Mô đun TH16: Một số kĩ thuật dạy học ở tiểu học

NỘI DUNG THỨ SÁU: Một số kĩ thuật dạy học ở tiểu học: Gồm 15 tiết (Mã mô đun TH16)

 1.Mở đầu: Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp

1.Khái niệm: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sự phân biệt giữa KTDH và PPDH nhiều khi không rõ rang. Có thể hiểu rằng: Khi sử dụng PPDH ta cần phải có các kĩ thuật dạy học. Ví dụ: Khi sử dụng PP đàm thoại GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 73251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun TH16: Một số kĩ thuật dạy học ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Tháng 1+2/2013 BÁO CÁO NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN. NỘI DUNG THỨ SÁU: Một số kĩ thuật dạy học ở tiểu học: Gồm 15 tiết (Mã mô đun TH16) 1.Mở đầu: Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp… 1.Khái niệm: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sự phân biệt giữa KTDH và PPDH nhiều khi không rõ rang. Có thể hiểu rằng: Khi sử dụng PPDH ta cần phải có các kĩ thuật dạy học. Ví dụ: Khi sử dụng PP đàm thoại GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi. 2. Kĩ thuật đặt câu hỏi: Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Để đánh giá kết quả học tập của HS, HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. *Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học; 2.Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; 3.Đúng lúc, đúng chỗ; 4.Phù hợp với trình độ HS; 5.Kích thích suy nghĩ của HS; 6.Phù hợp với thời gian thực tế; 7.Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; 8.Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; 9.Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc. * Khi nêu câu hỏi cho HS cần chú ý: 1.Đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, với giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng. 2.Thu hút sự chú ý của HS trước khi nêu câu hỏi. 3.Chú ý phân bố hợp lí số HS được chỉ định trả lời. 4.Chú ý khuyến khích những HS rụt rè, chậm chạp. 5.Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng phù hợp với từng trường hợp. 6.Khi kiểm tra sử dụng câu hỏi đóng; 7. Khi cần mở rộng ý ta dùng câu hỏi mở. Ví dụ: Em có nhận xét gì về bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ? 8.Không nên nêu những câu hỏi quá đơn giản. Ví dụ : Đối với HS lớp 4, 5 mà GV nêu: Các em xem có mấy hình vẽ? Hoặc hỏi HS: Hiểu chưa? 2. Kĩ thuật dạy học theo góc: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. + Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề. *Áp dụng: Tổ chức học theo góc trong tiết ôn tập về toán. Góc HS giỏi; Góc HS còn yếu; Góc HS trung bình đến khá 3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực. *Mục đích: Cập nhật và hệ thống hoá một số kĩ thuật trong lắng nghe và phản hồi tích cực, áp dụng vào dạy học các môn học. A. Lắng nghe tích cực *Đặc tính: Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống. *Kỹ năng lắng nghe tích cực không phải là một kỹ năng bẩm sinh của mỗi người. Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác, phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng nhận ra giá trị trong mọi cuộc đối thoại bạn tham gia. *Có thể dùng để: Thu thập, phân tích thông tin, hiểu biết, giải trí và học hỏi. Cảm thông trong những mối quan hệ giữa người với người. 1.Thế nào là lắng nghe tích cực? Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống 2.Cách thực hiện: Lắng nghe bao gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp: - Tham dự: Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép. - Diễn giải (phân tích thông tin): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến, kỳ vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bạn. - Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này. - Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường những nhận xét của diễn giả. - Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói. Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó. *Đối với HS tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, muốn các em lắng nghe tích cực, GV phải có kĩ thuật. + Nghĩa là phải tạo cho các em có đầy đủ thể chất và tinh thần. + Tạo khí thế học tập cho HS ngay từ đầu tiết học: Lời nói, cử chỉ, ánh mắt thân thiện; Không nên quở trách, răn dạy, bắt phạt, v.v… + Giới thiệu bài hấp dẫn + Khi giảng bài không nên đi lại nhiều + Giọng nói của GV phải phù hợp + Khi HS có biểu hiện mệt mỏi, GV phải tổ chức cho các em thư giãn B. Phản hồi tích cực: Cách thực hiện: Đối với HS tiểu học, GV cần có thái độ khuyến khích HS phản hồi bằng giọng nói, cử chỉ nhẹ nhàng, đánh giá ý kiến của HS trên tinh thần động viên, khen những ý kiến đúng. Phương pháp trò chơi trong đổi mới PP dạy học ở Tiểu học Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 4.Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 1.Quy trình thực hiện Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 2. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. 3. Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 2.Ưu điểm - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. 3.Nhược điểm: - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. Một số điều cần lưu ý Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học. 4.Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau: - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ - Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 4. Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác: Các lí do áp dụng kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; Tăng cường hiệu quả học tập; Tăng cường trách nhiệm cá nhân; Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau; Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm *Một số kĩ thuật DH mang tính hợp tác. 1. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” a. Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”? Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: 1- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; 2- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; 3- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 2.Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm) - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. Cách tổ chức: Kĩ thuật khăn trải bàn: - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm. - Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. - Treo SP, trình bày. *Đối với chương trình tiểu học, GV chọn những nội dung phù hợp để tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn. Ví dụ 1 : Bài Năng lượng (Khoa học 5) Yêu cầu bài tập : Hãy nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc, … (câu hỏi này có nhiều đáp án) Ví dụ 2 : Bài Mở rộng vốn từ : Công dân (LT&C lớp 5) Bài tập 2 : Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: Công cộng, công bằng, … Công có nghĩa là của Nhà nước b) Công có nghĩa là “không thiên vị Ví dụ 3: Bài Sự biến đổi hóa học. Yêu cầu: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học ? Tại sao? + Nếu có ghế rời thì có thể tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn. 2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”? Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: + Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp + Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1 Hoạt động theo nhóm 3 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C). Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm VÒNG 2: Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3) Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết Lời giải được ghi rõ trên bảng Ví dụ Chủ đề: Câu tiếng Việt: * Vòng 1: Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa * Vòng 2: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ. (Duy Nhất - Sưu tầm)

File đính kèm:

  • docnhat Mot so ki thuat day hocTH16.doc
Giáo án liên quan