹ năng:

¬- Phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực, hứng thú hoạt động.

- Giáo dục tính tập thể cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí hạt gạo cũng như công sức lao động của các bác nông dân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động làm quen văn học - Chủ đề: Thế giới Thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ DIÊN –––&œ––– LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề: Thế giới Thực vật Chủ đề nhánh: Cây lương thực Đề tài: Thơ Hạt gạo làng ta Độ tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Ngày soạn: 20/02/2013 Ngày dạy: 04/03/2013 Người dạy: Nguyễn Thị Sương Phú Diên, 02/2013 I. Mục tiêu – Yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ nắm được tên bài thơ “Hạt gạo làng ta” và tên tác giả: nhà thơ Trần Đăng Khoa. - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu êm dịu, nhẹ nhàng của bài thơ. - Trẻ đọc thuộc bài thơ. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ. Thái độ: - Trẻ tích cực, hứng thú hoạt động. - Giáo dục tính tập thể cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quí hạt gạo cũng như công sức lao động của các bác nông dân. II. Chuẩn bị: Đối với giáo viên: Mô hình cánh đồng lúa. Máy tính, màn hình trình chiếu. Hai bảng viết nội dung thơ. Đối với trẻ: Mũ đội đầu. Hình biểu tượng từ. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định lớp – trò chuyện. - Cô cho trẻ đi xem mô hình đồng lúa. * Giáo dục: Phải biết quý trọng hạt gạo, công sức của các bác nông dân. Ăn cơm phải ăn hết suất, không rơi vãi ra ngoài. * Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm * Giới thiệu: Có một bài thơ mà các con đã được làm quen ở tiết trước cũng nói về hạt gạo đó là bài thơ gì? Do ai sáng tác? 1. Dạy đọc diễn cảm bài thơ “Hạt gạo làng ta”: * Cô đọc cho trẻ nghe: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ “Hạt gạo làng ta” - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh trên màn hình. * Trích dẫn, đàm thoại, giải thích từ khó: + Hạt gạo làng ta có những hương vị nào? (Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi hôm nay) Đúng vậy, hạt gạo có vị phù sa, hương sen thơm và lời ru ngọt ngào của mẹ nữa. Đó là những hình ảnh rất gần gũi với quê huơng chúng ta. + Hạt gạo làng ta có gì nữa nào? (Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba) Hằng năm cứ tới tháng bảy và tháng ba thường có mưa bão, và các bác nông dân phải đương đầu với nước lũ, với mưa bão để cứu lấy cánh đồng, cứu lấy cây lúa. - Các bác nông dân còn vất vả như thế nào nữa? (Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu. Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy) Những trưa tháng sáu là mùa hè, trời nóng bức và nước cũng rất nóng, nóng như ai nấu vậy. Nhưng các bác nông dân vẫn đi cày. * Giải thích từ khó: Phù sa - Giáo dục trẻ. * Trẻ đọc thơ: - Lần 1: Cả lớp cùng đọc. - Lần 2: Từng tổ đọc. - Lần 3: Cô mời 1 nhóm lên đọc. - Lần 4: Cô mời 1 bạn lên đọc * Củng cố: Vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? 2. Trò chơi: Ghép tranh theo từ. * Cách chơi: Cho lớp chia thành 2 đội. Một đội sẽ đọc thơ, đội còn lại đứng thành hàng dọc, lần lượt từng bạn lên chọn và gắn hình biểu tượng cho từ tương ứng với câu thơ các bạn đọc. Đội nào gắn đúng được nhiều biểu tượng thì đội đó chiến thắng. - Cho lớp chơi. * Hát cho trẻ nghe: Bài hát “Hạt gạo làng ta” Bài thơ này còn được các bác nhạc sĩ phổ thành bài hát đấy. Hôm nay cô sẽ hát cho cả lớp mình nghe nhé! - Cô hát cho trẻ nghe. - Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ vừa được học và tên tác giả. * Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động: - Nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trẻ xem và trò chuyện cùng cô. - Tre lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctho hat gao lang ta.doc