Các Loại PTGT Phổ Biến:
Đường bộ: Xe đạp, ô tô, xe máy, tàu hỏa.
Đường thủy: các loại thuyền, ca nô, xà lan, tàu ngầm
Đường hàng không: Các loại máy bay, tàu vũ trụ, khinh khí cầu.
PTGT địa phương: Xe ngựa, xe công nông, xe thồ
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mạng nội dung: Một số phương tiện giao thông phổ biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D. MẠNG NỘI DUNG
Các Loại PTGT Phổ Biến:
Đường bộ: Xe đạp, ô tô, xe máy, tàu hỏa.
Đường thủy: các loại thuyền, ca nô, xà lan, tàu ngầm…
Đường hàng không: Các loại máy bay, tàu vũ trụ, khinh khí cầu.
PTGT địa phương: Xe ngựa, xe công nông, xe thồ…
MỘT SỐ PTGT PHỔ BIẾN
Đặc điểm:
Cấu tạo, màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động.
Người điều khiển: tài xế, lái tàu, phi công…
Công dụng: chở người, chở hàng, thăm dò nghiên cứu…
Các Dịch Vụ:
Phòng bán vé, bến bãi ô tô, sân bay, nhà ga.
Trạm sửa chữa, bảo hành.
Trạm bán xăng.
Cảnh sát giao thông…
E. MẠNG HOẠT ĐỘNG
PT Nhận Thức:
LQVT:
Số 10.
KPKH:
Trò chuyện về một số PTGT phổ biến.
Phân loại các PTGT theo môi trường hoạt động.
Trò chuyện, tìm hiểu về các dịch vụ giao thông ( phòng bán vé, trạm sửa xe…)
PT Thẩm Mĩ:
ÂN:1. VĐ: “ Bạn ơi có biết”
NH: “Anh phi công ơi”
TC: “ Tai ai tinh”
2. Hát, VĐ: “Em đi chơi thuyền”
NH: “ Ngồi tựa mạn thuyền ”
TC: “ Tai ai tinh”
3. Hát, VĐ: “Bác đưa thư vui tính”
NH: “…”
TC : “ Son mi”
TẠO HÌNH:
- Bé với các PTGT.
MỘT SỐ PTGT PHỔ BIẾN
PT Thể Chất:
DD: - Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm
VĐ:
- Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.
- Đập và bắt được bóng bằng 2 tay
Nhảy xuống từ độ cao 40 cm
Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây
PT Tình Cảm – Xã :
Trò chyện và thảo luận vè một số PTGT phổ biến, cách hoạt động…của chúng; một số hành vi văn minh khi đi trên tàu, xe.
Đóng vai những người tài xế, phục vụ ở các dịch vụ giao thông…..
PT Ngôn Ngữ – Giao Tiếp:
LQVH: - Truyện “ chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”
“ xe lu và xe ca”
Thơ: “ Đàn kiến nó đi”
LQCC:
Tập tô chữ cái g,y
Ôn nhóm chữ cái p,q; g,y.
LQCC v,r.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Nhánh 1: Một Số PTGT Phổ Biến
Thực hiện 03 tuần: từ 25/03 đến 12/04 năm 2013
(Lớp lá)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
- Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông phổ biến.
Hỏi trẻ: trong các ngày nghỉ bố mẹ thường đưa đi đâu? Làm gì? Trên đường đi cháu thấy những phương tiện gì? Kể tên.
* Điểm danh.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
-Tập bài nhịp điệu theo bài hát: “ Đường em đi”
1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động:
Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.
Tay: Từng tay khoanh trước ngực.
Lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi người.
Chân: chống gót chân, tay gập.
Bật: bật tách chân, khép chân.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
* KPKH :
- Trò chuyện về một số PTGT phổ biến.
* Thể dục:
- Đập và bắt được bóng bằng 2 tay
*LQVT:
Toán số 10
*LQCC
Tập tô chữ cái g,y
* GDÂN
. VĐ: “ Bạn ơi có biết”
NH: “Anh phi công ơi”
TC: “ Tai ai tinh”
- Phân loại các PTGT theo môi trường hoạt động
- Nhảy xuống từ độ cao 40 cm
Toán số 10
Ôn nhóm chữ cái p,q; g,y.
Hát, VĐ: “Em đi chơi thuyền”
NH: “ Ngồi tựa mạn thuyền ”
TC: “ Tai ai tinh”
-Trò chuyện, tìm hiểu về các dịch vụ giao thông ( phòng bán vé, trạm sửa xe…
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây
Toán số 10
LQCC v,r.
Hát, VĐ: “Bác đưa thư vui tính”
NH: “ ”
TC : “ Son mi”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích : Quan sát các phương tiện giao thông.
- Trò chơi VĐ: ô tô và chim sẻ, các PTGT và nơi hoạt động, chọn đúng phương tiện theo tín hiệu, ô tô vào bến.
- Trò chơi DG: Kéo co
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Gia đình đi du lịch, cửa hàng bán các PTGT, bán phụ tùng, bán vé, bác sĩ.
- Góc xây dựng :Xây dựng bến xe.
- Tạo hình : Vẽ, xé dán, tô màu, xếp hột hạt..một số PTGT.
- Góc sách : Xem tranh, làm sách về một số PTGT phổ biến.
- Góc âm nhạc: Ca hát về các bài hát có nội dung về các PTGT.
- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây, gấp giấy, lá khô làm thuyền thả nước.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
-Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát
- Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn.
- Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa.
-Đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc
- Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa.
Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HDTC “ ô tô và chim sẻ”
- Nêu gương
- Trả trẻ
*LQ VH
- Truyện “ chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Rèn vận động “ Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.”
- Nêu gương
- Trả trẻ
* HĐTH:
- Bé với các PTGT đường bộ.
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ
Làm quen với truyện “ xe lu và xe ca”
- Nêu gương
- Trả trẻ
Truyện “ xe lu và xe ca”
- Nêu gương
- Trả trẻ
- “Đồng hồ của bé.”
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Bé với các PTGT thủy
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ
Sưu tầm tranh ảnh về các PTGT.
Nêu gương
Trả trẻ
Thơ: “ Đàn kiến nó đi”
- Nêu gương
- Trả trẻ
Ôn kỹ năng vệ sinh rửa tay.
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Bé với các PTGT đường hàng không
- Nêu gương
- Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ
.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Quan sát, trò chuyện về một số PTGT phổ biến.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- Quan sát về một số PTGT phổ biến.
- Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ.
- Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành.
- Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học.
- Sân bài bằng phẳng, trang phục cô và trẻ
gọn gàng.
- Sân trường và quang cảnh trong trường.
- Một số tranh, hình ảnh về một số PTGT phổ biến.
- Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề.
- Cô giới thiệu buổi dạo chơi
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi.” vừa quan sát quag cảnh sân trường.
- Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được…
- Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về một số PTGT phổ biến.
Cô cho trẻ hát bài “ đoàn tàu nhỏ xíu”.
Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức.
Cô hướng dẫn trẻ cách phân biệt các PTGT.
-Giáo dục trẻ về cách giữ gìn cho các PTGT.
-Cô đọc câu đố về các PTGT
Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
-Cô giúp trẻ thuộc, nhớ lại những bài hát, thơ, truyện đã được học
-Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề
Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
“ Ô tô Và chim sẻ
- Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp, ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ.
- Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ.
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn cho trẻ.
Luật chơi:các con chim sẻ khi thấy ô tô thì phải bay lên, nếu con chi nào bị ô tô đụng phải, sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: 1 trẻ làm ô tô ngồi ở góc phòng. Số trẻ còn lại làm ô tô. Các con chim bay xuống đường nhặt thóc, miệng kêu chích chích” khi nghe thấy ô tô bíp còi “ bíp bíp.’’ Thì các con chim phải bay nhanh ra khỏi đường ô tô chạy. Nếu con chim nào bay chậm bị ô tô đụng phải thì ra ngoài một lần chơi.
TCVĐ:
“ Ô tô vào bến ”
Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú trong khi chơi
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ
- lá cờ màu sắc khác nhau
- Cô, trẻ gọn gàng dễ vận động
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 lá cờ, trẻ làm ô tô có màu sắc khác nhau, cô nói các ô tô chuẩn bị về bến đổ, khi nhìn thấy cô giô lá cờ màu gì thì ô tô có màu đó vào bến
TCVĐ:
“ Các PTGT và nơi hoạt động ”
Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ.
Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ.
Biết phân biệt các loại PTGT theo nơi hoạt động của chúng.
3 bảng to vẽ khung cảnh bầu trời, đường đi, mặt nước.
Các lô tô hoặc tranh ảnh, các PTGT chia đều vào 3 khay.
Luật chơi: Gắn các PTGT vào nơi hoạt động của chúng, các PTGT gắn không đúng nơi hoạt động sẽ không được tính.
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội bằng nhau, đứng thanh 3 hàng dọc. Khi có tiếng nhạc, bạn đứng đầu tiên của từng hàng chạy lên chọn một PTGT gắn vào đúng nơi hoạt động của phương tiện đó rồi chạy về chạm vào tay của bạn tiếp theo. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết. Khi nào có tín hiệu dừng chơi, đội nào gắn được nhiều PTGT nhất sẽ đoạt giải nhất, những PTGT gắn sai không được tính và bị loại.
TCVĐ
“ kéo co”
Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú trong khi chơi
-Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
Cách chơi:
chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc , hai trẻ đứng đầu cầm vào dây, khi có hiệu lệnh của cô tất cả trẻ kéo mạnh dây về phía mình, nếu trẻ đứng đầu bước qua vạch thì đội đó thua
luật chơi: bên nào dẫm vào vạch trước là thua cuộc
CHƠI TỰ DO:
Chơi với đồ chơi
có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo
Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi
-Giấy sỏi, lá cây…
-Đồ chơi có sẵn
-Đồ chơi mang theo
Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.
Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay .
HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:
GÓC
CHƠI
TÊN TRÒ
CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
Góc chơi đóng vai
- Gia đình.
- Cửa hàng bán các ptgt, bán phụ tùng xe, bán vé...
- Bác sĩ
- Cô giáo
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : gia đình tổ chức đi du lịch, cha mẹ biết chăm sóc con, đi mua xe máy...
- Trẻ biết thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Tự rủ bạn cùng chơi tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận.
- Biết thể hiện hành động vai chơi.
- Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, vải vụn các màu, quần áo, đồ dùng một số đồ chơi nấu ăn
- Một số đồ chơi bánhàng ( xe máy, xe ô tô...), đồ chơi cô giáo.
- Một số đồ dùng bác sĩ thú y.
- Một số ống thuốc, lọ thuốc chữa bệnh cho vật nuôi.
- Trứng gà, trứng ốp lết, gà quay, thịt nướng.
1/ Thảo luận :
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ giao thông”, cô cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về “một số PTGT phổ biến”
- Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào?
Hôm nay các mẹ sẽ làm gì? Thế có định đưa con đi đâu chơi không? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng mời khách mua hàng cho các cô bán hàng. Cô giáo sẽ dạy các cháu đọc thơ hay kể chuyện? Đọc, kể những bài thơ, câu chuyện gì?... cô dạy trẻ một số kỹ năng dạy trẻ kể chuyện....
- Cô và trẻ trò chuyện về cấu trúc của bến xe như thế nào?, cho trẻ kể về những hiểu biết của trẻ về các mô hình bến xe và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiến trúc đó phải xây như thế nào? Cổng như thế nào? Cách sắp xếp các phần ra sao? Bao gồm mấy phần? ....Cô giáo cho trẻ về góc chơi góc chơi và giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Cô cho trẻ xem tranh ảnh, truyện tranh về các PTGT.
Cô gợi ý cho trẻ biết in hình, vẽ, tô màu, nặn, cắt dán....để tạo ra những chiếc xe máy, xe đạp, tàu lửa..., làm đồ chơi bằng giấy, phế liệu, lá cây, cọng rơm, vải, hột hạt.
Cô hướng dẫn cho trẻ chơi tranh lô tô, xếp hình, ghép hình về các PTGT.
Hướng dẫn trẻ gạch nối sự liên quan giữa hình với hình, từ – hình – chữ cái.
Gợi ý cho trẻ tô hình, chữ in, chữ cái, tập viết.
Xem tranh ảnh về các con vật, ghép hình, xếp hình về một số PTGT phổ biến.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
- Cho trẻ về góc chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận
2/ Qúa trình chơi:
-Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính như xây dựng, gia đình,..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú ....
- Ở góc tạo hình cô gợi ý để trẻ vẽ, cắt dán, xếp hình một số giai đoạn phát triển của cây. Làm vườn cây bằng len, rơm, vải vụn, mút xốp...
- Ở góc sách cô hướng dẫn trẻ xem truyện, tranh ảnh về vườn cây xanh và các điều kiện để giúp cây phát triển, nhận xét các nhân vật trong tranh.
- Ở góc thiên nhiên cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá, chăm sóc cá. Thả các vật nổi, chìm trong nước rồi tự nhận xét xem những vật nào nổi được trong nước. Tập đong nước vào các chai, so sánh chai đầy, chai vơi, nhận xét tính chất của nước..
- Ở góc âm nhạc, cô gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài hát có nội dung trong chủ đề.
- Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát có nội dung về PTGT và Luật giao thông.
- Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật.
- Cô chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi.
3/ Nhận xét :
- Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi)
- Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi
- Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau.
Góc chơi xây dựng
Xây dựng bến xe
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu , đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình là xây bến xe.
- Biết XD cùng các bạn.
- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép
- Vật liệu xây dựng: cây, que, các loại hình khối bằng gỗ, nhựa gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa .
- Sưu tầm tranh ảnh về các bến xe.
- Các đồ chơi hình các PTGT.
Góc tạo hình
Tô màu , xé dán, vẽ…tranh ảnh về một số ptgt Phổ biến.
- Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về các PTGT.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
- Biết xếp hột hạt tranh về các PTGT.
- Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
-Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp…
-Tranh vẽ, tranh xé dán, hột hạt về cac PTGT.
- bút chì đen, màu, hồ dán, giấy màu…
- hột , hạt, que..
Góc Sách
- Làm sách, tranh về các PTGT
- Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn
Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách.
- Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập
- Giấy, bút chì, hồ dán…
- Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ…
- Tranh ảnh có nội dung về các PTGT, lô tô về các PTGT
- Trò chơi luyện chữ cái…
Góc Khám Phá Khoa học
- Trồng cây, chăm sóc cây.
Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên.
Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây.
-Cát nước, đất nặn, mẫu gỗ
-Các loại củ, rau, hạt
-Giấy để trẻ gấp thuyền
- Cây, con vật trong góc thiên nhiên.
- Dụng cụ để tưới cây, xới cây..
Góc âm nhạc
Bé làm ca sĩ
- Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
- Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục
**************************************
Thứ 2 ngày 25 tháng 03 năm 2013
HĐCCĐ : KPKH
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ PTGT PHỔ BIẾN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết về các phương tiện giao thông. Trẻ biết được lợi ích của các phương tiện giao thông đối với đời sống
Rèn kỹ năng quan sát, chú ý có chủ định
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và vệ sinh các PTGT sạch sẽ, hứng thú tham gia vào hoạt động.
II . CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô : giáo án powerpoint, tivi, đầu đĩa, máy vi tính, đầu lọc..
Đồ dùng của trẻ : Tranh lô tô về các PTGT phổ biến.
III . CÁCH TIẾN HÀNH .
HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chuyện - dẫn dắt giới thiệu bài
Cả lớp hát bài “em tập lái ô tô” cả lớp hát 1 lần
Các con vừa hát bài hát có tựa đề gì ?
Bài hát nói về gì?
Sáng nay ai đưa con đi học?
Con đi hợc bằng gì?
Cô đàm thoại dẫn dắt giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2 : Quan sát và đàm thoại theo tranh:
Cô cho trẻ quan sát các loại phương tiện giao thông:
Phương thiện giao thông đường bộ
Tranh vẽ gì ?
Các loại xe ô tô?
Các con hãy kể cho cô nghe những loại xe ô tô mà các con thấy và biết?
Cô hỏi trẻ về đặc điểm cấu tạo xe ô tô
Cô cho trẻ quan sát phương tiện giao thông đường biển : thuyền, tàu, ca nô
Cô hỏi trẻ về đặc điểm cấu tạo của chúng
Cô cho trẻ quan sát phương tiện giao thông đường hàng không : máy bay, trực thăng..
Cô hỏi trẻ về đặc điểm cấu tạo và ích lợi của chúng
Cô cho trẻ quan sát phương tiện giao thông đường sắt : tàu lửa
Cô hỏi trẻ về đặc điểm cấu tạo của chúng
Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng biết ơn ông bà bố mẹ
cô giáo dục trẻ khi đi đường phải biết tuân theo luật giao thông đi đường
HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi : Đèn xanh đèn đỏ
Cô giới thiệu cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi
Cô tiến hành cho trẻ chơi 3 – 4 lần
Trẻ chơi xong cô cho trẻ nhận xét
Kết thúc : Hát “đường em đi” . Cho trẻ ra chơi
*****************************************
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
**********************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HƯỚNG DẪN TCVĐ “ Ô TÔ VÀ CHIM SẺ”
MỤC ĐÍCH:
Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ. Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp, ngôn ngữ cho trẻ.
Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ.
Giáo dục trẻ tham gia vào hoạt động tích cực, hứng thú
CHUẨN BỊ:
Sân sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn cho trẻ.
Mũ chim sẻ đủ cho trẻ.
1 vô lăng xe.
TIẾN HÀNH:
Cô tập trung trẻ, cho trẻ đi vòng tròn và hát bài “ em tập lái ô tô”
Cô nói: khi các chú tài xế tập lái xe phải lái cẩn thận, vì trên đường có rất nhiều xe khác và người đi bộ nữa. Có những đoạn đường, có rất nhiều chim sẻ đậu xuống đường kiếm ăn đấy. Khi các chú lái xe tới thì các chú chim sẻ bay lên không để ô tô đụng. Hôm nay cô sẽ cho cả lớp chúng ta chơi trò chơi “ ô tô và chim sẻ” nhé.
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Luật chơi:các con chim sẻ khi thấy ô tô thì phải bay lên, nếu con chi nào bị ô tô đụng phải, sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: 1 trẻ làm ô tô ngồi ở góc phòng. Số trẻ còn lại làm ô tô. Các con chim bay xuống đường nhặt thóc, miệng kêu chích chích” khi nghe thấy ô tô bíp còi “ bíp bíp.’’ Thì các con chim phải bay nhanh ra khỏi đường ô tô chạy. Nếu con chim nào bay chậm bị ô tô đụng phải thì ra ngoài một lần chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi. Đổi vai chơi cho trẻ.
Để điều chỉnh được vô lăng xe giỏi thì chúng ta phải có đôi tay rắn chắc và khỏe mạnh. Muốn được vậy thì chúng ta phải tập các bài tập giúp đôi cánh tay chúng ta thêm chắc khỏe đấy. Trong đó có bài tập “ đi, đập, bắt bóng bằng 2 tay” là bài tập sẽ giúp cho đôi bàn tay chúng ta thêm khỏe mạnh đấy. Ngày mai cô sẽ dạy cho lớp chúng ta cùng nhau tập bài vận động đó nhé.
Cô cho trẻ ra vệ sinh.
**********************************
Vệ sinh – Bình cờ - Trả trẻ
*****************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những thay đổi cần thiết:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
**********************************
Thứ ba ngày 26 tháng 03 năm 2013
HĐCCĐ: TDKN
Đề tài : Đập và bắt bóng bằng 2 tay
I/Mục đích yêu cầu :
Trẻ đập và bắt bóng bằng 2 tay. Hiểu luật chơi của trò chơi “ cáo và thỏ”
Rèn luyện kỹ năng nhịp nhàng vận động của cánh tay bàn tay .Cháu biết đập và bắt bóng đúng kỹ thuật không làm rơi bóng
Giáo dục trẻ tham gia hứng thú vào hoạt động.
II/ Chuẩn bị
Sân tập bằng phẳng, an toàn cho trẻ
Bóng, rổ, khăn, sân sạch, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*/Khởi động : Cùng cô khởi động.
- Đi, chạy các kiểu theo đội hình vòng tròn rồi về đội hình 3 hàng ngang để tập thể dục.
Các con ơi ? muốn khỏe mạnh các con phải làm gì ?
- Vậy hôm nay các con cùng nhau thi đập và bắt bóng xem đôi tay ai khỏe nhé.
*/Trọng động :
Bài tập phát triển chung: Tập các động tác thể dục kết hợp bài hát “ em đi bơi thuyền”
Vận động cơ bản : Cùng nhau thi tài .
Cô làm mẫu giải thích rõ ràng , hai tay cô cầm bóng đập mạnh xuống sàn mắt nhìn theo bóng chờ bóng nảy lên và bắt lấy bóng, không làm rơi xuống đất, đập , bắt bóng liên tục 4 lần liên tiếp không để rơi bóng.
Cô cho vài cháu lên làm thử cháu nào đúng thì cho cháu làm lại lớp xem
Thực hành thi đua 3 tổ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi : “ cáo và thỏ”
Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
*/ Hồi tĩnh :
Đi nhẹ nhàng vòng quanh hít thở sâu
*****************************************************
- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
***************************************************
Hoạt động chiều
HĐCCĐ : LQVH
ĐỀ TÀI : Truyện “chiếc đầu xe lửa tốt bụng”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Trẻ nắm bắt được trình tự và diễn biến câu chuyện. Trẻ thể hiện cảm xúc, biết lắng nghe cô kể chuyện.
Phát triển khả năng tưởng tượng và khả năng suy đoán và ngôn ngữ mạch lạc.
Giaó dục trẻ biết tham gia hoạt động cùng tập thể , bàn bạc và thảo luận trong nhóm chơi.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh truyện “ Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”
giáo cụ; tranh phông, nhân vật rời, mặt nạ nhân vật, bút.
5 tranh minh hoạ nội dung truyện.
Thuộc bài hát “Em tập lái ô tô”.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn định trò chuyện
Cô cho trẻ hát : lái ô tô
Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh trong bài hát“ Nói lên những hình ảnh trong bài hát mà trẻ biết …
Dẫn dăt giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2 :
Kể chuyện : chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng
Giới thiệu tên chuyện ,tên tác giả
Lần 1 : cô kể diễn cảm bằng cử chỉ điệu bộ
Lần 2 : Cô kể kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa
Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện
Cô hỏi trẻ trong câu chuyện có những nhân vật nào
Công việc của những nhân vật đó
Đầu máy xe lửa làm gì?
Lần 3 : cô kể cho trẻ nghe lần nữa
Cô cho trẻ bắt chước công việc của những nhân vật trong truyện
Cô giáo dục trẻ qua nội dung câu chuyện
H OẠT ĐỘNG 3 :
Trò chơi : ai tô nhanh
Cô cho trẻ tô tranh các nhân vật trong câu chuyện, thi xem bạn nào nhanh thì được thưởng
Trẻ tô xong cô cho trẻ nhận xét về các bức tranh con vật mà trẻ tô.
Kết thúc : cho trẻ hát múa bài : đường và chân
**********************************
Vệ sinh – Bình cờ - Trả trẻ
*****************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
....................................................................................
File đính kèm:
- giao thong.doc