A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu 1 (3 điểm)
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
Câu 2 (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lương thực có hạt bình quân theo đầu người (kg/người)
Năm Toàn quốc ĐBSH ĐBSCL
1995 363,1 330,9 831,6
2004 482,5 395,5 1097,4
a ) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lương thực có hạt bình quân theo đâu người của toàn quốc và các vùng có trong bảng.
b ) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét.
c ) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn so với cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện đề môn thi: Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN ĐỀ
ĐỀ SỐ1
Môn thi: Địa lí
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu 1 (3 điểm)
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
Câu 2 (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lương thực có hạt bình quân theo đầu người (kg/người)
Năm
Toàn quốc
ĐBSH
ĐBSCL
1995
363,1
330,9
831,6
2004
482,5
395,5
1097,4
a ) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lương thực có hạt bình quân theo đâu người của toàn quốc và các vùng có trong bảng.
b ) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét.
c ) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn so với cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3 (2 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
B. PHẦN RIÊNG: Häc sinh lµm 1 trong 2 c©u sau :
Câu 4 ( 2 điểm )
Giải thích vì sao khu vực trung du và miền núi ở nước ta công nghiệp còn hạn chế ?
Câu 5 (2 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1985-2002
(Đơn vị: % )
Năm
1985
1990
1995
1999
2000
2002
Diện tích cây CN
hàng năm
56,1
45,2
48,4
40,9
36,8
39,0
Diện tích cây
CN lâu năm
43,9
54,8
51,6
59,1
63,2
61,0
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta ở giai đoạn trên.
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 8 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần địa hình và sông ngòi nước ta.
2. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005
( Đơn vị %)
Khu vực kinh tế
2000
2002
2003
2004
2005
Nông-lâm-ngư nghiệp
65,1
61,9
60,3
58,8
57,3
Công nghịêp-xây dựng
13,1
15,4
16,5
17,3
18,2
Dịch vụ
21,8
22,7
23,2
23,9
24,5
Dựa vào bảng số liệu so sánh và nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2000-2005
Câu II. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Câu III. (3,0 điểm)
1.Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
( Đơn vị:%)
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990
100,0
45,6
22,7
31,7
2005
100,0
25,1
29,9
45,0
Dự kiến 2010
100,0
20,0
34,0
46,0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong 3 năm 1990, 2005, 2010. Nhận xét.
2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc
II. PHẦN RIÊNG: (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm 1 ( Câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
Câu IVb. Theo chương trình Nâng cao
Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này.
( Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam khi làm bài)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 3 điểm )
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta:
Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông- lâm- ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. ( 0,75 điểm )
Ở khu vực I, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì tỉ trọng ngành trồng trọt giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, do chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt. (0,75 điểm )
Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác mỏ có tỉ trọng giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng thấp. (1 điểm )
Ở khu vực III: có bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. ( 0,5 điểm )
Câu 2 (3 điểm)
Vẽ biểu đồ (1,5 điểm)
- Vẽ đủ các cột, chính xác, đẹp.
- Ghi đủ: số liệu, đơn vị cho các trục, chú giải, tên biểu đồ.
Nhận xét ( 1 điểm )
- Lương thực có hạt bình quân đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm)
- Bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất, Đồng bằng sông Hồng thấp hơn cả nước. (0,5 điểm)
Giải thích (0,5 điểm)
Do Đồng bằng sông Hồng có dân số đông , mật độ dân số cao nhất cả nước.
Câu 3 (2 điểm)
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2 ( 0,5 điểm )
Giải thích:
- Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế(0,25đ).
- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều. (0,25 điểm)
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người / km2 và 501- 1000 người / km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận. (0,25 điểm)
+ Cấp từ 50- 100 người / km2 và 101- 200 người / km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc(0,25 điểm )
+ Cấp dưới 50 người / km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên (0,25 điểm)
B. PHẦN RIÊNG:
Thí sinh học Ban A và chương trình chuẩn làm câu 4, thí sinh học chương trình nâng cao làm câu 5.
Câu 4 (2 điểm)
Sở dỉ ở trung du và miền núi nước ta công nghiệp phát triển còn hạn chế, vì:
- Vị trí địa lí ít thuận lợi (0,5 điểm)
- Tài nguyên khoáng sản khó khai thác. (0,5 điểm)
- Thiếu lao động có kĩ thuật (0,5 điểm)
- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải chưa phát triển. (0,5 điểm)
Câu 5 (2 điểm)
* Nhận xét (1,5 điểm)
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có nhiều thay đổi trong giai đoạn 1985-2002.
+ Từ 1985-1990: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh (10,9 %), tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng tương ứng. (0,25 điểm)
+ Từ 1990-1995: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm (3,2 %), tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm tương ứng. (0,25 điểm)
+ Từ 1995-1999: Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm khá nhanh (7,5 %), tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng (7,5 %) (0,25 điểm)
+ Từ 1999-2000: tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm rất nhanh (4,2 %), cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (4,1 %) (0,25 %)
+ Từ 2000-2002: tỉ trọng diện tích cây hàng năm tăng nhẹ (2,2 %)
- Năm 1985 tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm cao nhất. Từ 1990 trở đi tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm cao nhất và vượt tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm. (0,25 điểm)
* Giải thích (0,5 điểm)
Sở dỉ cơ cấu diện tích cây công nghiệp có hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm vì loại cây này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế ở nước ta.
- Phát huy thế mạnh tài nguyên thiên nhiên: 3/4 diện tích của nước ta là đồi núi có đất Feralit và đất phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thích hợp với các loại cây công nghiệp. (0,25 điểm)
- Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, nhu cầu thị trường thế giới, góp phần tích lũy ngoại tệ để phát triển đất nước, giải quyết việc làm, góp phần phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao đời sống người dân. (0,25 điểm)
ĐỀ SỐ 2
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 8 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần địa hình và sông ngòi nước ta.
2. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005
( Đơn vị %)
Khu vực kinh tế
2000
2002
2003
2004
2005
Nông-lâm-ngư nghiệp
65,1
61,9
60,3
58,8
57,3
Công nghịêp-xây dựng
13,1
15,4
16,5
17,3
18,2
Dịch vụ
21,8
22,7
23,2
23,9
24,5
Dựa vào bảng số liệu so sánh và nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2000-2005
Câu II. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Câu III. (3,0 điểm)
1.Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
( Đơn vị:%)
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990
100,0
45,6
22,7
31,7
2005
100,0
25,1
29,9
45,0
Dự kiến 2010
100,0
20,0
34,0
46,0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong 3 năm 1990, 2005, 2010. Nhận xét.
2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc
II. PHẦN RIÊNG: (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm 1 ( Câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
Câu IVb. Theo chương trình Nâng cao
Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này.
( Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam khi làm bài)
HƯỚNG DẪN CHẤM : Môn Địa lý
Câu
Nội dung
I
(3 đ)
1. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua địa hình và sông ngòi:
a. Địa hình :
- Xâm thực mạnh miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ..
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: sự mở rộng của đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có 2360 sông, qua 20 km có 1 cửa sông
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: ( tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn)
- Chế độ nước theo mùa
2. Nhận xét và so sánh:
- Tỉ trọng lao động trong ngành nông –lâm- ngư nghiệp giảm, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao; khu vực công nghiệp, dịch vụ tỉ trọng lao động tăng, nhưng vẫn còn thấp (dẫn chứng)
- Đang có sự chuyển dịch lao động từ kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp sang khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng, dịch vụ nhưng còn chậm.
II
(2 đ)
a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
- Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp( feralit, phù sa cổ).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá
- Nguồn lao động dồi dào
- Mạng lưới cơ sở chế biến
b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, , Đông Nam Bộ
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
III
(3 đ)
1. Vẽ biểu đồ và nhận xét:
a. Biểu đồ miền: chính xác, đầy đủ chi tiết
b. Nhận xét:
- Nông- lâm thủy sản giảm (dẫn chứng)
- Công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng (dẫn chứng)
2. Kể tên các tỉnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ:
- Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
IVa.
Qui mô và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất.
- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành:Cơ khí, điện tử, hoá chất
IVb
a. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
- Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
- Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
- Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan
b. Hạn chế về tự nhiên:
- Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
- Khoáng sản còn hạn chế
ĐỀ SỐ 3
Môn thi: Địa lý
Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề )
PHẦN CHUNG ( 8,0 điểm )
Câu I ( 3,0 điểm )
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất.
2. Dựa vào bản đồ hình thể, bản đồ đất Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nước ta.
Câu II ( 2,0 điểm )
Cho bảng số liệu sau :
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
( Đơn vị %)
Năm
1990
2005
Trồng trọt
79.3
73.5
Chăn nuôi
17.9
24.7
Dịch vụ nông nghiệp
2.8
1.8
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 1990 và 2005 .
2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
Câu III.( 3,0 điểm )
Trung du miền núi Bắc Bộ & Tây Nguyên là 2 vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta :
1.Hãy so sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng này .
2.Xác định tên nhà máy ,địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của 2 nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng
B. PHẦN RIÊNG : ( 2,0 điểm )
Câu IV.a. Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ, NĂM 2005
(Đơn vị: nghìn con)
Cả nước
TD và MNBB
Tây Nguyên
Trâu
2922,2
1679,5
71,9
Bò
5540,7
899,8
616,9
1.Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
2. Tại sao trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại .
( Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam để làm bài )
--------------------------------
CÂU
ĐÁP ÁN
Câu I
(3 điểm)
1.Hoạt động bão ở Việt Nam ( 1,0 điểm )
Hướng di chuyển của bão Đông sang Tây:
Thời gian hoạt động từ tháng IV kết thúc XI, sớm tháng V chậm tháng XII (hoặc từ 5 đến 12)
Vùng Bắc Trung Bộ bị bão ảnh hưởng nhiều nhất:
Đồng bằng sông Cửu Long ít bị ảnh hưởng của bão nhất.
2.Những đặc điểm cơ bản của hai đồng bằng lớn nhất nứơc ta ( 2,0 điểm )
- Đồng bằng Sông Hồng. ( 1,0 điểm )
+ Do phù sa Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.
+ Diện tích rộng 15.000km2
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển
+ Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, do hệ thống đê
Đồng bằng Sông Cửu Long ( 1,0 điểm )
+ Do phù sa Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp hang năm rất phì nhiêu.
+ Diện tích rộng 40.000 Km2
+ Địa hình thấp và bằng phẳng, không có đê, sông ngoài kênh rạch chèn chịt
+ Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nướ triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn
Câu II:
(2điểm)
1.Vẽ biểu đồ :Vẽ 2 biểu đồ tròn chia đúng tỷ lệ, ký hiệu thống nhất, chú thích đúng , có ghi năm cho từng biểu đồ và tên chung, sạch đẹp.( thiếu 1chi tiết – 0,25 điểm )
2.Nhận xét : Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch
- Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm : 5,8%nhưng vẫn còn cao
- Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng :1,0%và đang trở thành ngành sản xuất chính.
Câu III:
(3điểm)
1.So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng TDMNPB &Tây Nguyên
* Sự giống nhau : ( 0,5 điểm )
- Có 1 số loại khoáng sản trữ lượng lớn
- Đều có tiềm năng về thuỷ điện .
* Sự khác nhau : ( 1,5 điểm )
-TDMNPB :
+Giàu khoáng sản (Than, sắt, măng gan, đồng ,chì,kẽm, đất hiếm & apatit )
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn nước
+ Nguồn lợi lớn về hải sản, khả năng phát triển công nghiệp chế biến hải sản
- TÂY NGUYÊN :
+ Nghèo khoáng sản, chỉ có bôxit nằm ở dạng tiềm năng
+ Tiềm năng về thuỷ điện khá lớn
+ Diện tích rừng lớn nhất cả nước
2. Hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng ( 1,0 đểm )
* TDMNPB :
- Hoà bình trên sông Đà, công suất 1920Mw
- Thác Bà trên sông Chảy, công suất 110 Mw
* TÂY NGUYÊN
- Yali trên sông Xêxan, công suất 700 Mw
- Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( thương nguồn sông Đồng Nai ), công suất 160Mw
Câu IVa
(2điểm )
1. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
TỈ TRỌNG CỦA TRÂU, BÒ TRONG TỔNG ĐÀN TRÂU BÒ
CỦA CẢ NƯỚC, CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN.
Cả nước
Trung du và miền núi BBộ
Tây Nguyên
Trâu
100%
57,5%
2,5%
Bò
100%
16,2%
11,1%
2.Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì:
- Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi BBộ vì có khí hậu lạnh, ẩm. Khả năng chịu rét ở trâu cao hơn bò.
- Đàn bò tập trung ở Tây Nguyên vì có khí hậu cận xích đạo .
File đính kèm:
- Luyen de on thi TN Dia ly 2013.doc