Môi trường xung quanh - Hoạt động 1: trò chuyện về gia đình của bé

I. Mục Đích – Yêu Cầu:

- Trẻ hiểu trong gia đình có các thành viên: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị và công việc của mỗi thành viên trong gia đình.

- Diễn đạt thành câu nói rõ ràng để kể về gia đình của bé.

- Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng những người thân trong gia đình.

 

II. Các Hoạt Động Trong Ngày:

1. Đón Trẻ, Trò Chuyện Đầu Giờ, Điểm Danh, Thể Dục Sáng:

 - Cô đón trẻ và trò chuyện với trẻ về gia đình của mình.

 - Trò chuyện về tên các thành viên trong gia đình “tên trẻ, ba mẹ, anh chị em trong gia đình ”

2. Hoạt Động Học Có Chủ Đích.

a. Chuẩn bị:

-Trò chuyện với trẻ về công việc của người thân và làm quen dáng điệu của người thân trước đó.

-4 con rối: Ông, Bố, Mẹ, Dì (rối ngón tay).

-Băng nhạc, máy Cassette, bài hát: Ru con và một số bài hát về bố mẹ

 Tích Hợp: Âm Nhạc “Cả Nhà Thương Nhau” “Cháu Yêu Bà”

 

b. Phương Pháp:

µ Dùng lời để hướng dẫn trẻ thực hiện.

µ Quan sát tranh gia đình bé.

c. Tiến trình tổ chức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 36909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường xung quanh - Hoạt động 1: trò chuyện về gia đình của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Hoạt động 1: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ Mục Đích – Yêu Cầu: - Trẻ hiểu trong gia đình có các thành viên: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị… và công việc của mỗi thành viên trong gia đình. - Diễn đạt thành câu nói rõ ràng để kể về gia đình của bé. - Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng những người thân trong gia đình. II. Các Hoạt Động Trong Ngày: 1. Đón Trẻ, Trò Chuyện Đầu Giờ, Điểm Danh, Thể Dục Sáng: - Cô đón trẻ và trò chuyện với trẻ về gia đình của mình. - Trò chuyện về tên các thành viên trong gia đình “tên trẻ, ba mẹ, anh chị em trong gia đình…” 2. Hoạt Động Học Có Chủ Đích. Chuẩn bị: -Trò chuyện với trẻ về công việc của người thân và làm quen dáng điệu của người thân trước đó. -4 con rối: Ông, Bố, Mẹ, Dì (rối ngón tay). -Băng nhạc, máy Cassette, bài hát: Ru con và một số bài hát về bố mẹ… Tích Hợp: Âm Nhạc “Cả Nhà Thương Nhau” “Cháu Yêu Bà” b. Phương Pháp: Dùng lời để hướng dẫn trẻ thực hiện. Quan sát tranh gia đình bé. c. Tiến trình tổ chức: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: Kể chuyện về gia đình °Yêu cầu: Trẻ kể về bố, mẹ, ông, bà, anh, chị… cô bác, dì cậu (nếu có) về công việc và đặc điểm nổi bật của thành viên trong gia đình. °Tiến hành: - Cô giới thiệu mình cùng đến thăm gia đình bạn Bi nhé! Sử dụng rối bé Bi: “Bi chào các bạn” “Nhà của Bi có nhiều người lắm, các bạn có muốn làm quen không! Bi giới thiệu nhé!” - Cô đưa từng con rối để giới thiệu về gia đình của Bé Bi. VD: Nhà Bi có ai đây? Đây là ông, ông Bi đã già, nên không đi làm, ông có râu và tóc bạc trắng, ông thích chăm sóc cây cảnh. “Đố các bạnh đây là ai? Bố Bi đó, Bố làm tài xế, khi làm việc bố hay đeo kính, đi làm về bố thích đọc báo và buổi sáng chở Bi đến trường”. “Còn ai đây? Mẹ xách giỏ để làm chi vậy?” Mẹ đi chợ đấy, mẹ thường hay đi chợ và nấu ăn cho cả nhà, Mẹ còn tắm và giặt quần áo cho Bi nữa đấy”. (Sau khi giới thiệu các thành viên của nhà Bi rồi cho trẻ giới thiệu về gia đình trẻ. “Bi kể xong rồi, Bi cũng muốn được nghe kể về gia đình của các bạn, các bạn kể cho Bi nghe đi!”. - Trong khi trẻ kể cô có thể đặt câu hỏi gợi mở để trẻ có thể kể được về gia đình trẻ. + Gia đình con có những ai? + Bố (mẹ) con làm nghề gì? + Ở nhà bố mẹ con thường làm việc gì? + Buổi tối gia đình con làm gì? Hát múa: “Cả nhà thương nhau”. Hoạt động 2: Trò ch ơi a. Trò chơi “Con yêu ai” * Yêu cầu: Trẻ nói được tên thành viên mà trẻ yêu mến và vì sau trẻ yêu. * Cách chơi: Trẻ xòe tay trước mặt, Cô đi đập nhẹ vào tay trẻ và hát “Nếu hỏi rằng em yêu ai” tới chữ “ai” rơi vào tay bé nào bé nói người bé yêu nhất, vì sao b. Trò chơi: “Tạo dáng”. * Yêu cầu: Trẻ mô phỏng hành động dáng vẻ của người thân, mô tả được hành động đó. * Cách chơi: Cô cho trẻ nghe băng hoặc nghe cô hát 1 đoạn bài hát có thành viên nào thì trẻ mô phỏng động tác của thành viên đó. VD: Nghe bài “Ru con”: Trẻ làm động tác mẹ ru con và nói đó là mẹ. Nghe bài “Bà ơi bà”: Trẻ làm động tác bà đi lưng còng, nói đó là bà. + Lần 1: Chơi cả lớp. + Lần 2: Chơi cá nhân. + Lần 3: Trẻ lên chơi sẽ rút thăm hình, đúng hình nào thì trẻ mô phỏng hành động dáng vẻ của người trong gia đình. Trẻ ở dưới đoán đó là ai? Đang làm gì - Trẻ đi cùng cô, gọi bạn Bi - Các bạn chào Bi - Trẻ quan sát cô giới thiệu - Trẻ trả lời khi cô hỏi. - Cháu kể về gia đình theo gợi ý của cô kết hợp giới thiệu hình ảnh của gia đình mình mà bé mang vào. - Trẻ tự kể, cho 1 vài bé kể - Trẻ tự nói theo ý. - Trẻ tham gia trò chơi và thể hiện tình cảm của trẻ đối với người thân - trẻ nói theo cảm nghĩ của trẻ. VD: Trẻ nói yêu Bố, vì Bố chở con đi học… 3. Hoạt Động Ngoài Trời - Cho trẻ dạo quanh sân trường, nhặt hoa lá làm đồ chơi, xếp thành nhiều ngôi nhà. - TCVĐ: “Tạo dáng” - Chơi tự do 4. Hoạt Động Góc °Góc chơi Xây Dựng : “Xây nhà có nhiều phòng” -Yêu cầu: + Biết sử dụng các vật liệu khác nhau: gạch xây dựng, hàng rào, cây hoa, cỏ để xây dựng công trình + Trẻ biết chơi cùng nhau và biết tôn trọng công trình mình đã làm ra - Chuẩn bị: + Các vật liệu xây dựng + Khối vuông hình tròn, tam giác, chữ nhật ….cây xanh - Tổ chức thực hiện: + Cô gợi ý để trẻ xây dựng nhà có công viên, xây nhà nhiều phòng, nhiều tầng có vườn hoa, áo cá, cây xanh. + Cô bao quát gợi ý để trẻ tham gia chơi. Trẻ biết chia các khu vực để xây + Kích thích trẻ chơi sáng tạo 5. Vệ Sinh-Aên Trưa-Ngủ Trưa-Aên Phụ Chiều Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ. -Trẻ biết mời cô, mời bạn trước giờ ăn/ Trẻ ngủ ngon giấc. -Chè đậu xanh. 6. Họat Động Chiều - Oân một số bài thơ đã học - Giáo dục dinh dưỡng: Dạy trẻ hiểu ích lợi của việc ăn rau đối với cơ thể và biết tên một số loại rau thông thừơng III. ĐÁNH GIÁ: Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày a. Nội dung chưa dạy được và lý do: b. Những thay đổi cần thiết: 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm chăm sóc, giáo dục:

File đính kèm:

  • docMTXQ.doc