Môn công nghệ hiện hành ở trường Phổ thông

NỘI DUNG

I. Môn “Kỹ thuật” hay môn “Công nghệ”?

II. Vị trí và mục tiêu của môn học Công nghệ

III. Kế hoạch dạy học và các mạch nội dung chính của môn học

IV. Vì sao trong dạy học môn Công nghệ cần quan tâm đến yếu tố kinh doanh?

Kết luận

(i) Kỹ thuật là một yếu tố, bộ phận của công nghệ; nghĩa là công nghệ có đối tượng nghiên cứu rộng hơn kỹ thuật.

(ii) Việc chuyển tên môn học từ “Kỹ thuật” thành “Công nghệ” là nhằm thể hiện tính khái quát, phổ thông của môn học này.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn công nghệ hiện hành ở trường Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN CÔNG NGHỆ HIỆN HÀNH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Văn Khôi ĐT: 0903268448 Email: khoinv@hnue.edu.vn MỤC TIÊU 1. Hệ thống lại một số quan niệm liên quan đến môn “Kỹ thuật” trước đây và môn “Công nghệ” hiện nay ở trường phổ thông 2. Giải thích: Vì sao trong dạy học môn Công nghệ cần quan tâm đến yếu tố kinh doanh? NỘI DUNG I. Môn “Kỹ thuật” hay môn “Công nghệ”? II. Vị trí và mục tiêu của môn học Công nghệ III. Kế hoạch dạy học và các mạch nội dung chính của môn học IV. Vì sao trong dạy học môn Công nghệ cần quan tâm đến yếu tố kinh doanh? I. “Kỹ thuật” hay “công nghệ” Kỹ thuật Công nghệ Tập hợp các tư liệu và phương tiện hoạt động của con người được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội Những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động nào đó. Tập hợp các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một dạng sản phẩm nào đó; sự tác động ấy thường phải thông qua các phương tiện vật chất (máy móc, thiết bị, công cụ...). Dưới góc độ quản lý, CN gồm các yếu tố: máy móc, thiết bị kỹ thuật (phần cứng); thông tin về quy trình, bí quyết sản xuất (phần mềm); trình độ kỹ năng tay nghề của người lao động; tổ chức, quản lý, điều hành. Kết luận (i) Kỹ thuật là một yếu tố, bộ phận của công nghệ; nghĩa là công nghệ có đối tượng nghiên cứu rộng hơn kỹ thuật. (ii) Việc chuyển tên môn học từ “Kỹ thuật” thành “Công nghệ” là nhằm thể hiện tính khái quát, phổ thông của môn học này. Công nghệ với tư cách là một môn học Theo TĐ Giáo dục học, tr 56: “Bộ môn trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông ở bậc Tiểu học và Trung học có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức ban đầu và rèn luyện các kỹ năng lao động tối thiểu trong cuộc sống tự lập làm cơ sở việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp về sau” Công nghệ với tư cách là một môn học “Nội dung của môn Công nghệ bao gồm các lĩnh vực lao động thường gặp như: lao động thủ công, lao động kỹ thuật đơn giản, lao động dịch vụ sinh hoạt, lao động nông nghiệp, lao động gia đình v.v; trong đó HS được giới thiệu làm quen với thực tiễn về các quan hệ giữa người với người, giữa người với các công cụ lao động, với các đối tượng lao động, với công nghệ sản xuất - dịch vụ, với môi trường thiên nhiên v.v trong cả quá trình lao động và qua đó hình thành thói quen và kỹ năng lao động tự phục vụ, tiến tới tự lập nghiệp khi trưởng thành” III. VỊ TRÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 2.1 Vị trí và ý nghĩa của môn học Công nghệ là môn học ứng dụng kiến thức của Toán, Vật lý, Sinh học, Hóa học vào sản xuất và đời sống nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động. 2.1 Ý nghĩa của môn học Môn Công nghệ giúp học sinh làm quen với một số quy trình công nghệ chủ yếu, một số ngành, nghề phổ biến của đất nước, để góp phần định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội cũng như với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của cá nhân 2.2 Mục tiêu của môn học Mục tiêu chung của môn Công nghệ Học hết chương trình môn Công nghệ, học sinh cần phải đạt được: 1.1 Kiến thức - Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kỹ thuật và công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như công – nông – lâm – ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh. - Bước đầu hình thành được tư duy công nghệ, tư duy kinh tế. Mục tiêu của môn học (tt) 1.2. Kỹ năng - Hình thành được một số kỹ năng lao động nghề nghiệp đơn giản, cơ bản, cần thiết thuộc các lĩnh vực nêu trên - Hình thành kỹ năng học tập môn Công nghệ 1.3. Thái độ - Có thói quên làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường; bước đầu hình thành được tác phong công nghiệp. - Có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu về nghề nghiệp III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 1. Kế hoạch (trang 8 tài liệu hướng dẫn) 2. Các mạch nội dung chính ở Trung học Lớp Các mạch nội dung 6 Kinh tế gia đình (70 tiết) (may mặc; trang trí nhà ở; nấu ăn trong gia đình; thu chi trong gia đình) 7 Nông - Lâm - Ngư nghiệp (52,5 tiết) (trồng trọt; lâm nghiệp; chăn nuôi; thuỷ sản) 8 Công nghiệp (52,5 tiết) (vẽ kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện) Các mạch nội dung chính (tt) Lớp Các mạch nội dung 9 Học theo các Modul (35 tiết) (tự chọn trên các lĩnh vực kinh tế gia đình; nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp) 10 Nông - lâm - ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp (52,5 tiết) (quản trị kinh doanh; trồng trọt, lâm nghiệp đại cương; chăn nuôi thuỷ sản đại cương; bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản) Các mạch nội dung chính (tt) Lớp Các mạch nội dung 11 Công nghiệp (52,5 tiết) (vẽ kỹ thuật; chế tạo cơ khí; động cơ đốt trong và ứng dụng) 12 Công nghiệp (35 tiết) (kỹ thuật điện tử; kỹ thuật điện) - CT mang tính đòng tâm - Làm cơ sở cho CT Nghề Nhận xét Môn Công nghệ ở trường phổ thông hiện nay còn đang ở trình trạng “góp gạo thổi cơm chung” giữa ba môn học trước đây: Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghệp, Kỹ thuật phục vụ với một số cải tiến bước đầu IV. Vì sao trong dạy học môn Công nghệ cần quan tâm đến yếu tố KD? 4.1 Kinh doanh là gì? “Tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi” (TĐTV, tr 510) “Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Công nghệ 10) IV. Vì sao trong dạy học môn Công nghệ cần quan tâm đến yếu tố KD? 4.2 Doanh nghiệp là gì? CN 10: Là đơn vị kinh doanh, có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh Như vậy, doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình kinh tế khác nhau, thuộc các chủ sở hữu khác nhau (nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, công ty) Mối liên hệ giữa môn Công nghệ với KD? a) Công nghệ là một yếu tố, điều kiện của kinh doanh; đồng thời cũng là một phương tiện, đối tượng trong kinh doanh b) Hiểu biết cơ bản về công nghệ là cơ sở, nền tảng cho người làm kinh doanh; nhất là các doanh nghiệp có tính chất sản xuất c) “Việc làm” và tự tạo việc làm đang là vấn đề “nóng” của mõi người, gia đình, cộng đồng và xã hội (khác với “làm việc”); trong đó có HS khi rời nhà trường Môn Công nghệ cần điều chỉnh những gì? Biết chấp nhận Biết thích ứng Biết điều chỉnh Hãy vui vẻ và thành công!

File đính kèm:

  • pptmon_cong_nghe_hien_hanh_o_truong_pho_thong.ppt