Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý

1. Đặc điểm dân số

a) Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc

Biểu hiện :

- Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu. Năm 2005 là 83,2 triệu, xếp thứ ba ở Đông

Nam Á và thứ 13 thế giới.

- Nước ta có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chỉ

chiếm 13,8%.

Ý nghĩa :

- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Đây là động lực

cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có nét độc đáo về văn hoá, có truyền thống

riêng trong lao động sản xuất sẽ có sức hấp dẫn đối với du lịch, tạo nên một dân cư năng

động.

pdf16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 1 Phần hai ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 21. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm dân số a) Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc Biểu hiện : - Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu. Năm 2005 là 83,2 triệu, xếp thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 thế giới. - Nước ta có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8%. Ý nghĩa : - Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Đây là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có nét độc đáo về văn hoá, có truyền thống riêng trong lao động sản xuất sẽ có sức hấp dẫn đối với du lịch, tạo nên một dân cư năng động. - Trong điều kiện nước ta hiện nay (kinh tế chậm phát triển, năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn) thì dân số quá đông là trở lực cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. - Nhiều thành phần dân tộc, trong điều kiện phát triển không đều ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn xã hội, phải có chính sách dân tộc hợp lí. b) Dân số tăng nhanh Biểu hiện : - Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. - Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2003 (1,35%). - Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng còn lớn (trên 1 triệu người/năm). Ý nghĩa : Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao. c) Dân số trẻ Biểu hiện : Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 1999 của nước ta : Từ 0 tuổi - 14 tuổi (33,1%), từ 15 - 59 tuổi (59,3%), từ 60 tuổi trở lên (7,6%). Ý nghĩa : Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 2 - Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số. Mỗi năm tăng thêm 1,15 triệu. Lao động cần cù sáng tạo, nếu biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn. - Nguồn dự trữ lao động lớn. - Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm. - Gánh nặng phụ thuộc lớn. 2. Phân bố dân cư a) Đặc điểm về phân bố dân cư - Mật độ trung bình 252 người/km2 ( 2005) thuộc loại hàng đầu thế giới. - Phân bố không đều cả trên phạm vi rộng lẫn phạm vi hẹp : + Đồng bằng đất hẹp người đông, mật độ cao (Đồng bằng sông Hồng 1218 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 435 người/ km2). + Miền núi đất rộng người thưa, mật độ thấp (Tây Nguyên 87 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2). + Nông thôn chiếm 73% dân số, thành thị chỉ chiếm 27%. + Đồng bằng sông Hồng có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long. b) Ý nghĩa - Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động. - Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Từ đầu thế kỉ đến nay, thời kì nước ta tỉ lệ tăng dân lớn nhất là : A. 1931 - 1960. B. 1965 - 1975. C. 1979 - 1989. D. 1989 - 2005. Câu 2. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là : A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Câu 3. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm : A. 2069. B. 2059. C. 2050. D. 2133. Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là : A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. B. Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số. C. Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số. D. Lực lượng lao động chiến 59,3% dân số. Câu 5. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố : A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 3 C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 6. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ : A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. C. Gánh nặng phụ thuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân. Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do : A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 8. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là : A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 9. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm : A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này. B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người. Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005. (Đơn vị : triệu người) Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005 Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 83,0 Nhận định đúng nhất là : A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. Câu 11. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do : A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. B. Cấu trúc dân số trẻ. C. Dân số đông. D. Tất cả các câu trên. Câu 12. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến : A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 4 Câu 13. Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến : A. Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư. B. Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp. C. Vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo. D. Tất cả các câu trên. Câu 14. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng : A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 15. Gia tăng dân số được tính bằng : A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 16. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ : A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. B. Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện. C. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức. D. Tất cả các câu trên. Câu 17. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì : A. Từ 1943 đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960. C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975. Câu 18. Năm 2005, dân số nước ta khoảng 81,0 triệu người, gia tăng dân số tự nhiên là 1,35%, sự gia tăng cơ học không đáng kể. Thời gian tăng dân số gấp đôi sẽ là : A. Khoảng 15 năm. B. Khoảng 25 năm. C. Khoảng 52 năm. D. Khoảng 64 năm. Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là : A. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi. B. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi. C. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi. D. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi. Câu 20. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do : A. Loài người định cư khá sớm. B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 5 C. ĐÁP ÁN 1. B 2. C 3. B 4. C 5. D 6. A 7. B 8. B 9. B 10. B 11. C 12. B 13. A 14. B 15. A 16. C 17. B 18. C 19. B 20. B Bài 22. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của nguồn lao động a) Về quy mô Do dân số đông, dân số trẻ nên nước ta có nguồn lao động dồi dào (năm 2005, cả nước có 42,71 triệu lao động, mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu, quy mô lao động ngày càng lớn). b) Về chất lượng - Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của mỗi dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. - Nhờ những thành tựu trong giáo dục và y tế nên chất lượng lao động ngày càng nâng cao (trình độ văn hoá, chuyên môn. Có 21% được đào tạo nghề, trong đó 4,4% có trình độ cao đẳng, đại học). - Tác phong lao động công nghiệp chưa cao, kĩ luật lao động thấp, lực lượng lao động có trình độ còn mỏng. - Nhìn chung thể lực chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp. c) Về phân bố - Lao động phân bố không đều. Tập trung quá đông ở đồng bằng và các đô thị làm cho miền núi thiếu lao động đặc biệt là lao động có tay nghề. - Phân bố không đều gây trở ngại cho sử dụng lao động, vì vậy phải phân bố lại lực lượng lao động. 2. Tình hình sử dụng lao động a) Theo ngành kinh tế - Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2005 : + Nông, lâm, ngư nghiệp : 56,8% . + Công nghiệp - xây dựng : 17,9%. + Dịch vụ : 25,3%. - Đang có xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang các khu vực còn lại dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm. b) Theo thành phần kinh tế Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 6 - Kinh tế nước ta là kinh tế nhiều thành phần với 3 khu vực chính : + Khu vực nhà nước : 9,7%. + Khu vực ngoài nhà nước : 88,8%. + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : 1,6%. - Khu vực ngoài quốc doanh thu hút đa số lao động không những trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp mà cả trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. - Đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường. c) Năng suất lao động - Nhìn chung năng suất lao động chưa cao. - Thu nhập của người lao động thấp. - Chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động. - Thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a) Việc làm đang là vấn đề xã hội lớn - Mỗi năm nền kinh tế có thể tạo ra 1 triệu việc làm mới, nhưng do sự gia tăng lao động hằng năm lớn nên không giải quyết hết được việc làm cho số lao động tăng thêm. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn rất gay gắt. - Tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,25% trong đó khu vực thành thị là 5,31%. Tỉ lệ thiếu việc làm cả nước là 6,69%, tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn chỉ đạt 80,65%. b) Biện pháp giải quyết - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để khai thác tài nguyên và tạo việc làm. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng. - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, các loại hình sản xuất. - Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, mở rộng và đa dạng các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì : A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả. B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường. C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Câu 2. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ : A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 7 C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. Câu 3. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn : A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá. D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. Câu 4. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì : A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn. B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn. C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm. D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn. Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì : A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới. B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao. D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn. Câu 6. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ : A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. B. Thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm. C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên. D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Câu 7. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng có tác dụng : A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn. B. Gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm. C. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao. D. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi. Câu 8. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là : A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. A. Ngư nghiệp. B. Xây dựng. C. Quốc doanh. D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 10. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là : A. Nông, lâm nghiệp. B. Thuỷ sản. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 8 C. Công nghiệp. D. Xây dựng. Câu 11. Năm 2003, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng số lao động của cả nước là khu vực : A. Công nghiệp, xây dựng. B. Nông, lâm, ngư. C. Dịch vụ. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 12. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ : A. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao. B. Khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm. C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ. D. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn. Câu 13. Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ : A. Đại học và trên đại học. B. Cao đẳng. C. Công nhân kĩ thuật. D. Trung cấp. Câu 14. Phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do : A. Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết. B. Còn lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng. C. Cơ chế quản lí còn bất cập. D. Tất cả các câu trên. Câu 15. Hướng giải quyết việc làm hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay là : A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ. B. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn. C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. D. Tất cả các câu trên. Câu 16. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng : A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng. B. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ. C. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư. D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Câu 17. Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, thì phương hướng trước tiên là : A. Lập các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm. B. Mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống. C. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông. D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Câu 18. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là : A. Xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động. B. Xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 9 C. Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động. D. Xuất khẩu lao động. Câu 19. Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là : A. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công. B. Tiến hành thâm canh, tăng vụ. C. Phát triển kinh tế hộ gia đình. D. Tất cả đều đúng. Câu 20. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do : A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt. B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa. C. Luật đầu tư thông thoáng. D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước. C. ĐÁP ÁN 1. B 2. C 3. D 4. D 5. D 6. D 7. B 8. B 9. D 10. A 11. A 12. B 13. C 14. A 15. A 16. D 17. C 18. C 19. A 20. A Bài 23. ĐÔ THỊ HOÁ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm đô thị hoá của nước ta Đô thị hoá của nước ta hiện nay mang nặng các dấu ấn lịch sử và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp : + Đô thị đầu tiên của nước ta là Cổ Loa ra đời vào thế kỉ VIII trước Công nguyên. + Đến thế kỉ XI mới xuất hiện Thăng Long. + Từ thế kỉ XVI - XVIII có thêm Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến. - Quá trình đô thị hoá diễn ra phức tạp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và những thay đổi của lịch sử : + Thời kì phong kiến đô thị ít phát triển, có quy mô nhỏ và chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự. + Từ thập niên 30 của thế kỉ XX, một số đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn + Từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1954 đô thị không có nhiều thay đổi. + Từ 1954 đến 1975, đô thị ở hai miền Nam, Bắc phát triển theo hai xu hướng khác Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 10 nhau. + Từ 1975 đến nay, đô thị hoá chuyển biến mạnh nhất là sau khi thực hiện Đổi mới. - Trình độ đô thị hoá còn thấp : + Đến năm 2005, dân số đô thị mới chiếm 26,97% dân số cả nước. + Các đô thị có quy mô nhỏ, phân bố tản mạn, nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn. - Trình độ đô thị hoá không đều giữa các vùng. 2. Mạng lưới đô thị của nước ta - Đô thị của nước ta được phân làm 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản là số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân hoạt động phi nông nghiệp - Đến nay nước ta có 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 3 đô thị loại 1 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 11 đô thị loại 2, trên 20 đô thị loại 3 3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội a) Đô thị hoá có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước - Giữa đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẻ với nhau : Đô thị hoá thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tăng cường quá trình đô thị hoá. - Trong quá trình đô thị hoá cũng dễ nảy sinh những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, cần có kế hoạch khắc phục. b) Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá ở nước ta - Phát triển mạnh đô thị, chú trọng các đô thị lớn, các trung tâm phát triển vùng. - Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn, điều chỉnh các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị. - Phát triển cân đối giữa quy mô về dân số, lao động với phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển cân đối giữa quy mô dân số lao động với kết cấu hạ tầng. - Quy hoạch đô thị hoàn chỉnh đồng bộ, đảm bảo môi trường sống tốt. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp. A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt. B. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân. C. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số. D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. Câu 2. Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 3. Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta : Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 11 A. Cần Thơ. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Hải Dương. Câu 4. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta. A. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị. C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. D. Phát triển đô thị theo hướng mở rộng các vành đai. Câu 5. Đây là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta : A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An. B. Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định. C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt. D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình. Câu 6. Đây là một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế : A. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn. B. Phân bố tản mạn về không gian địa lí. C. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn. D. Phân bố không đồng đều giữa các vùng. Câu 7. Hiện tượng đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì : A. Pháp thuộc. B. 1954 - 1975. C. 1975 - 1986. D. 1986 - nay. Câu 8. Quá trình đô thị hoá của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm : A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền. B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh. D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại. Câu 9. Đây là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975 : A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Dương, Thái Bình. C. Hải Phòng, Vinh. D. Thái Nguyên, Việt Trì. Câu 10. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là : A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Câu 11. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là vùng : A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 12 D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 12. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị thấp nhất xếp theo thứ tự là vùng : A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. B. Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc, Tây Nguyên. D. Đông Bắc, Tây Nguyên. Câu 13. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất là vùng : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 14. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là những tỉnh, thành phố : A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. B. Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. C. Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ. Câu 15. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập trung ở : A. Vùng Đông Nam Bộ. B. Vùng Tây Nguyên. C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Vùng Duyên hải miền Trung. C. ĐÁP ÁN 1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C 7. D 8. B 9. D 10. C 11. A 12. A 13. B 14. C 15. C Bài 24, 25. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới - HDI là chỉ số phát triển con người được UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc) nhằm so sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. - HDI được tổng hợp từ ba yếu tố chính là : + GDP (hoặc GNP) bình quân đầu người. + Chỉ số giáo dục (tỉ lệ người biết chữ, số năm đi học trung bình, tỉ lệ nhập học các cấp). + Tuổi thọ trung bình. - Việt Nam đứng thứ 112 trong số 177 nước được khảo sát (2004) của thế giới (GDP bình quân đầu người ta xếp thấp nhưng nhờ chỉ số giáo dục ta xếp cao nên có thứ bậc đó). 2. Sự phân hoá chất lượng cuộc sống của nước ta Luyện tập thi trắc nghiệm - Thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Trang 13 a) Sự phân hoá về GDP bình quân - Thu nhập bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của cả nước năm 2004 là 484,4 nghìn đồng. Trong

File đính kèm:

  • pdfDe thi trac nghiem mon Dia ly lop 12 day du - dia ly dan cu.pdf