Đề thi tuyển sinh chuyên năm 1993 môn hoá học cho chuyên hoá

Câu 1:

1. Cân bằng các phương trình phản ứng:

a) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2

b) Fe2O3 + CO FexOy + CO2

2. Cho hỗn hợp M gồm 5 chất: Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy trình bày phương pháp hoá học để chứng minh sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp M.

3. a) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

 A + H2O/ xt axit, toC B men D + O2/ xt E + NaOH F + NaOH rắn G + Cl2/ákt H

Cho biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp và H là metyl clorua.

 

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh chuyên năm 1993 môn hoá học cho chuyên hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường Đại học Tổng hợp Hà nội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đề thi tuyển sinh chuyên năm 1993 Môn Hoá học cho chuyên hoá (Thời gian làm bài 180 phút) Câu 1: 1. Cân bằng các phương trình phản ứng: a) FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2 b) Fe2O3 + CO à FexOy + CO2 2. Cho hỗn hợp M gồm 5 chất: Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy trình bày phương pháp hoá học để chứng minh sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp M. 3. a) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: A + H2O/ xt axit, toC B men D + O2/ xt E + NaOH F + NaOH rắn G + Cl2/ákt H Cho biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp và H là metyl clorua. Chất này thuộc loại hợp chất nào? Viết phương trình phản ứng điều chế chất đó từ hai chất trong sơ đồ cho trên. Câu 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại hoá trị (II) A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5 M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F. 1) Xác định các kim loại A, B biết rằng A đứng trước B trong “Dãy hoạt động hoá học các kim loại”. 2) Đem lượng muối F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam chất rắn và V lít hỗn hợp khí. Tính thể tích V (đktc), biết khi nhiệt phân muối F tạo thành ôxit kim loại, NO2 và O2. 3) Nhúng một thanh kim loại A vào 400 ml dung dịch muối F có nồng độ phân tử gam (nồng độ mol) là CA. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh kim loại ra rửa sạch và làm khô và cân lại thì thấy khối lượng của nó giảm đi 0,1 gam. Tính nồng độ CA, biết rằng tất cả các kim loại sinh ra sau phản ứng bám lên bề mặt của thanh kim loại A. Câu 3: Cho biết khí X chứa 2 hoặc 3 nguyên tố trong số các nguyên tố C, H, O. 1. Trộn 2,688 lít CH4 (đktc) với 5,376 lít khí X (đktc) thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12 gam. Tính khối lượng phân tử của X. 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y và cho sản phẩm cháy hấp thu hết vào dung dịch chứa 0,48 ptg (mol) Ba(OH)2 thấy tạo thành 70,92 gam kết tủa. Hãy sử dụng các số liệu trên, xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X. (Cho biết H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24; Ca = 40; Fe = 56, Cu = 64; Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137) Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docchuyen lop 10.doc