- Biết và gọi được tên các loại hợp chất vô cơ quen thuộc. Phân biệt được CTHH của từng loại.
- Hiểu và lập được sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ, mối q.hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Hiểu được cách lập công thức của từng loại hợp chất. Biết cách xác định CTHH của hợpchất.
- Hiểu và nắm chắc các kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
- Vận dụng được các tính chất của từng loại hợp chất để nhận biết các chất.
- Vận dụng được tính chất hóa học để điều chế các hợp chất vô cơ.
17 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loại chủ đề: bám sát các loại chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự chọn hóa học 9
Chủ đề i: các loại hợp chất vô cơ .
loại chủ đề: bám sát
thời lượng: 8 tiết
A. mục tiêu Chủ đề:
- Biết và gọi được tên các loại hợp chất vô cơ quen thuộc. Phân biệt được CTHH của từng loại.
- Hiểu và lập được sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ, mối q.hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Hiểu được cách lập công thức của từng loại hợp chất. Biết cách xác định CTHH của hợpchất.
- Hiểu và nắm chắc các kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
- Vận dụng được các tính chất của từng loại hợp chất để nhận biết các chất.
- Vận dụng được tính chất hóa học để điều chế các hợp chất vô cơ.
B. Các tài liệu hỗ trợ:
- SGK hóa học lớp 9: các bài 01 - 14; trang 4 - 44.
- Sách bài tập hóa học lớp 9.
- Câu hỏi và bài tập chọn lọc hóa học trung học cơ sở.
C. nội dung:
Tiết 1+2 NS: 28/ 10/ 2006
NG: 30/ 10/ 2006
hệ thống lại kiến thức cần nhớ về
các loại hợp chất vô cơ
i. kiến thức cần nhớ
1. Sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ.
Câu 1: Em đã học các loại hợp chất hữu cơ nào? Các loại đó được phân loại như thế nào?
Câu 2: Nêu khái niệm oxit ? Điểm khác biệt cơ bản trong công thức cấu tạo của 2 loại oxit là
gì? Ví dụ?
Câu 3: Nêu khái niệm axit ? Điểm khác biệt cơ bản trong công thức cấu tạo 2 loại axit là gì ?
Ví dụ?
Câu 4: Nêu khái niệm bazơ ? Điểm khác biệt cơ bản của 2 loại bazơ là gì? Ví dụ?
Câu 5: Nêu khái niệm muối ? Điểm khác biệt cơ bản trong công thức cấu tạo của 2 loại muối
là gì ? Ví dụ?
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập số 1. YCHS điền đầy đủ t.tin vào chỗ trống.
- Tiếp theo, GV nêu đáp án. YC các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau và tự chấm điểm.
phiếu số 1 Các hợp chất vô cơ
O x i t A x i t B a z ơ M u ố i
............ ........... .......... ............ ........... ..... ..... ............. ............
............ ........... .......... ............ ........... ..... ..... .............. ............
............ ........... .......... ............ ........... ..... ..... .............. ............
2. Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
- GV chuẩn bị mỗi nhóm 1 phiếu học tập ghi bài tập sau:
Viết công thức đúng với các hợp chất đã ghi trong bảng sau: phiếu số 2
TT
Oxit
Bazơ
Axit
Muối
01
Zn......
.......(OH)3
H3.......
Na2........
02
Al2......
K.........
H2.......
Cu........
03
S........
Ca........
H........
......(NO3)2
04
.....O2
Al.......
.......Cl
Ca3........
05
.....O3
.......OH
.....SO3
K2........
06
Fe3......
......(OH)2
.....PO4
.......Cl2
07
Cu........
Fe........
..........S
Al2......
08
Na2........
Cu........
.....CO2
Zn........
09
.....O5
Mg........
.....NO3
Ba........
10
Fe2........
Zn........
Fe........
- GV nêu đáp án, YCHS tự chấm điểm.
3. Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- GV treo sơ đồ lên bảng, yêu cầu HS quan sát sơ đồ. Viết và hoàn thành các phương trình phản ứng để minh họa cho mối quan hệ đó.
- YCHS thảo luận nhóm để viết các phương trình đúng với mối quan hệ theo thứ tự từ 1 -9.
oxit bazơ 1 2 oxit axit
5
3 4 Muối
6 9
bazơ 7 8 axit
- YC đại diện mỗi nhóm lên viết 3 phương trình.
- GV thu bài làm của các nhóm chấm điểm.
Tiết 3 NS: 28/ 10/ 2006
NG: 02/ 11/ 2006
Tên gọi các hợp chất vô cơ
I. Tên gọi:
1. Tên gọi của oxit:
Tên oxit: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit.
1.1/ Tên của oxit bazơ:
- Ví dụ: + K2O: kali oxit. + CaO: canxi oxit. + MgO: magie oxit.
+ Al2O3: nhôm oxit. + ZnO: kẽm oxit. + BaO: bari oxit....
* Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên oxit = tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.
- Ví dụ: + FeO: sắt (II) oxit. + Fe2O3: sắt (III) oxit. + CuO: đồng (II) oxit.
1.2/ Tên của oxit axit:
* Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố nguyên tử oxi .
- Tiền tố: + mono: là 1; + đi: là 2; + tri: là 3; tetra: là 4; + penta: là 5;
Ví dụ: + CO2: cacbon đioxit. + SO2: lưu huỳnh đioxit.
+ P2O5: điphotpho pentaoxit. + SO3: lưu huỳnh trioxit.
+ CO: cacbon oxit. + N2O5: đinitơ pentaoxit.
2. Tên gọi của axit:
2.1/ Axit không có oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric.
- Ví dụ: + HCl: Axit clohidric. + HBr: Axit bromhidric...
- Tên gốc axit:
+ -Cl: clorua. + =S: sunfua. + -Br: bromua...
2.2/ Axit có oxi:
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic.
- Ví dụ: + H2SO4: axit sunfuric. + HNO3: axit nitric...
* Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ.
- Ví dụ: + H2SO3: axit sunfurơ...
- Tên gốc axit:
+ =SO4: sunfat. + =SO3: sunfit. + -NO3: nitrat...
3. Tên gọi của bazơ:
Tên bazơ: Tên bazơ = Tên kim loại + hidroxit.
- Ví dụ: + NaOH: Natri hidroxit. + Ba(OH)2: Bari hidroxit...
* Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + hidroxit.
- Ví dụ: + Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit. + Fe(OH)3: sắt (III) hidroxit...
4. Tên gọi của muối:
Tên muối:
Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
- Ví dụ: + Al2(SO4)3: nhôm sunfat. + Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat.
+ Fe(NO3)2: sắt (II) nitrat. + NaCl: natri clorua...
Ii. bài tập vận dụng: Phiếu số 3
stt
oxit
tên gọi
bazơ
tên gọi
01
ZnO
Fe(OH)3
02
Al2O3
KOH
03
SO3
Ca(OH)2
04
SO2
Al(OH)3
05
Fe2O3
NaOH
06
Fe3O4
Ba(OH)2
07
CuO
Fe(OH)2
08
Na2O
Cu(OH)2
09
P2O5
Mg(OH)2
10
FeO
Zn(OH)2
stt
Axit
tên gọi
muối
tên gọi
01
H3PO4
Na2SO4
02
H2SO4
CuSO3
03
HBr
Zn(NO3)2
04
HCl
Ca3(PO4)2
05
H2SO3
K2CO3
06
H2S
CaCl2
07
H2CO3
Al2(SO4)3
08
HNO3
ZnSO4
09
BaCl2
10
Fe2(SO4)3
- Phát cho mỗi nhóm HS 1 phiếu học tập.
- YCHS điền trực tiếp vào phiếu học tập sau đó GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu cho nhau. GV thông báo đáp án đúng để các nhóm tự chấm điểm.
- Giáo viên kiểm tra xác suất một số phiếu học tập.
Tiết 4 + 5
NS: 28/ 10/ 2006
NG: ...../ ...../ 2006
phương pháp Điều chế
một số loại hợp chất vô cơ
I. Lý thuyết:
1. Điều chế oxit:
1.1/ Oxi hóa kim loại, phi kim hoặc hợp chất:
- Ví dụ: C + O2 to CO2; hoặc 2CO + O2 to 2CO2;
hoặc 2CO2 + C to 2CO;
4FeS + 7O2 to 2Fe2O3 + 4SO2;
2SO2 + O2 to,xt SO3; S + O2 to SO2;
1.2/ Nhiệt phân muối:
- Ví dụ: CaCO3 to CaO + CO2; 2Cu(NO3)2 to CuO + 4NO2 + O2.
1.3/ Nhiệt phân bazơ không tan:
- Ví dụ: 2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O;
Cu(OH)2 to CuO + H2O;
2. Điều chế bazơ:
2.1/ Kim loại mạnh + H2O Bazơ (tan) + H2(k);
- Ví dụ: Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2.
2.2/ Oxit bazơ + H2O Bazơ (tan).
- Ví dụ: BaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2(dd).
2.3/ Bazơ (tan) + muối (tan) muối mới + bazơ mới (có chất không tan).
- Ví dụ: 2NaOH(dd) + CuCl2(dd) Cu(OH)2(r) + 2NaCl(dd).
2.4/ Điện phân dd muối clorua của kim loại mạnh (có vách ngăn) dd bazơ + H2(k) + Cl2(k).
- Ví dụ: BaCl2 + H2O Điện phân có màng ngăn Ca(OH)2.
3. điều chế axit:
3.1/ Hidro + phi kim.
- Ví dụ: Cl2 + H2 2HCl;
3.2/ Oxit axit + H2O axit.
- Ví dụ: SO3 + H2O 2H2SO4;
3.3/ Axit + muối (tan) muối mới + axit mới (có chất không tan hoặc chất khí).
- Ví dụ: HCl(dd) + AgNO3(dd) AgCl(r) + HNO3(dd).
HCl(dd) + FeS FeCl2 + H2S(k).
3.4/ Điện phân dd muối có oxi của kim loại hoạt động yếu.
- Ví dụ: 2Cu(SO4)(dd) + 2H2O(l) 2Cu(r) + O2 + H2SO4(dd).
4. điều chế muối:
4.1/ Kim loại + phi kim muối:
- Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3;
4.2/ Kim loại (đứng trước hidro) + dd axit muối + H2:
- Ví dụ: Fe + 2HCl FeCl2 + H2;
4.3/ Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
- Ví dụ: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu(r);
4.4/ Cl2; Br2 tác dụng với dung dịch kiềm.
- Ví dụ: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O(l);
4.5/ Axit + Bazơ Muối + H2O.
- Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O(l);
hoặc H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O(l);
4.6/ Axit + Oxit bazơ Muối + H2O.
- Ví dụ: H2SO4 + Na2O Na2SO4 + H2O(l);
4.7/ Axit + Muối Muối (mới) + Axit (mới).
- Ví dụ: H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + H2O(l) + CO2;
4.8/ Bazơ + Oxit axit Muối + H2O.
- Ví dụ: SO3(k) + 2NaOH(dd) Na2SO4(dd) + H2O(l);
4.9/ Bazơ (tan) + muối (tan) muối mới + bazơ mới (có chất không tan).
- Ví dụ: 2NaOH(dd) + FeCl2(dd) Fe(OH)2(r) + 2NaCl(dd).
4.10/ Oxit bazơ + Oxit axit Muối .
- Ví dụ: Na2O(r) + SO3(k) Na2SO4(r).
4.11/ Dung dịch muối + Dung dịch muối 2 Muối (mới) (có chất không tan).
- Ví dụ: FeCl2(dd) + Na2CO3 2NaCl(dd) + FeCO3(r).
4.12/ Muối axit + bazơ Muối + H2O.
- Ví dụ: NaHSO4(dd) + NaOH(dd) Na2SO4(dd) + H2O(l).
2NaHCO3(dd) + Ba(OH)2(dd) BaCO3(r) + 2H2O(l) + Na2CO3.
iI. bài tập vận dụng:
Phiếu số 4
Hoàn thành các PTHH để điều chế các chất sau (Mỗi chất điều chế có thể có nhiều PT).
a. CuCl2(dd) CuO: .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
b. FeSO4(dd) Fe .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
c. NaHCO3(dd) CO2 .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
d. S H2SO4: .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
e. Fe Fe2O3: .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
g. Fe Fe3O4: .................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
- YCHS thảo luận làm phiếu học tập. Sau đó GV nêu đáp án rồi cho các nhóm đổi bài tự chấm.
Phiếu số 5
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
(2) D
a. S (1) A (3) B (5) E (6) A
(Lưy huỳnh) (4) E
b. A (2) (3) D
Al (4) E
B (1) (Nhôm) (5) F
Phiếu số 6
1. Cho các hóa chất sau: NaCl(r), NaOH(dd), KOH(dd), H2SO4(đ), Ca(OH)2(r). Từ các chất đó, có thể điều chế được các chất sau hay không? Nếu có, hãy viết phương trình minh họa.
a. Nước Gia-Ven (NaClO). b. Kali clorat. (KClO3)
c. Clorua vôi. (CaOCl2). d. Oxi. e. Lưu huỳnh đioxit (SO2).
2. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế khí Cl2 bằng những phản ứng sau:
a. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
b. Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
c. Dùng H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp NaCl và MnO2.
Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
3. Viết phương trình phản ứng của những biến đổi sau:
a. Sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi.
b. Cho vôi sống tác dụng với nước (tôi vôi).
hướng dẫn
1. a/ 2NaCl(r)+ 2H2O đpdd có mn 2NaOH(dd) + H2(k) + H2(K).
Cl2(k) + 2NaOH(dd) NaClO(dd) + NaOH(dd) + H2O(l).
b/ 3Cl2(k) + 6KOH(dd) KClO3 + 5KCl + H2O.
c/ Cl2(k) + Ca(OH)2(r) CaOCl2(dd) + H2O(l).
d/ 2KClO3 to 2KCl + 3O2(k).
e/ Không điều chế được SO2.
2. a/ MnO2 + 4HCl to MnCl2 + Cl2(k) + 2H2O(l).
b/ 2KMnO4 + 16HCl to 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2(k) + 8H2O(l).
c/ 2H2SO4(đ) + 4NaCl + MnO2(r) to MnCl2 +2Na2SO4 + Cl2(k) + 2H2O(l).
3. a. CaCO3 to CaO + CO2(k).
b. CaO + H2O(l) to Ca(OH)2.
Phiếu số 7
1. Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống (.......) trong các sơ đồ phản ứng và lập PTHH.
1/ Na2O + ................... Na2SO4 + ...................
2/ Na2SO4 + ................... NaCl + ...................
3/ NaCl + ................... NaNO3 + ...................
4/ CO2 + ................... NaHCO3
5/ CO2 + ................... Na2CO3 + ...................
6/ H2SO4 + ................... NaHSO4 + ...................
7/ H2SO4 + ................... Na2SO4 + ...................
8/ H2SO4 + ................... ZnSO4 + ...................
9/ BaCO3 + ................... CO2(k) + ................... + ..............
10/ ................... + ................... NaCl + ...................
11/ ................... + ................... HCl + ...................
12/ ................... + ................... Fe(OH)3 + ...................
13/ ................... + ................... Ba(OH)2 + ...................
14/ ................... + ................... CuSO4 + ...................
15/ ................... + HCl MgCl2 + ...................
16/ ................... + NaOH Mg(OH)2 + ...................
17/ ................... + MgO MgCl2 + ...................
18/ ................... + CuO Cu(NO)3 + ...................
19/ ................... + CO Fe + ...................
20/ ................... + NaOH FeCl3 + ...................
2. Ghép các chữ cái ở cột I (chỉ cặp chất) với một trong các chữ số ở cột II (chỉ chất điều chế được) sao cho hợp lý.
Cột I
Gạch nối
Cột II
A. Fe, H2SO4 loãng, KClO3.
O2
B. Cu, H2SO4, CuO.
H2
C. KMnO4, KClO3, H2O.
Cả O2 và H2
D. Fe, Mg, H2SO4 loãng.
- Phát cho mỗi nhóm HS 1 phiếu học tập.
- YCHS điền trực tiếp vào phiếu học tập sau đó GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu cho nhau. GV thông báo đáp án đúng để các nhóm tự chấm điểm.
- Giáo viên kiểm tra xác suất một số phiếu học tập.
Tiết 6+7
NS: 30/ 10/ 2006
NG: ...../ 11/ 2006
nhận biết
một số hợp chất vô cơ
I. Lý thuyết:
1. Một số thuốc thử thông dụng:
stt
Thuốc thử
dùng để nhận
hiện tượng
01
Quỳ tím
- Axit.
- Quỳ tím hóa đỏ.
- Dung dịch bazơ.
- Quỳ tím hóa xanh.
02
Phênolphtalein
(không màu)
- Dung dịch bazơ.
- Chuyển thành màu hồng.
03
Dung dịch kiềm
- Kim loại: Al, Zn
- Tan + H2 bay lên.
- Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2
- Tan.
04
Dung dịch axit
- Muối: CO3, SO3, Sunfua.
- Tan + khí CO2, SO2, H2S.
- HCl, H2SO4
- Kim loại đứng trước hidro.
- Tan + H2 bay lên.
- HNO3, H2SO4đ,n’
- Hầu hết k.loại kể cả Cu, Hg, Ag
(Cu tạo dd muối đồng màu xanh)
Tan + khí NO2, SO2, bay lên.
- HCl
- MnO2.
- Cl2 bay lên.
- Ag2O.
- AgCl kết tủa.
- CuO.
- Dd muối đồng màu xanh.
- H2SO4.
- Ba, BaO, muối của Ba.
- BaSO4 kết tủa trắng.
- HNO3.
- Fe, FeO, Fe2O3, FeS, FeS2, FeCO3, CuS, Cu2S.
- Khí NO2, SO2, CO2 bay lên.
5
Dung dịch muối
- BaCl2, Ba(NO3)2.
- Hợp chất có gốc SO4
- BaSO4 kết tủa trắng.
- AgNO3.
- Hợp chất có gốc Cl.
- AgCl kết tủa trắng.
- Cd(NO3)2, Pb(NO3)2
- Hợp chất có gốc S.
- CdS kết tủa vàng.
PbS kết tủa đen.
Ii. Bài tập:
phiếu số 8
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a. Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b. Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
c. Hai dung dịch không màu là H2SO4 và HCl.
d. Hai dung dịch không màu là Na2SO4 và NaCl.
e. Hai dung dịch không màu là NaOH và Ba(OH)2.
Viết các phương trình phản ứng minh họa.
2. Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau. Viết phương trình hóa học.
a. CaO và CaCO3; b. CaO và CuO;
c. CaO và P2O5; d. Hai chất khí không màu: SO2 và O2.
e. Dung dịch H2SO4 và CuSO4; f. Dung dịch HCl và FeCl2.
g. Bột CaCO3 và Na2CO3;
phiếu số 9
1. Chọn 1 hóa chất thích hợp để dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat. Giải thích và viết phương trình hóa học:
2. Chỉ được dùng một hóa chất thích hợp, phân biệt 2 muối trong các cặp chất sau. Viết PTHH.
a. Dd CuSO4 và Dd Fe2(SO4)3. b. Dd Na2SO4 và Dd CuSO4.
c. b. Dd NaCl và Dd BaCl2. d. Dd Na2CO3 và Dd NaCl.
III. hướng dẫn
phiếu số 8
1. a. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch Na2CO3. Chất nào có kết tủa trắng là CaO.
PT: CaO + Na2CO3 + H2O CaCO3(r) + 2NaOH.
b. Hai chất khí cho đi qua dung dịch nước vôi trong {Ca(OH)2}. Chất nào cho kết tủa là CO2.
PT: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3(r) + H2O(l).
c. Lấy mỗi chất một ít cho tác dụng với dung dịch BaCl2. Chất nào cho kết tủa trắng là H2SO4.
PT: BaCl2 + H2SO4 BaSO4(r) + 2HCl(dd).
d. Lấy mỗi chất một ít cho tác dụng với d.dịch BaCl2. Chất nào cho kết tủa trắng là Na2SO4
PT: BaCl2 + Na2SO4 BaSO4(r) + 2NaCl(dd).
e. Lấy mỗi chất một ít cho t.dụng với d.dịch Na2SO4.Chất nào cho kết tủa trắng là Ba(OH)2
PT: Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4(r) + 2NaOH(dd).
2. a. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch HCl. Chất nào có khí (CO2) bay lên là CaCO3.
PT: CaCO3 + HCl CaCl2(dd) + H2O + CO2(k).
b. Cho từng chất vào nước, chất nào tan là CaO, chất không tan là CuO.
PT: CaO + H2O Ca(OH)2
c. Cho từng chất vào nước, được 2 dung dịch. Dùng quỳ tím thử 2 dung dịch: Nếu dd nào làm quỳ tím chuyển thành xanh thì chất ban đầu là CaO; màu đỏ thì chất ban đầu là P2O5.
PT: CaO + H2O Ca(OH)2 .
P2O + H2O H3PO4.
d. Cho từng chất vào sục vào nước Ca(OH)2 dư, Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là SO2.
PT: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3(r) + H2O.
e. Cho từng chất tác dụng với NaOH, chất nào có kết tủa màu xanh là CuSO4;
PT: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2(r) + Na2SO4(dd).
f. Cho từng chất tác dụng với NaOH, chất nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2;
PT: FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2(r) (Trắng xanh) + 2NaCl(dd).
g. Cho 2 chất hòa vào nước, chất nào tan là: Na2CO3 , chất nào không tan là: CaCO3;
phiếu số 9
1. Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết. Nếu có khí CO2 bay lên là Na2CO3.
2. a. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch NaOH.
- Chất nào có kết tủa màu nâu đỏ là dung dịch Fe2(SO4)3.
- Chất nào xuất hiện kết tủa màu xanh là dung dịch CuSO4.
PT: Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3(r) (nâu đỏ) + 3Na2SO4.
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)(r) (xanh) + Na2SO4.
b. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch NaOH.
- Chất nào có kết tủa màu xanh là dung dịch CuSO4.
- Chất nào không thấy có dấu hiệu gì là dung dịch Na2SO4.
PT: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)(r) (xanh) + Na2SO4.
c. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch H2SO4.
- Chất nào có kết tủa màu trắng là dung dịch BaCl2.
- Chất nào không thấy có dấu hiệu gì là dung dịch NaCl.
PT: H2SO4 + BaCl2 BaSO4(r) (xanh) + 2HCl.
d. Lấy mỗi chất một ít cho vào dung dịch HCl.
- Chất nào có bọt khí (CO2) bay lên là Na2CO3.
- Chất nào không thấy có dấu hiệu gì là dung dịch NaCl.
PT: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2(k).
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm HS 1 phiếu học tập.
- YCHS điền trực tiếp vào phiếu học tập sau đó GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu cho nhau. GV thông báo đáp án đúng để các nhóm tự chấm điểm.
- Giáo viên kiểm tra xác suất một số phiếu học tập.
Tiết 8
NS: 02/ 11/ 2006
NG: ...../ 11/ 2006
Xác định công thức hợp chất
I. bài tập:
phiếu số 10
1. Cho 20g dung dịch muối sắt clorua nồng độ 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư sau phản ứng thu được 17,22g kết tủa. Tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.
2. a/ Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A, biết rằng.
- A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi về khối lượng.
- 1 gam khí A chiếm thể tích là 0,35 lit ở đktc.
b/ Hòa tan 12,8g chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Hãy cho biết các chất thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của mỗi chất. Giả thiết thể tích thay đổi không đáng kể.
3. Cho 32g một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thì cần 600 ml dung dịch HCl nồng độ 2M. Xác định công thức phân tử của oxit sắt trên.
4. Chất A là muối Canxi halogenua. Cho một dung dịch chứa 0,2g A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.
ii. hướng dẫn:
phiếu số 10
1. Giả sử hóa trị của sắt là n (n nguyên) và 2 < n < 3 Công thức chung của muối sắt là FeCln.
Theo giả thiết ta có: kết tủa thu được là AgCl có số mol là: nAgCl = 0,12 (mol).
Khối lượng FeCln = ; nAgCl =
PTHH: FeCln + nAgNO3 nAgCl(r) + Fe(NO3)n
Theo giả thiết: 6,5g 0,12 mol
Theo phương trình: (56 + 35,5n) n mol
Ta có: 6,5n = 0,12(56 + 35,5n) 2,24n = 6,72 n = 3.
Vậy công thức của muối sắt là FeCl3
2. a/ Xác định công thức của chất khí A.
Giả sử công thức của khí A là SxOy.
Theo bài ta có: 32x + 16y = 64.
32x = 16y x = 1 và y = 2 => công thức của A là: SO2.
b/ 12,8g SO2 = 0,2mol; nNaOH = 0,3 . 1,2 = 0,36 (mol).
Vì tỉ lệ nNaOH: n SO2 = 0,36 : 0,2 = 1,8.
- Nên sau phản ứng thu được 2 muối là : NaHSO3 và Na2SO3.
SO2 + NaOH NaHSO3 (1)
Theo bài ta có: 0,2mol 0,36mol 0,2mol
(dư 0,16mol)
Do đó xảy ra phản ứng: NaOH + NaHSO3 Na2SO3 + H2O (2).
0,16mol 0,2mol 0,16mol
(dư 0,04mol)
Vậy nồng độ M của mỗi dung dịch sau phản ứng là:
NaHSO3 = ; Na2SO3 = ;
3. Số mol của HCl là: nCl = 0,6 . 2 = 1,2 (mol).
Giả sử công thức của phân tử oxit sắt là FexOy ta có phương trình hóa học sau:
FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O.
Theo giả thuyết ta có: 32g 1,2 mol
Theo phương trình ta có: (56x + 16y)g 2ymol
Ta có: 1,2(56x + 16y)g = 64y
hay: 67,2x = 44,8y
x : y = 2 : 3 x = 2, y = 3.
Công thức phân tử là: Fe2O3.
4. Gọi Halogen là X, ta có: A là CaX2.
PT: CaX2 + 2AgNO3 Ca(NO3)2 + 2AgXi
nCaX2 = nAgX =
MCaX2 = 40 + 2X = . Vậy X là Br.
Chất A có công thức là: CaBr2.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm HS 1 phiếu học tập.
- YCHS điền trực tiếp vào phiếu học tập sau đó GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu cho nhau. GV thông báo đáp án đúng để các nhóm tự chấm điểm.
- Giáo viên kiểm tra xác suất một số phiếu học tập.
Chủ đề ii: các loại hợp chất hữu cơ .
loại chủ đề: bám sát
thời lượng: 8 tiết (4 tuần)
A. mục tiêu Chủ đề:
- Khắc sâu kiến thức về cấu tạo phân tử trong hợp chất hữu cơ.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của từng loại cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
- Khắc sâu được những tính chất hóa học của một số hợp chất hữu cơ
- Biết vận dụng và sử dụng các tính chất đã học để giải một số bài tập có liên quan.
- Vận dụng được các tính chất của từng loại hợp chất để nhận biết các chất.
B. Các tài liệu hỗ trợ:
- SGK hóa học lớp 9: các bài 34 - 54; trang 106 - 141.
- Sách bài tập hóa học lớp 9.
C. nội dung:
Tuần I NS: 20/ 04/ 2007
NG: 24/ 04/ 2007
hệ thống lại kiến thức cần nhớ về
cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Tiết 1:
i. kiến thức cần nhớ
1. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Trong hợp chất hữu cơ. Hóa trị của các nguyên tố H, C, O...như thế nào? các nguyên tử
của mỗi nguyên tố trong hợp chất liên kết với nhau như thế nào?
Câu 2: Có mấy loại mạch cacbon? Lấy ví dụ cho mỗi loại mạch cacbon?
Câu 3: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, trật tự liên kết giữa các n.tử có thay đổi được không?
Vì sao?
Câu 4: Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ là gì? Công thức cấu tạo cho ta biết điều gì?
Câu 5:Viết tất cả các công thức cấu tạo của các chất sau: C2H2, C3H4, C2H4, C3H6, C3H8, C4H10.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập số 1. YCHS hoàn thành bài tập trong phiếu học tập.
- Tiếp theo, GV nêu đáp án. YC các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau và tự chấm điểm.
Hướng dẫn đáp án
Câu 1:
- Trong hợp chất hữu cơ hóa trị của H
File đính kèm:
- GA_TU_CHON_HOA9_(Chu_de_bam_sat).doc