A. Phần trắc nghiệm
1).Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau?
A. Chất khử tham gia vào quá trình khử hay quá trình cho electron.
B. Chất oxi hóa là chất giảm số oxi hóa trong qu trình phản ứng.
C.Chất khử là chất tăng số oxi hoá trong quá trình phản ứng.
D.Nếu xảy ra sự oxi hóa ắt sẽ xảy ra sự khử.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập hóa chương 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV
A. Phần trắc nghiệm
1).Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau?
A. Chất khử tham gia vào quá trình khử hay quá trình cho electron.
B. Chất oxi hóa là chất giảm số oxi hóa trong qu trình phản ứng.
C.Chất khử là chất tăng số oxi hoá trong quá trình phản ứng.
D.Nếu xảy ra sự oxi hóa ắt sẽ xảy ra sự khử.
2) Cho 2 phản ứng (1) Cl2 + 2KI I2 + 2KCl (2) Cl2 + H2O HCl + HClO
Chọn chất oxi hóa và chất khử
A.(1) Cl2 là chất oxi hóa, KI là chất khử B. (1) Cl2 là chất oxi hóa, KI là chất khử
(2) Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khư (2) Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
C.(1) KI là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử D. (1) Cl2 là chất bị oxi hóa, KI là chất bị khử
(2) Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử (2) H2O là chất bị oxi hóa, Cl2 là chất khử
3) Trong các chất sau : Cl2, KMnO4, HNO3, H2S, FeSO4, chất nào chỉ có tính oxi hóa, chất nào chỉ có
tính khử.
A. Cl2, KMnO4 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tính khử.
B. KMnO4 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tính khử
C.KMnO4, HNO3 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tính khử.
D. HNO3 chỉ có tính oxi hóa, FeSO4 chỉ có tính khử.
4) Trong phản ứng sau :
2NO2 + 2KOH KNO3 + KNO2 + H2O
A. NO2 là chất oxi hóa, KOH là chất khử.
B. NO2 là chất khử, KOH là chất oxi hóa.
C. NO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
D.Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa khử.
5)S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A.S+O2àSO2 B.S+6HNO3àH2SO4+6NO2+2H2O
C.S+MgàMgS D.S+6NaOHà2Na2S+Na2SO3+3H2O
6)Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen :
4Ag+2H2S+O2 à2Ag2S+2H2O
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng :
A.Ag là chất khử, H2S là chất oxi hóa B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa
C. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử
7)Xét phản ứng : HCl+KMnO4àKCl+MnCl2+Cl2+H2O
Trong phản ứng này, vai trò của HCl là :
A. Chất oxi hóa B. Chất khử
C.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất tạo môi trường D. Vừa là chất khử vừa là chất tạo môi trường
8) Có phản ứng hóa học : Mg + CuSO4 à MgSO4 + Cu
Phương trình nào dưới đây biểu thị sự Oxy hóa cho phản ứng hóa học trên:
A. Mg2+ + 2e à Mg B. Mg à Mg2+ + 2e C. Cu2+ + 2e à Cu D. Cu àCu2+ + 2e
9) Phương trình nào dưới đây biểu thị đúng sự bảo toàn điện tích:
A. Fe à Fe2+ + 1e C. Fe à Fe2+ + 2e
B. Fe2+ + 2e à Fe3+ D. Fe + 2e à Fe3+
10) Biến đổi hóa học nào sau đây được gọi là sự khử:
A. Mg àMg2+ + 2e C. Al3+ + 3e à Al
B. S2-–àS + 2e D. Cr2+ à Cr 3+ + 1e
11) Biến đổi hóa học nào sau đây được gọi là sự oxy hóa:
A. H+ + OH– à H2O C. Ca2+ + 2e à Ca
B. Ca àCa2+ + 2e D. CO2 + H2O à H+ + HCO3–
12) Phản ứng hóa học nào sau đây không phải là phản ứng oxy hóa - khử:
A. 2K + Cl2 à 2KCl C. KOH + HClà KCl + H2O
B. 2KClO3 à 2KCl + 3O2 D. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
13)Một mol khí Clo bị khử thành ion clorua là do:
A. Nhận 1 mol electron C. Nhường 1 mol electron
B. Nhận 2 mol electron D. Nhường 2 mol electron
14) Một mol nhôm bị oxy hóa thành cation là do:
A. Nhận 1 mol electron C. Nhận 3 mol electron
B. Nhường 2 mol electron D. Nhường 3 mol electron
15) Xét các phản ứng sau đây:
(1): 2NaOH + SO2 à Na2SO3 + H2O
(2): 2HNO3 + SO2 à H2SO4 + NO2
(3): 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O à K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
(4): H2S + SO2 à 3S +H2O
SO2 thể hiện tính khử trong các phản ứng nào:
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (2), (3) D. (1), (4)
16) Số oxi hóa của S, Fe và Cu trong hợp chất CuFeS2 lần lượt là:
A. –2; +3; +2 B. –2; +2; +2 C. –2; +3; +1 D. –2; +2; +2 và –2; +3; +1
17)Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
A. CaCO3+CO2+H2OCa(HCO3)2 B. P2O5+3H2O2H3PO4
C. 2SO2+O22SO3 D. BaO+H2OBa(OH)2
18)Chỉ ra mệnh đề đúng:
(1): Có những phản ứng chỉ xảy ra sự khử hoặc sự oxi hóa.
(2): Sự khử và sự oxi hóa là 2 quá trình ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi hóa khử.
(3): Một chất oxi hóa gặp một chất khử thì nhất định có phản ứng oxi hóa khử xảy ra.
(4): Trong một phản ứng không thể tồn tại một chất vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
(5): Chất khử và chất oxi hóa có thể chỉ là một nguyên tố hoặc 2 nguyên tố khác nhau của một chất.
A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (4), (5) C. (2), (4) D. (2), (5)
19)Phát biểu nào sau đây là không đúng:
(1): Oxi hóa một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó
(2): Khử một nguyên tố là ghép thêm electron cho nguyên tố đó.
(3): Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron.
(4): Sau phản ứng số oxi hóa của chất oxi hóa tăng lên, số oxi hóa của chất khử thì giảm xuống.
(5): Trong phản ứng oxi hóa khử, nếu có một chất khử và nhiều chất oxi hóa, thì chất oxi hoá nào có nồng độ mol nhiều hơn sẽ cho phản ứng trước.
A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (5) C. (2), (3) D. (4), (5)
20)Điền vào các khoảng trống các từ và cụm từ được viết bằng chữ nghiêng sau: Oxi hóa; khử; nhường bớt; nhận thêm; bị oxi hóa; bị khử.
Sự …(1)… một chất là làm cho chất đó …(2)… electron.
Sự …(3)… một chất là làm cho chất đó …(4)… electron.
Chất …(5)… là chất nhận thêm electron.
Chất …(6)… là chất nhường bớt electron.
A.(1) khử; (2) nhường bớt; (3) oxi hóa; (4) nhận thêm; (5) khử; (6) oxi hóa.
B.(1) oxi hóa; (2) nhường bớt; (3) khử; (4) nhận thêm; (5) khử; (6) oxi hóa.
C.(1) oxi hóa; (2) nhường bớt; (3) khử; (4) nhận thêm; (5) oxi hóa.; (6) khử
D.(1) oxi hóa; (2) nhận thêm; (3) khử; (4) nhường bớt; (5) oxi hóa; (6) khử.
21) Hãy chỉ ra nhận xét không đúng?
A.Bất cứ chất oxi hoá nào gặp một chất khử đều có phản ứng hoá học xảy ra
B.Nguyên tố ở mức oxi hoá trung gian, vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
C.Trong phản ứng oxi hoá - khử, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời
D.Sự oxi hoá là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron
22)Những câu sau đây là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S)
a) Nhiên liệu là chất oxi hóa.
b) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, nguyên tố cacbon chuyển thành cacbon monooxit
c)Sự chuyển một chất từ trạng thái lỏng sang rắn là 1 biến đổi vật lí tỏa nhiệt.
d)Sự bay hơi là 1 biến đổi hóa học.
23) Trong các phản ứng phân hủy dưới đây phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?
A. 2KMnO4K2MnO4+MnO2+O2 B. 2Fe(OH)3Fe2O3+3H2O
C. 4KClO33KClO4+KCl D. 2KClO33KCl+3O2
24)Xét phản ứng: 10FeSO4 + 12KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + H2O. Chọn sản
phẩm của sự oxy hóa: A. Fe2(SO4)3 B. MnSO4 C. K2SO4 D. H2O
25)Trong các hợp chất N sau đây : HNO3, NH4NO3, N2O5, NH3, N2H4, chất nào chỉ đóng vai trò chất khử khi tham gia phản ứng oxi hóa khử ?
A. NH3. B. HNO3. C. N2H4. D. NH4NO3, N2O5.
26)Trong phản ứng 2KClO3 à2KCl + 3O2 , KClO3 là:
A. chất oxi hóa B. chất khử
C. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử D. không phải là chất oxi hóa, không phải là chất khử
27)Phản ứng hóa học mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hóa, không đóng vai trò chất khử là phản ứng nào sau đây?
A. SO2 + 2H2S à 3S +2H2O B. SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O à H2SO4 + 2HBr D. Không có phản ứng nào
28)Trong phản ứng
10FeSO4 + KMnO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
A. FeSO4 là chất oxi hóa, KMnO4 là chất khử B. FeSO4 là chất oxi hóa, H2SO4 là chất khử
C. FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa D. FeSO4 là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa
29) Cho các phân tử và các ion sau đây: ; Na2S; NO2: Fe2+; SO2; Fe3+; N2O5; SO4 2-;
SO3 2-; MnO; Na; Cu. Chất nào thể hiện tính khử:
A. Na2S; Cl–; Na; Cu C. MnO; Na; Cu.
B. Fe2+; SO2; SO3 2- D. Fe2+; Na; Cu
30)Cho các phân tử và các ion sau đây: Cu; Na; NO2; SO2; MnO; N2O5 ; Na2S; ; SO32-; SO4 2- ; Fe2+; Fe3+. Chất nào thể hiện tính oxi hóa:
A. Fe2+; NO2; SO2 C. N2O5; SO2; Na.
B. Fe3+; SO4 2- ; N2O5 D. Cl– ; Na2S; NO2
31) Cho các phân tử và các ion sau đây: ; SO32-; SO4 2- ; Fe2+; Fe3+; Na2S; NO2; N2O5; MnO; SO2 ; Na; Cu. Chất nào có thể đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa:
A. Cl–; Na2S; NO2; Fe2+ C. Na2S; Fe3+; N2O5; MnO
B. NO2; Fe2+; SO2; SO32- D. MnO; Na; Cu; NO2
32) Xét các phản ứng sau:
(1): 2HCl + Fe à FeCl2 + H2 (2): Cu2+ + Zn à Zn2+ + Cu
(3): Fe2+ + 2 à Fe(OH)2 (4): 2Na + Cl2 à 2NaCl
(5): HNO3 + NaOH à NaNO3 + H2O (6): CH3 – CH2OH + CuO à CH3 – CHO + Cu + H2O
Chất nào là chất oxi hóa trong các phản ứng trên:
A. Cu2+; Cl2; HNO3; CuO C. HCl; Cu2+; Cl2; CuO
B. HCl; Fe2+; HNO3; CuO D. HCl; Fe2+; HNO3; Cl2
33)Hãy sắp xếp các hạt vi mô cho dưới đây theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của nitơ : NO2, NH3, NO2–, NO3–, N2H4, NH2OH, N2, N2O, NO.
A. NH3 < N2H4 < NH2OH < N2 < N2O <NO < NO2–< NO2 < NO3–
B. NH3 < NH2OH < N2H4 < N2 < NO < N2O < NO2– < NO2 < NO3–
C. NH3 < N2 < N2H4 < NH2OH < NO < N2O < NO2 = NO2–< NO3–
D. NH3 < N2H4 < NH2OH < N2 < NO < N2O =. NO2–< NO3–
34)Hãy xác định số oxi hoá của nitơ và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự của các hạt vi mô chứa nitơ sau đây : CN–, NH4+ , N2O5, NH2OH, KNO2, N2O4, AlN, NF3.
A. -4 -3 +5 +2 +3 +8 -3 -3 B. -3 -3 +5 +2 +3 +4 -3 +3
C. -3 -3 +5 +1 +3 +4 -3 -3 D. -3 -3 +5 -1 +3 +4 -3 +3
35)Số oxi hóa của S trong các chất và ion: K2S, FeS2, S, S8, Na2S2O3, S4O62-, SO2, SO42- lần lượt là:
A. -2; -1; 0; 0; +2; +2,5; +4; +6 B. -2; -2; 0; 0; +4; +5; +4; +6
C. -2; -2; 0; 0; +2; +3; +4; +6 D. -2; -1; 0; 0; +2; +3; +4; +8
36)Trong các hạt vi mô sau, nhóm nào chứa nhiều nhất số nguyên tử lưu huỳnh có số oxi hoá cao nhất
SO3, S2O32– (NH4)2S2O8, HSO4–, SO2Cl2, H2S2O7, SF6.
A. (NH4)2S2O8 B. H2S2O7, HSO4–, SO2Cl2
C. SO3, (NH4)2S2O8, HSO4–, SO2Cl2, H2S2O7 D. SO2Cl2, (NH4)2S2O8, H2S2O7.
37)Cho các phản ứng:
1)Fe3O4 + HNO3 → 2) FeO + HNO3 → 3) Fe2O3 + HNO3 →
4) NH3 + HCl → 5) Na2O2 + H2O → 6) FeCl3 + H2S →.
Các phản ứng oxy hóa khử là: A.1, 2 , 5 , 6. B.1, 2, 3 , 4. C. 3 , 4 , 5 , 6. D. 2 , 4 , 5 , 6.
38)Tính số oxi hoá của clo trong các hợp chất sau (ghi đúng theo thứ tự hợp chất cho) : Mg(ClO4)2, Cl2O, H[FeCl4], CaOCl2, ClF5.
A. +5 1 +5 +1 và -1 +1 B.+5 +1 -1 +1 và -1 -1
C. +7 +1 -1 -1 và -1 +5 D. +7 +1 -1 +1 và -1 +5
39) Tìm các hệ số trong phương trình phản ứng :
KBr + K2Cr2O7 + H2SO4 Br2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Cho kết quả theo thứ tự của phương trình phản ứng
A. 6, 1, 7, 3, 1, 4, 7 B. 6, 2, 10, 3, 2, 2, 10
C. 6, 2, 12, 3, 2, 2, 12 D. 8, 2, 10, 4, 2, 2, 10
40)Cho phản ứng sau : MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O
Tìm các hệ số trong phương trình phản ứng (cho kết quả theo thứ tự).
A.1, 2, 1, 1, 2 B. 4, 1,1, 1, 2 C.1,4,1,1,2 D.1, 2, 2, 2, 2
41)Hệ số của chất oxi hóa và hệ số của chất khử trong phương trình hóa học sau đây :
P+H2SO4àH3PO4+SO2+H2O
A. 5 và 2 B. 2 và 5 C. 7 và 9 D. 7 và 7
42)Cho phản ứng sau :
CH3-CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ H2O
Tìm các hệ số trong phương trình phản ứng (cho kết quả theo thứ tự).
A.3, 2, 6, 3, 2, 2, 10 B. 2, 2, 6, 2, 2, 2, 10 C. 3, 2, 8, 3, 2, 2, 11 D. 3, 2, 8, 3, 2, 2, 12
43)Hai hệ số cơ bản x, y của phương trình hố học chưa cân bằng :
Sau khi cân bằng x, y có giá trị tương ứng là
A. 1;5. B. 8;3. C. 3;8. D. 3;11.
44)Cho phương trình phản ứng : Al + HNO3 à Al(NO3)3 + N2O + N2 + . . .
Nếu tỷ lệ mol giữa N2O và N2 là 2:3 thì sau khi cân bằng, tỷ lệ mol là:
A. 23 : 4 : 6 B. 46 : 6 : 9 C. 46 : 2: 3 D. 20 : 2: 3
45)Phản ứng Cu + H2SO4 + NaNO3 à CuSO4 + Na2SO4 + NO2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là : A. 1, 1, 2, 1, 1, 2, 1 B. 2, 2, 1, 2, 1, 2, 2 C. 1, 2, 2, 1, 1, 2, 2 D. 1, 2, 2, 2, 2, 1, 1
46)Hệ số cân bằngcủa các chất trong phản ứng FeS + HNO3 à Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
lần lượt là: A. 1, 3, 1, 0, 3, 3 B. 2, 6, 1, 0, 6, 3 C. 3, 9, 1, 1, 9, 4 D. 3, 12, 1, 1, 9, 6
47)Cho 0,1 mol Al và 0,15mol Mg phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, Mg(NO3)2, H2O và 13,44 lít một khí X duy nhất (ở đktc). X là: A. N2O B. NO C. NO2 D. N2
48)Xét phản ứng: Fe3O4 + HNO3 à Fe(NO3)2 + NXOY + H2O
Hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng trên là:
A. 23x – 9y B. 46x – 18y C. 12x – 2y D. 6x – 2y
49)Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A.0,12 B.0,075 C.0,04 D.0,06
50)Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A.11 B.9 C.10 D.8
51)Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) , thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)
A.80 B.40 C.20 D.60
B. Phần tự luận
Bài tập 1: Hãy nêu thí dụ về phản ứng phân hủy tạo ra.
a) Hai đơn chất.
b) Hai hợp chất.
c) Một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết số oxi hóa của các nguyên tố trong mỗi phản ứng có thay đổi không?
Bài tập 2: Hãy nêu thí dụ về phản ứng tạo ra muối.
a) Từ 2 đơn chất.
b) Từ 2 hợp chất.
c) Từ 1 đơn chất và 1 hợp chất.
Hãy cho biết số oxi hóa của các nguyên tố trong mỗi phản ứng đó có thay đổi hay không?
Bài tập 3: Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức C3H5O9N3 rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2.
a)Viết phương trình hóa học của phản ứng phân hủy Glixerol trinitrat.
b)Hãy tính thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1kg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích là 50 lít.
Bài tập 4: Hợp chất A(không chứa khí clo) cháy trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.
a)Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3:1.
b)Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.
c)Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Bài tập 5: Hãy cho biết số oxi hóa của nitơ trong các phân tử và ion dưới đây : N2O, HNO3, NO2–, N2H4, NH2OH, NH3, NO2, NO3–, N2H5+, HNO2, N2O5, NH4+, N2, NO, N2O4.
Bài tập 6: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây:
a) NaClO + KI + H2SO4 I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
b) Cr2O3 + KNO3 + KOH K2CrO4 + KNO2 + H2O
Bài tập 7: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây:
a) Al + Fe3O4 Al2O3 + Fe
b ) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Bài tập 8: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b)C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O .
Bài tập 9: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)Br2 + Cl2 + H2O HBrO3 + HCl .
b)C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O .
Bài tập 10: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)K2S + K2Cr2O7 + H2SO4 Cr2(SO4)3 + S + K2SO4 + H2O .
b)CrI3 + Cl2 + KOH KIO4 + K2CrO4 + KCl + H2O
Bài tập 11: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)Cl2 + K2S2O3 + KOH K2SO4 + KCl + H2O .
b)Al + NaNO3 + NaOH + H2O NaAlO2 + NH3 .
Bài tập 12: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)KClO3 + NH3 KCl + KNO3 + Cl2 + H2O
b)K2S + NaOCl + H2SO4 S + K2SO4 + NaCl + H2O
Bài tập 13: Lập các phản ứng oxi hóa khử cho dưới đây
a)As2S3 + HNO3 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + NO .
b)FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
Bài tập 14: Cho Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric người ta thu được 1,2g mangan (II) sunfat.
a) Tính số gam iot tạo thành.
b) Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng.
Bài tập 15: Al + HNO3 Al(NO3)3 + hỗn hợp khí B gồm NO , N2O có thể tích 2,24 lít (đktc) và khối lượng tương ứng là 3,85 gam .
Bài tập 16: Cho 8,32 gam Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 vừa đủ được 4,928 lít hỗn hợp khí X gồm NO, NO2 (đktc). Tính khối lượng 1 lít hỗn hợp X (đktc), và nồng độ mol HNO3 đã dùng .
Bài tập 17: Cho 16,2 gam bột Al phản ứng vừa đủ với 4 lít dung dịch HNO3 được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với H2 là 14,4 . Tính thể tích khí NO , N2 ở đktc, và nồng độ mol dung dịch HNO3 ban đầu.
Bài tập 17: Nung m gam Fe trong không khí ,sau một thời gian thì dừng, được 12 gam chất rắn X (gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe dư), hòa tan hết lượng chất rắn X trong dung dịch HNO3 dư , đun nóng, được một muối sắt (III) và 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tính m ( phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Bài tập 18: Xác định các chất A thỏa mãn yêu cầu sau :
1 mol H2SO4 đặc + A 0,5 mol SO2
1 mol H2SO4 đặc + A 1,0 mol SO2
1 mol H2SO4 đặc + A 1,5 mol SO2
1 mol H2SO4 đặc + A 4/3 mol SO2
1 mol H2SO4 đặc + A 0,25 mol SO2
Bài tập 19: Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 thu được dung dịch A1 và hỗn hợp khí SO2 , CO2 có thể tích 4,48 lít (đktc) theo phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O .
FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O .
Dung dịch A1 cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2 M .Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 9,76 gam chất rắn. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A và nồng độ % dung dịch HNO3 ban đầu . ( h = 100 % ).
Bài tập 20: Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeCO3 trong 98 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch A1 và khí NO2 duy nhất có thể tích 1,568 lít (đktc) theo phản ứng :
Fe3O4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O .
FeCO3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 310 ml NaOH 4 M . Lọc lấy kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi được 32 gam chất rắn. Tính khối lượng từng chất trong A và nồng độ % dung dịch H2SO4 ban đầu ( h = 100 % )
File đính kèm:
- luyen tap chuong 4 10NC.doc