I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người.
3. Ngôn ngữ :
- Trả lời rõ dàng mạch lạc các câu hỏi của cô ,mở rộng vốn từ.
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm dưới nhiều hình thức cho trẻ.
4. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Văn học - Đề tài Thơ Cái bát xinh xinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động : Văn học
Đề tài: Thơ Cái bát xinh xinh
Chủ điểm: Gia đình
Lớp MG: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 -35 phút
Người soạn: Hoàng Thị Hoa
Đơn vị: Trường MN Bản Luốc
Ngày soạn : 22/10/2012
Ngày dạy: 24/10/2010
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người.
3. Ngôn ngữ :
- Trả lời rõ dàng mạch lạc các câu hỏi của cô ,mở rộng vốn từ.
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm dưới nhiều hình thức cho trẻ.
4. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.
II. Chuẩn bị:
1 .Đồ dùng của cô: - Cái bát bằng sứ .
- Tranh minh họa thơ chữ to
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tâm thế thoải mái, hứng thú học.
- sáp màu ,tranh cái bát để trẻ tô màu
- Hệ thống câu hỏi:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác ?
- Trong bài thơ có những ai ?
- Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu?
- Cái bát được làm bằng gì?
- Khi được bố mẹ tặng cho cái bát, bạn nhỏ đã làm gì?
- Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát?
- Tích hợp : Âm nhạc : Cả nhà thương nhau
Kpkh : Kể về đồ dung gia đình
Tạo hình : Tô màu cái bát
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Giao lưu ca hát
Xin chào các bé đến với hội thi “ Bé yêu thơ ”
- Để làm nóng sân khấu hội thi xin mời các thí sinh cùng hát bài ‘‘ Cả nhà thương nhau”
- Hội thi vừa cùng hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Mọi người trong gia đình như thế nào với nhau?
- Một gia đình sống vui vẻ hạnh phúc còn cần rất nhiều đồ dùng trong gia đình, thí sinh nào giỏi kể xem trong gia đình của mình có những đồ dùng gì?
- Ban giám khảo đố các thí sinh khi ăn cơm thì phải dùng gì để đựng cơm ?
=> Trong gia đình chúng ta có rất nhiều các loại đồ dùng khác nhau phục vụ các nhu cầu sinh hoạt khác nhau ,để tạo nên được những đồ dùng này các cô chú công nhân nhà máy gốm đã rất vất vả . nên khi sử dụng chúng mình nhớ phải giữ gìn cẩn thận nhớ chưa nào .
Hoạt động 2 : Bé cùng thưởng thức thơ
- Để phần thi tiếp theo của các thí sinh diễn ra được tốt đẹp và thuận lợi xin mời các thi sinh cùng lắng nghe ban tổ chức đọc diễn cảm bài thơ một lần
- Ban tổ chức vừa đọc cho các thí sinh nghe bài thơ Cái bát xinh xinh của tác giả thanh hoà
- Bài thơ của cô Thanh Hòa kể về 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa, và bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra.
- Để biết được tình cảm của bạn nhỏ dành cho cái bát như thế nào chúng mình cùng lắng nghe ban tổ chức đọc 1 lần nữa nhé!
* Cô đọc lần 2 : Đóng vai mẹ tặng con cái bát
Hoạt động 3 : Thi tìm hiểu về thơ
- Các thí sinh hãy lắng nghe thể lệ phần thi thứ hai như sau : Khi ban tổ chức đặt câu hỏi các đội hãy lắng nghe và rung chuông dành phần trả lời .
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ của tác giả nào ?
- Bài thơ kể về ai?
- Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu?
“ Mẹ cha công tác
Nhà máy bát tràng…’’
- Nhà máy Bát Tràng là nhà máy gốm sứ nổi tiếng của VN, sản suất ra nhiều loại đồ dùng như bát, đĩa, bình, lọ…rất đẹp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người đấy.
- Cái bát được làm bằng gì?
‘‘ Từ bùn đất sét
Qua bàn tay cha …’’
- Để làm được cái bát các cô chú công nhân phải nhào đất sét, nặn thành hình cái bát sau đó đưa vào lò nung chín rồi đem ra trang trí để hoàn thành cái bát rất đẹp.
- Khi được bố mẹ tặng cho cái bát, bạn nhỏ đã làm gì?
‘‘ Nâng niu bé giữ
Mỗi bữa hàng ngày
Công cha ,công mẹ
Bé cầm trên tay .’’
- Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát?
- Nâng niu có ngĩa là khi yêu quý vật gì đó thì chúng ta giứ gìn cẩn thận, như khi cô cầm và nâng niu cái bát này( cô cầm nâng niu cái bát cho trẻ xem)
- Các con ạ! Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng do các cô chú công nhân làm ra vì thế chúng mình phải biết trân trọng giữ gìn các sản phẩm đó các con nhớ chưa?
Hoạt động 4: Thi đọc diễn cảm
Phần thi này đòi hỏi các thí sinh phải thật khéo léo dùng ngôn ngữ truyền cảm của mình thể hiện bài thơ một cách hay nhất .
- Trước tiên là phần thi tập thể đọc
Cả lớp đọc 1 lần (theo tranh chữ to)
- Từng tổ thi đua
- Tổ đọc nối tiếp nhau
+ Phần thứ hai là phần thi dành cho cá nhân
- Cá nhân trẻ
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Các thí sinh chú ý lắng nghe đây là câu hỏi phụ để chọn ra thí sinh xuất sắc nhất .
- Hội thi chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
=> Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu
* Tái tạo : phần thi tiếp theo là phần thi Bé khéo léo
- Cho trẻ tô màu cái bát .
- Cả lớp hát.
- Bài” Cả nhà thương nhau”
- Nói về bố, mẹ và các con!
- Sống vui vẻ thương yêu nhau.
- Trẻ kể.
- Cái bát.
-Vâng ạ
- Trẻ nghe.
- Bài thơ” Cái bát xinh xinh” do cô Thanh Hòa sáng tác.
- Vâng ạ
- Trẻ nghe.
- Bài thơ” Cái bát xinh xinh”
- Nhà thơ Thanh hoà
- Kể về 1 bạn nhỏ được bố mẹ tặng cho cái bát.
- Làm ở nhà máy Bát Tràng.
- Làm bằng đất sét
- Nâng niu giữ gìn cái bát.
- Vì cái bát do bố mẹ làm ra.
Nhớ rồi ạ.
- Có ạ.
- Cả lớp đọc.
- Trẻ đọc diễn cảm.
File đính kèm:
- cai bat xinh xinh.doc