MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lí luận 4
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 4
1.1.2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 25
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học phép so sánh ở tiểu học 29
1.2.2. Thực tế dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay 30
1.3. Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 40
2.1. Ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.2. Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 42
2.1.3. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 44
2.1.4. Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 46
2.1.5. Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 48
2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 51
2.2.1. Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh 51
2.2.2. Tổ chức dạy các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3 55
2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ học Tập đọc 65
2.3.1. Thống kê các hình ảnh so sánh Trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65
2.3.2. Phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc 68
2.3.3. Quy trình hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài Tập đọc 70
2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ Tập làm văn 74
2.4.1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3 74
2.4.2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 75
2.4.3. Quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 78
2.5. Tiểu kết chương 2 87
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 89
3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm 89
3.1.1. Mục đích thử nghiệm 89
3.1.2. Nội dung thử nghiệm 89
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm 89
3.1.4. Tổ chức thử nghiệm 89
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm 91
3.2. Kết quả thử nghiệm 93
3.2.1. Kết quả kĩnh hội tri thức 93
3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 96
3.2.3. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy 97
3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 98
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 99
1. Kết luận 99
2. Một số đề xuất 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
108 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc luận văn 3
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4
1.1. Cơ sở lí luận 4
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 4
1.1.2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 25
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học phép so sánh ở tiểu học 29
1.2.2. Thực tế dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay 30
1.3. Tiểu kết chương 1 38
Chương 2. phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 40
2.1. ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.1. ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.2. ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 42
2.1.3. ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 44
2.1.4. ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 46
2.1.5. ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 48
2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 51
2.2.1. Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh 51
2.2.2. Tổ chức dạy các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3 55
2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ học Tập đọc 65
2.3.1. Thống kê các hình ảnh so sánh Trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65
2.3.2. Phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc 68
2.3.3. Quy trình hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài Tập đọc 70
2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ Tập làm văn 74
2.4.1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3 74
2.4.2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 75
2.4.3. Quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 78
2.5. Tiểu kết chương 2 87
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm 89
3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm 89
3.1.1. Mục đích thử nghiệm 89
3.1.2. Nội dung thử nghiệm 89
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm 89
3.1.4. Tổ chức thử nghiệm 89
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm 91
3.2. Kết quả thử nghiệm 93
3.2.1. Kết quả kĩnh hội tri thức 93
3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 96
3.2.3. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy 97
3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 98
Kết luận và đề xuất 99
1. Kết luận 99
2. Một số đề xuất 99
Tài liệu tham khảo 101
phụ lục
Danh mục bảng biểu
Trang
I. Bảng
Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 14
Bảng 2: Bảng điều tra thực thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 31
Bảng 3: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3 36
Bảng 4: Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65
Bảng 5: Những bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 76
Bảng 6: Các lớp thử nghiệm và đối chứng 90
Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh 93
Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 94
Bảng 9: Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học 96
II. Biểu đồ
Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm 95
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, GV tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3.
- Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của GV tiểu học và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở đó, xây dựng các quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3; quy trình tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn.
- Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp.
- Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp dạy học về phép tu từ so sánh ở lớp 3.
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm.
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. cơ sở lí luận
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
1.1.1.1. Phép tu từ so sánh
a. So sánh logic
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
a. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng
(TV3, t.1, tr.131)
b. Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.
(TV3, t.1, tr.55)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
b. So sánh tu từ
So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(TV3, t.1, tr.7)
ở ví dụ trên, “bà” được ví như quả ngọt đã chín, bà càng có tuổi thì tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1
2
3
4
Mẹ
về
như
nắng mới
Trong đó:
Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, “như là”, “ như thể”...
Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó.
Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo
1 2 3 4
Bà hiền như suối trong
1 2 3 4
(TV3, t.1, tr.117)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
(Ca dao)
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như sương...
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so sánh. Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV3, t.1, tr.106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ
Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ
Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
(TV3, t.1, tr.43)
Tác giả đã rất thành công khi sử dụng hình thức so sánh này. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu... ”, “bấy nhiêu... ” để so sánh.
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV3, t.1, tr. 85)
Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa”... để làm từ so sánh.
Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(TV3, t.1, tr. 8)
Hoa đầu cành luôn là hoa luôn tươi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh đẹp, và đáng yêu như bông hoa kia. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng.
Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn, đẹp hơn... .
Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió
(TV3, t.1, tr.29)
Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Người mẹ” của
An-đéc-xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng: “Thần chết chạy nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế. Tuy nhiên, người mẹ vẫn đuổi kịp thần chết, bởi một điều: không có gì chiến thắng được trái tim người mẹ, không có gì so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con.
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh.
Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Việt Phương)
Cũng có thể so sánh bậc cao nhất được thể hiện bằng câu hỏi tu từ:
Ví dụ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò?
(Tố Hữu)
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy.
Như vậy, So sánh tu từ là “một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [10.tr.154].
c. Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng nhận thức
Paolơ cho rằng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” [9.tr.193]. Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể.
Chẳng hạn:
- Gầy như cò hương
- Vui như hội
hoặc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà
(Hồ Chí Minh)
Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung ra rõ rệt độ sáng và đường nét của cảnh rừng với đêm trăng.
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc. Gôlúp nói: “hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”[9.tr.192]. Trong lời nói hàng ngày, chúng ta đã gặp rất nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ...
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3, tr. 8). Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó. Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú.
d. Sự phát triển của cấu trúc so sánh
Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình phát triển của tư duy và quá trình hoàn thiện các phong cách chức năng trong tiếng Việt. Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh.
Thứ nhất, về mặt hình thức, trong thời kì hiện đại, phép so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao) " A x B x C (thơ hiện đại)
" A x B1 x B2 x B3
(Trong đó: - A là cái so sánh
- B là cái được so sánh
- x là mức độ so sánh)
Ví dụ 1: A xB:
Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
(Ca dao)
Ví dụ 2: A x B xC:
Nhớ em như một vết thương
Trong lòng như vỡ mảnh gương trong lòng
(Xuân Diệu)
Ví dụ 3: A x B1 x B2 x B3:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Phạm Tiến Duật)
Thứ hai, về mặt nội dung ngữ nghĩa, sự thay đổi cấu trúc A x B còn được biểu hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A - x - B
(trừu tượng) (cụ thể)
hoặc: A - x - B
(cụ thể) (cụ thể)
Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó:
A - B: trừu tượng - cụ thể
A - B: trừu tượng - trừu tượng
A - B: cụ thể - cụ thể
A - B: cụ thể - trừu tượng
Ví dụ: A - B: (trừu tượng) - (trừu tượng)
Anh nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Nghe xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
(Chế Lan Viên)
Ví dụ: A - B: (Cụ thể) - (Cụ thể)
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
(Phạm tiến Duật)
Ví dụ: A - B: (Cụ thể - trừu tượng)
Nghe như tiếng của cha ông dựng nước
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa...
(Lê Anh Xuân)
Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn luyện kĩ năng thường xuyên ở mỗi người.
1.1.1.2. Dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
a. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học
Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu từ so sánh.
Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh, chương trình còn yêu cầu HS biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Đây cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh tu từ khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 hoặc lớp 5.
Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho HS những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm và nhân cách HS.
b. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ có 7 tiết học khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt.
Phép tu từ so sánh được dạy ở học kì I, cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu:
Tuần
Chủ điểm
Nội dung dạy học
Trang
1
Măng non
Làm quen với phép so sánh
8
3
Mái ấm
Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết các từ chỉ sự so sánh
24
5
Tới trường
So sánh hơn kém, cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh
43
7
Cộng đồng
So sánh sự vật với con người
58
10
Quê hương
Làm quen so sánh âm thanh với âm thanh
79
12
Bắc- Trung-Nam
So sánh hoạt động với hoạt động
98
15
Anh em một nhà
Đặt câu có hình ảnh so sánh
126
Qua phân tích nội dung dạy học, chúng ta thấy rằng, lớp 3 dạy phép tu từ cho HS thông qua hệ thống các bài tập, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có những loại bài tập sau:
b.1. Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh... với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết.
Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh:
Là dạng bài tập giúp HS bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra yếu tố 1(cái so sánh) và yếu tố 4 (cái được so sánh) trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
(TV3, t.1, tr.8)
Ai đi học mà chẳng biết cái dấu hỏi, ai mà chẳng biết đến cái vành tai của mình và chắc rằng ai cũng nhận ra chúng đều cong cong như nhau. Tuy nhiên, phép so sánh vẫn gợi cho các em một sự thích thú bởi một sự khám phá mới lạ. Cái mới lạ này nó tồn tại ngay trong những sự vật tưởng chừng như vô cùng quen thuộc, quen thuộc như chẳng còn gì để mà khám phá.
Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh:
Dạng bài tập không chỉ yêu cầu HS tìm những sự vật được so sánh với nhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hình ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.
Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, t.1, tr.24)
Dòng sông vào những đêm trăng sáng thì không còn là một dòng sông nữa, nó đã biến thành một con đường lung linh bởi được tạo nên từ thứ ánh sáng trên cao tưởng chừng như được dát vàng kia. Một hình ảnh so sánh kì ảo và cũng rất đẹp.
Dạng 3: Tìm các từ so sánh
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, như thể, như là,
File đính kèm:
- LV THAC SI DAY HOC SO SANH LOP 3.doc