Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về gia đình bé.
- Tìm hiểu về nhu cầu của gia đình bé.
- Phân loại một số đồ dùng trong gia đình.
- Trò chuyện về ngày 20/11.
* LQV Toán:
- Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có số lượng, nhận biết số 5.
- Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ.
- So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5.
- Chia nhóm trong phạm vi 5.
- Vẽ đồ dùng, đồ chơi với số tương ứng.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5309 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạng hoạt động - Chủ đề: Gia đình 20/11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển thể chất:
- Bé nội trợ.
- Đi bước dồn ngang trên ghế TD.
- Ném trúng đích thẳng đứng.
- Nắm xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
- Tập TDS với bài hát và dụng cụ
- Rèn một số kỹ năng đi, chạy, nhảy, bò….. thông qua các hoạt động sinh hoạt trong ngày.
Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về gia đình bé.
- Tìm hiểu về nhu cầu của gia đình bé.
- Phân loại một số đồ dùng trong gia đình.
- Trò chuyện về ngày 20/11.
* LQV Toán:
- Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có số lượng, nhận biết số 5.
- Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ.
- So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5.
- Chia nhóm trong phạm vi 5.
- Vẽ đồ dùng, đồ chơi với số tương ứng.
Phát triển ngôn ngữ:
* Thơ:
- Giữa vòng gió thơm.
- Làm anh.
- Cô và mẹ.
* Truyện:
- Ba cô giá.
- Sự tích cây Vú Sữa.
* LQCC:
- Làm quen e, ê.
- Tập tô e, ê
- Trò chơi chữ cái e, ê
Phát triển thẩm mỹ.
* Âm nhạc:
- Hát múa “chiếc khăn tay”
- VĐTN “Cùng nhau tahêm các thầy, các cô”.
- Hát, VĐTN, NH một số bài hát về chủ đề.
* Tạo hình:
- Vẽ người thân trong gia đình.
- Vẽ ấm pha trà.
- Vẽ hoa tặng cô.
- Vẽ ngôi nhà của bé.
Phát triển tình cảm, xã hội:
Gia đình + 20/11
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG (4 TUẦN)
Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2008
Đề tài: PHÂN LOẠI MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu một số đồ dùng trong gia đình.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân loại, phân nhóm một số đồ dùng trong gia đình (chén, đũa, dĩa, ly, ấm trà, bình thủy….)
- Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Chén, đĩa, đũa, ly, ấm trà, bình thủy….
- Rổ nhựa, một số đồ dùng trong gia đình bằng đồ chơi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Nghe đọc bài thơ “Cái bát xinh xinh”.
- Cô cho cháu ngồi xung quanh và đọc bài thơ “Cái bát xinh xinh” cho cháu nghe. Hỏi cháu nội dung bài thơ, dẫn dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Đi chợ.
- Cho cháu lấy rổ và đi xung quanh lớp mua đồ dùng gia đình theo ý thích.
- Cho cháu ngồi lại, hỏi cháu đã mua được những gì?
- Cho cháu kể tên, nói lên đặc điểm, chất liệu, công dụng của những đồ dùng ấy.
- Cô khái quát lại. Cho cháu nhắc lại.
* Hoạt động 3: So sánh, phân loại theo công dụng.
- Cho cháu so sánh cái chén với cái ly.
+ Giống: đều là đồ dùng trong gia đình, dùng để đựng.
+ Khác:
Chén
Ly
* Thấp hơn, miệng chén to hơn, không có quai cầm.
* Dùng để đựng đồ ăn.
* Cao hơn, miệng ly nhỏ hơn, có quai cầm.
* Dùng để đựng nước uống.
- Từ đó cho cháu nhận ra chén là đồ dùng để ăn, ly là đồ dùng để uống.
- Cho cháu tìm thêm một số đồ dùng cùng công dụng với ly và chén.
* Hoạt động 4: Thử tài đoán vật.
- Cô cho một số đồ dùng gia đình vào thùng kín và cho trẻ sờ và doán. Nếu đúng thì sẽ thưởng 1 món quà, sai sẽ bị phạt.
- Cho cháu chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét cháu chơi.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008.
Đề tài: VẼ HOA TẶNG CÔ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết vẻ hoa để tặng cô theo sự hiểu biết của mình.
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu, trình bày bố cục tranh cho cháu.
- Giáo dục cháu biết yêu quí, tôn trọng cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- 2–3 tranh mẫu.
- Giấy vẽ, xắc xô, bút chì.
- Bàn ghế, xắc xô, que chỉ.
- Máy hát, băng đĩa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Hát “Cùng nhau thăm các thầy các cô”.
- Cho cháu tâp trung và cùng vỗ tay hát bài “Cùng nhau thăm các thầy các cô”.
- Hỏi nội dung bài hát, dẫ dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu.
- Cô cho cháu ngồi tự do, tạo tình huống, xuất hiện tranh.
- Đàm thoại với cháu:
+ Tranh vẽ gi?
+ Cánh hoa như thế nào? Lá hoa như thế nào? Màu sắc ra sao?
+ Tô màu như thế nào?
+ Trình bày bố cục ra sao?
- Cô nói lại cho cháu nắm rõ.
* Hoạt động 3: cháu thực hiện
- Cho cháu vào bàn, lấy đồ dùng ra.
- Hỏi cháu ý định vẽ. Cô gợi ý, hướng dẫn thêm cho cháu.
- Cô mở nhạc hòa tấu cho cháu nghe và thực hiện.
- Quan sát, gợi ý sáng tạo cho cháu khá, giúp đỡ thêm cho cháu yếu.
- Gần hết giờ cô nhắc cháu đem tranh lên treo trên giá.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Cho cháu tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Cô cùng nhận xét với cháu.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY 20/11
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam; ngày hội của các thầy, các cô. Biết ý nghĩa của ngày 20/11.
- Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc.
- Giáo dục cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy hát, băng đĩa.
- Một số hột hạt, dây, hoa, lá khô,….
- Xắc xô, que chỉ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Nghe hát: “Thầy cô cho em mùa xuân”.
- Cô mở nhạc cho cháu nghe bài hát “Thầy cô cho em mùa xuân”.
- Hỏi cháu tên bài hát? Nội dung bài hát?
- Dẫn dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Trò chuyện, đàm thoại về ngày 20/11.
- Hỏi cháu biết ngày 20/11 là ngày gì? Đó là ngày hội của những ai?
- Hỏi cháu biết gì về ngày 20/11.
- Cho cháu đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
- Cho cháu nói về công lao của cô đối với các cháu.
- Cô khái quát chung: Thầy cô giáo là những người yêu thương, chăm lo cho các cháu hết lòng. Để nhớ ơn đến công lao ấy, người ta lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày hội của các thầy các cô.
* Hoạt động 3: Đọc thơ, múa, hát tặng cô.
- Cho cả lớp chia thành 2 đội: 1 đội nam, 1 đội nữ. Chơi thi nhau đọc thơ, hát, múa tặng cô. Đội nào không tìm được bài để thi sẽ bị thua.
- Cho cháu chơi, cô có thể gợi ý cho các đội.
- Nhận xét cháu chơi.
* Hoạt động 4: Xâu dây chuỗi tặng cô.
- Chia làm 3 đội ngồi thành vòng tròn. Lấy các hột hạt, dây, hoa, lá khô,…. Xâu thành các chuỗi để tặng cô đeo tay, đeo cổ.
- Cô quan sát, gợi ý cháu làm.
- Sau đó cho cháu thu dọn đồ dùng.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2008
Đề tài: THƠ “LÀM ANH”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho cháu.
- Giáo dục cháu biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô thuộc thơ, đọc thơ diễn cảm.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Một số mảnh ghép tranh.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ghép tranh”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ghép tranh”. Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: chia thành 3 đội thi chạy lên dùng các mảnh ghép ghép thành bức tranh “Em ngã anh nâng”.
+ Luật chơi: Đội nào ghép sai, chậm hơn đội bạn sẽ thua.
- Cho cháu chơi, cô quan sát và nhận xét. Sau đó dẫn dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh. Đọc thơ cho trẻ nghe.
+ Lần 1: Không sử dụng tranh. Hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
+ Lần 2: Sử dụng tranh minh họa
* Hoạt động 3: Đàm thoại.
- Làm anh khó hay dễ?
- Muốn làm anh, trước tiên mình phải làm người gì trước?
- Nếu em bé khóc, anh phải làm sao?
- Nếu em bé ngã, anh phải làm sao?
- Mẹ cho quà bánh thì phải làm sao?
- Làm anh khó nhưng mà như thế nào?
- Làm anh khó nhưng có thể làm được không? Vì sao?
* Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ.
- Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm theo tổ, nhóm, cá nhân, tập thể.
- Cô chú ý sửa sai và hướng dẫn cháu đọc diễn cảm.
* Hoạt động 5: Nghe hát “Làm anh”.
- Mở nhạc cho cháu nghe bài “Làm anh”.
- Cho cháu thu dọn đồ dùng giúp cô.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008.
Đề tài. HĐTT: - HĐTN “CÙNG NHAU THĂM CÁC THẦY CÁC CÔ”
HĐDH: - NH “BÔNG HỒNG TẶNG CÔ”
- TCÂN “THI TÀI CA HÁT”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cùng nhau thăm các thầy các cô”, “Bông hồng tặng cô”, tên trò chơi “Thi tài ca hát”, hiểu nội dung bài hát, thuộc và biết múa nhịp nhàng theo lời bài hát “Cùng nhau thăm các thầy các cô”.
- Rèn kỹ năng hát, múa, rèn tai nghe cho cháu.
- Giáo dục cháu yêu thương, tôn trọng, biết ơn cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa, máy hát.
- Hoa múa, xắc xô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Hát, múa “Cùng nhau thăm các thầy các cô”.
- Cho cả lớp cùng hát lại bài hát 1- 2 lần.
- Hỏi tên bài hát, tên tác giả, hỏi nội dung bài hát.
- Cô múa cho cháu xem 2 lần.
- Cho cả lớp cùng múa với cô.
- Cho nhóm, tổ, cá nhân cùng luyện tập với cô.
- Cô chú ý sửa sai cho cháu.
- Cho một số cháu múa đẹp lên hát múa biểu diễn cho bạn xem.
- Cô nhận xét, động viên cháu. Dẫn dắt sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Bông hồng tặng cô”.
- Cô giới thiệu bài hát “Bông hồng tặng cô”.
- Cô hát cho cháu nghe 1 lần. Hỏi nội dung bài hát và giáo dục cháu yêu thương, tôn trọng, biết ơn cô giáo của mình.
- Mở nhạc, cô và cháu cùng vận động theo bài hát.
* Hoạt động 3: TCÂN “Thi tài ca hát”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “thi tài ca hát”.
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi:
+ Luật chơi: chia làm 2 đội nam – nữ. Cho 2 đội thi nhau hát các bài hát về cô giáo.
+ Luật chơi: Đội nào không hát được hoạt không tìm ra bài hát sẽ thua.
- Cho cháu chơi, cô quan sát, nhận xét.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Đề tài: TRÒ CHƠI CHỮ CÁI E, Ê
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Cháu biết nhận ra mặt chữ e, ê. Biết tô viết chữ e, ê, biết chơi một số trò chơi với chữ cái e, ê.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi với chữ cái đã học: e, ê.
- Giáo dục cháu ý thức tổ chức kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ:
- Thẻ chữ cái e, ê, tranh ngôi nhà e, ê.
- Hột hạt, dây, vỏ sò có gắn chữ e, ê, a, ă, â, bảng, phấn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Chơi TC “Về đúng nhà”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Về đúng nhà”, giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: mỗi bạn chọn 1 thẻ chữ cái. Vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “Về đúng nhà” thì phải chạy về đúng nhà có cùng chữ với thẻ chữ của mình.
+ Luật chơi: ai về không đúng nhà sẽ bị phạt.
- Cho cháu chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét cháu chơi.
* Hoạt động 2: Chơi TC “Xâu chuỗi tặng mẹ”.
- Cô giới thiệu tên chơi “Xâu chuỗi tặng mẹ”. Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: chia làm 3 nhóm, ngồi vòng tròn lại với nhau và cùng lấy hột hạt, vỏ sò có dán chữ cái (e, ê, a, ă, â) xâu thành chuỗi để tặng mẹ.
+ Luật chơi: đội nào xâu được nhiều vòng chuỗi có đúng chữ cái yêu cầu hơn sẽ thắng.
- Cho cháu chơi, cô quan sát, hướng dẫn cháu xâu.
- Nhận xét cháu chơi.
* Hoạt động 3: Chơi TC “Đội nào nhanh hơn”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Đội nào nhanh hơn”, giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: chia làm 3 đội thi nhau chạy lên viết chữ cái đã học lên bảng.
+ Luật chơi: đội nào viết đúng và nhiều chữ hơn sẽ thắng.
- Cho cháu chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét cháu chơi.
- Cho cháu thu dọn đồ dùng giúp cô.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008
Đề tài: THƠ “CÔ VÀ MẸ”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục cháu yêu thương, tôn trọng, biết ơn mẹ và cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô thuộc thơ, đọc thơ diễn cảm.
- Tranh minh họa bài thơ, băng, đĩa, máy hát, xắc xô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô cho cháu tập trung tự do và đọc thơ cho cháu nghe.
+ Lần 1: Không sử dụng tranh.
+ Lần 2: Sử dụng tranh minh họa.
- Hỏi cháu tên bài thơ, tên tác gia?
* Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Buổi sáng bé làm gi? Những câu thơ nào nói lên điều đó?
- Buổi chiều bé làm gi? Những câu thơ nào nói lên điều đó?
- Cô và mẹ được tác giả ví như cái gì? (Hai chân trời).
- Hai chân trời của bé là những ai? (Cô và mẹ).
- Nội dung bài thơ nói về điều gì? Giáo dục cháu yêu thương, tôn trọng, biết ơn mẹ và cô giáo.
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ.
- Cô cho cháu luyện tập đọc thơ.
- Cô chú ý sửa sai, rèn đọc thơ diễn cảm cho cháu.
- Cho nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ.
- Cho một vài cháu đọc diễn cảm lên đọc cho cả lớp nghe.
* Hoạt động 4: Hát, vận động bài “Cô và mẹ”.
- Mở nhạc, cho cháu cùng vận động và hát bài “Cô và mẹ”.
- Cho cháu thu dọn đồ dùng giúp cô.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2008
Đề tài: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng sức mạnh của tay ném túi cát trúng vào đích thẳng đứng. Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”.
- Rèn kỷ năng ném trúng đích thẳng đứng. Chơi trò chơi vận động thành thạo.
- Giáo dục cháu ý thức tổ chức kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ:
- Túi cát, đích đứng.
- Vạch chuẩn bị.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Cho cháu đi, chạy với các kiểu khác nhau: đi bình thường, đi bằng gót chân, mũi chân, cạnh bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm.
2. Trọng động:
* Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung (tập với bài hát “Yêu ba yêu mẹ”).
- Động tác hô hấp: Thổi bóng. (2l)
- Động tác tay.
- Động tác lườn: Nghiên người sang hai bên. (2lx8n)
- Động tác chân: Chân đưa ra trước, đưa lên cao. (2lx8n)
- Động tác bật: Bật chụm chân tại chỗ. (2l)
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản “Ném trúng đích thẳng đứng”.
- Cô giới thiệu tên vận động: “Ném trúng đích thẳng đứng”.
- Cho cháu nhắc lại KTVĐ: tư thế chuẩn bị: đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đặt ngang tầm mắt. Khi có hiệu lệnh thì dúng sức mạnh của tay nhắm thẳng vào đích và ném.
- Tổ chức cho cháu luyện tập với hình thức trò chơi, thi đua giữa các nhóm, các tổ, các cá nhân. Cô quan sát, sửa sai cho cháu.
- Nhận xét cháu chơi.
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động “Rồng rắn lên mây”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Rồng rắn lên mây”.
- Hỏi cháu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: một bạn làm ông chủ, các bạn khác nắm đuôi nhau thành con rồng rắn. Bạn đứng đầu làm mẹ dẫn các con đi quanh ông chủ và đọc “Rồng rắn lên mây….”. Khi ông chủ đuổi bắn các con thì mẹ rồng rắn phải biết bảo mẹ con mình.
+ Luật chơi: nếu bạn nào bị bắt thì phải ra ngoài cuộc chơi và cuộc chơi lại tiếp tục như cũ.
- Cho cháu chơi 2 – 3 lần.
- Quan sát, hướng dẫn cháu chơi.
3. Hồi tỉnh: Cho cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2008
Đề tài : CHIA NHÓM 5 ĐỐI TƯỢNG THÀNH HAI PHẦN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ biết các cách chia nhóm 5 đối tượng thành hai phần và biết cách gợp chúng lại.
- Rèn kỹ năng chia nhóm, kỹ năng đếm đến 5.
- Giáo dục cháu ý thức học tập
II. CHUẨN BỊ:
- Đất nặn, kẹo đồ chơi, muỗng đồ chơi, hoa giấy, bình hoa.
- Bàn, bảng, xắc xô, máy hát, băng đĩa, que chỉ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Chung sức”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Chung sức”, giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: chia làm 3 gia đình thi nhau làm bánh, 3 bạn làm bánh, 1 bạn chuyền bánh, 1 bạn hứng bánh.
+ Luật chơi: mỗi gia đình chỉ được làm 6 cái bánh.
- Sau đó cô cho cháu đếm kiểm tra số lượng bánh (6).
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Tập tầm vông”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Tập tầm vông”.
- Cho mỗi cháu lấy 5 viên kẹo, đếm (5) và cùng chơi với cô.
- Cô úp 2 tay lại với nhau và cùng hát với cháu bài “Tập tầm vông”. Sau đó đố cháu tay nào có tay nào không? (Cả 2 tay cùng có).
- Hỏi cháu mỗi tay bao nhiêu viên kẹo? Vậy 5 viên kẹo cô chia nhóm mấy nhóm mấy? Có bạn nào chia giống cách của cô? Có bạn nào chia khác? Gộp lại được mấy?
- Cho cháu chơi 2 – 3 lần. Cô nhận xét.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Thử tài chia nhóm”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho cháu lấy 5 cái muỗng, đếm “5” và cùng chia nhóm với cô.
- Đầu tiên cô cho cháu chia nhóm theo yêu cầu: hãy chia cho cô một nhóm là 4 cái muỗng, hỏi nhóm còn lại là bao nhiêu cái muỗng (1)? …………………….
- Tương tự như vậy với nhóm 3-2, 2-3, 1-4.
- Sau đó cho cháu chia nhóm theo ý thích và gắn số tương ứng vào các nhóm. Sau đó gộp lại và đếm (5).
- Cô hỏi lại cháu có mấy cách chia 5 cái muỗi thành 2 phần? Cô khái quát lại: có 4 cách chia 5 cái muỗng thành 2 phần. 4-1, 3-2, 2-3, 1-4.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Thử tài cắm hoa”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Thử tài cắm hoa”. Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: chia thành 3 gia đình. Mỗi gia đình có 2 giỏ hoa. 3 gia đình cắm hoa vào 2 giỏ sao cho tổng số lượng của 2 giỏ bằng 5. Sau đó viết số và gắn vào 2 giỏ.
+ Luật chơi: gia đình gắn đúng, viết số đúng sẽ thắng.
- Cho cháu chơi. Cô quan sát, hướng dẫn cháu cách viết số.
- Nhận xét cháu chơi.
- Cho cháu thu dọn đồ dùng.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
File đính kèm:
- chu diem gia dinh.doc